Tăng cường giám đốc xét xử, xây dựng án lệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh đối với tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (Trang 100 - 101)

7. Kết cấu luận văn

3.4.2. Tăng cường giám đốc xét xử, xây dựng án lệ

Đối với hoạt động tố tụng hình sự, định tội danh được xem là quá trình cơ bản của tố tụng hình sự trong việc xác định sự thật khách quan, xác định hành vi trong vụ án có tương đồng với quy định của PLHS và trình tự, thủ tục giải quyết hành vi phạm tội nêu trên. Mỗi hoạt động tố tụng trong quá trình định tội danh được thực hiện là mỗi biện pháp pháp lý, thông tin vụ việc được khai sáng và định hướng, do vậy cần thiết phải xây dựng được một hoạt động tố tụng hình sự công khai, minh bạch và hiệu quả trong công cuộc đấu tranh, phòng ngừa và xử lý tội phạm. Để hoạt động này có thể đạt được những hiệu quả tốt nhất, sự cần thiết của công tác giám sát xét xử, giám sát hoạt động định tội danh là vô cùng cần thiết. Các hoạt động trong quá trình định tội danh này không chỉ là các thủ tục tư pháp hình sự thông thường mà nó còn là sự thể

hiện vai trò, chức năng của nhà nước trong công tác bảo đảm quyền và lợi ích cho công dân, đồng thời thể hiện khả năng phòng chống và xử lý tội phạm của Nhà nước. Chính vì vậy, pháp luật hình sự cần xem xét tăng cường hoạt động giám sát của các cơ quan đại diện của người dân. Theo đó, sự giam sát này cần được thực hiện với mục đích giám sát sự tuân thủ áp dụng hiệu quả PLHS có liên quan đến quá trình định tội danh đối với tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, đồng thời tiến hành giám sát hiệu quả và tác động của quá trình định tội danh đến hoạt động giải quyết vụ án. Đặc biệt, sự cần thiết của việc giám sát hoạt động xét xử trong quá trình định tội danh cũng cần được nâng cao, tránh trường hợp xuất hiện các hành vi vi phạm khiến cho xuất hiện các hậu quả pháp lý như oan sai, xâm phạm đến quyền và lợi ích của các chủ thể hoặc không đảm bảo được quyền và lợi ích của người bị hại,…

Ngoài ra, trong thời gian gần đây, xu hướng xây dựng nguồn pháp luật đang được rộng mở theo hướng phát triển các nguồn pháp luật ngoài các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là án lệ. Với trọng tâm là lẽ công bằng, án lệ được hình thành và xây dựng trong quá trình giải quyết các vụ án chưa có quy định pháp luật điều chỉnh hoặc pháp luật điều chỉnh chưa rõ ràng. Do đó, đối với tình trạng tội phạm bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật như hiện nay, tình hình tội phạm có nhiều diễn biến phức tạp, khả năng dự liệu và bao quát của PLHS chưa thể nắm bắt và sửa đổi phù hợp với diễn biến tình hình của tội phạm này. Vì vậy, cần phải tiến hành xây dựng án lệ về các vụ án bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, làm cơ sở để giải quyết các vụ việc tương tự chưa được pháp luật điều chỉnh phù hợp, đồng thời góp phần hoàn thiện nguồn pháp luật và hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định tội danh đối với tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (Trang 100 - 101)