Hợp đồng vô danh theo pháp luật Việt Nam hiện hành

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vô danh 07 (Trang 40)

Ở nước ta, chế định hợp đồng trong BLDS cũ (tức BLDS năm 1995) chỉ tập trung điều chỉnh các vấn đề về HĐDS với cách hiểu là hợp đồng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Do đó, HĐDS theo BLDS cũ năm 1995 có phạm vi khá hạn hẹp. Đến năm 2005, với cách tiếp cận mới, phạm vi áp dụng của BLDS 2005 mở rộng ra cả các lĩnh vực kinh tế, thương mại, lao động thì chế định về HĐDS cũng được mở rộng tương ứng và được áp dụng rộng rãi không chỉ đối với các quan hệ dân sự thông thường mà còn với các quan hệ lao động hay thương mại. Tinh thần vẫn đó vẫn đươ ̣c tiếp nối trong BLDS sửa đổi 2015.

Trở lại với các quy định pháp lý trước thời điểm ra đời của BLDS năm 2005, có thể thấy căn cứ vào mục đích, chủ thể, nội dung và một số yếu tố khác, pháp luật phân biệt hợp đồng thành ba loại chủ yếu là HĐDS (do BLDS điều chỉnh), hợp đồng kinh tế (do Pháp lê ̣nh hợp đồng kinh tế trước đây và LTM hiện hành điều chỉnh) và hơ ̣p đồng lao đô ̣ng (do pháp luật về lao động điều chỉnh) nhằm xác định chính xác việc áp dụng văn bản pháp luật có liên quan, cũng như cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, sự phân biệt trên đã dẫn đến nhiều khó khăn trong việc áp dụng pháp luật và gây chậm trễ trong quá trình giải quyết các tranh chấp về hợp đồng, không bảo vệ được tuyệt đối quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng. Khắc phục nhược điểm trên, đồng thời học hỏi kinh nghiệm, tinh hoa của các nước trên thế giới để có thể tham khảo có chọn lọc phù hợp với điều kiện kinh tế – văn hoá – xã hội của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và đáp ứng được các yêu cầu trong quá trình hội nhập với các nước, BLDS năm 2005 (từ Điều 388 đến Điều 427) đã mở rộng phạm vi điều chỉnh trên tinh thần quán triệt quan điểm xây dựng các quy định về HĐDS thành nền tảng cho pháp luật về hợp đồng, thành các quy định gốc về hợp đồng, thống nhất pháp luật về vấn đề này. Từ đây, tạo cơ sở cho các loại hợp đồng nói chung, không phân biệt HĐDS, hợp đồng kinh tế hay hơ ̣p đồng thương ma ̣i ; các văn bản pháp luật khác chỉ quy

định các đặc thù trong các hợp đồng chuyên biệt, nếu có hay nói cách khác trong trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định cụ thể về hợp đồng thì ưu tiên áp dụng các quy định riêng về hợp đồng đó. Còn không, BLDS phải được coi là luật chung điều chỉnh về hợp đồng.

Điều 406, 407 BLDS 2005 quy đi ̣nh sáu loa ̣i hợp đồng dân sự chủ yếu như sau:

- Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau; - Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ;

- Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ;

- Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính; - Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó;

- Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.

- Hơ ̣p đồng mẫu: là hợp đồng gồm những điều khoản do một bên đưa ra theo mẫu để bên kia trả lời trong một thời gian hợp lý; nếu bên được đề nghị trả lời chấp nhận thì coi như chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng theo mẫu mà bên đề nghị đã đưa ra.

Ngoải ra, căn cứ vào hình thức , hợp đồng có thể chia thành hợp đồng giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoă ̣c bằng hành vi cu ̣ thể (Điều 401, BLDS 2005).

Như vâ ̣y, Bô ̣ luâ ̣t d ân sự 2005 với tư cách là luâ ̣t tư chung cho mo ̣i quan hê ̣ dân sự, thương ma ̣i không sử du ̣ng cách phân loa ̣i hợp đồng vô danh và hợp đồng hữu danh. Sau khi rà soát toàn bô ̣ các văn bản pháp luâ ̣t về hợp đồng của Viê ̣t Nam , tác giả luâ ̣n văn cũng thấy tình tra ̣ng tương tự xảy ra . Nói cách khác, thuâ ̣t ngữ “hợp đồng vô danh” chỉ mới được đề câ ̣p , dù là hạn chế, trong mô ̣t số nghiên cứu của các nhà luật học Việt Nam đương đại và trong một số tài liệu p háp luật dưới thời Việt Nam Cô ̣ng hòa , mà chưa từng được thừa nhận trong hệ thống pháp luật của nước

Cô ̣ng hòa XHCN Viê ̣t Nam từ khi khai sinh đến nay . Trong khi Bô ̣ luâ ̣t dân sự của hầu hết các nước chi ̣u ảnh hưở ng của hê ̣ thố ng châu Âu lu ̣c đi ̣a như Pháp , Đức, Nhâ ̣t Bản,… đều có thừa nhâ ̣n sự tồn ta ̣i của loa ̣i hợp đồng này.

2.2. Áp dụng pháp luật về giải thích hợp đồng trong giải quyết tranh chấp phát sinh tƣ̀ hơ ̣p đồng vô danh.

2.2.1. Khái niệm, nguyên tắc giải thích hợp đồng.

Điều 126, BLDS 2005 quy đi ̣nh về giải thích giao di ̣ ch dân sự và dẫn chiếu sang Điều 409 BLDS 2005 quy đi ̣nh các nguyên tắc giải thích hợp đồng vô danh như sau:

- Thứ nhất, nguyên tắc truy tìm ý c hí chung giữa các bên giao kết . Nô ̣i dung

của nguyên tắc này được thể hiện trong BLDS 2005 như sau: khi hơ ̣p đồng có mô ̣t điều khoản không rõ ràng thì không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí chung của các bên để giải thích; và trong trường hợp có mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử du ̣ng trong hợp đồng thì ý chí chung của các bên được dùng để giải thích hợp đồng . Như vâ ̣y, để xác định ý nghĩa c ho các điều khoản trong hợp đồng , trước hết cần ưu tiên xem xét ý chí chung củ a các bên. Theo cách thức quy đi ̣nh của khoản 1, khoản 8 Điều 409 BLDS 2005 thì ý chí của các bên giao kết chủ yếu được xác định dựa trên ngôn từ hơ ̣p đồng, nhưng la ̣i không chỉ rõ ngôn từ của hợp đồng ở đây được hiểu là ngôn từ nói hay ngôn từ viết hay cả hai. Bởi lẽ, trong thực tế giao di ̣ch dân sự nói chung và các hợp đồng ở Viê ̣t Nam nói riêng , các chủ thể có khôn g sử du ̣ng các hợp đồng thành văn mà có xu hướng thỏa thuâ ̣n bằng lời nói , đă ̣c biê ̣t là trong giao di ̣ch giữa cá c cá nhân với nhau. Tuy nhiên, có lẽ nên hiểu ngôn từ ở đây là ngôn từ viết , tức là các thỏa thuâ ̣n bằng văn bản giữa các bên , còn lời nói nếu không được ghi nhận trong bất kỳ một văn bản thỏa thuâ ̣n nào thì sẽ được xem xét như bằng chứng thể hiê ̣n ý chí của các bên kết ước . Ngoài ra, ngay cả khi tồn ta ̣i các văn bản thỏa thuâ ̣n giữ a các bên thì các bản văn đó vẫn chỉ được coi là nguồn thứ yếu , hỗ trơ ̣ để xem xét truy tìm ý chí thực sự của các bên khi giao kết hợp đồng . Nguyên tắc truy tìm ý chí chung của các bên khi giao kết của BLDS 2005 là sự kế thừa ho ̣c hỏi của hê ̣ thống luâ ̣t châu Âu

lục địa. Nguyên tắc này được ghi nhâ ̣n trong bản văn pháp luâ ̣t của nhiều nơi chi ̣u ảnh hưởng của hệ thống này điển hình là BLDS Pháp , BLDS Nhâ ̣t Bản, Bô ̣ nguyên tắc Unidroit về hơ ̣p đồn g thương ma ̣i , Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa,…

- Thứ hai khi mô ̣t điều khoản của hợp đồng có thể được hiểu theo nhiều nghĩa thì phải chọn nghĩa nào làm cho điều khoản đó khi thực hiện có lợi nhất cho các bên. Nô ̣i hàm của nguyên tắc này thể hiê ̣n sự bất hợp lý , bởi trong quan hê ̣ hợp đồng, nghĩa vụ giữa các bên là đối ứng , chẳng hạn trong hợp đồng mua bán hàng hóa người bán có nghĩa vụ chuyển giao hàng và có quyền thu tiền; tương ứng người mua có quyền nhâ ̣n hàng và có nghĩa vụ trả tiền; đồng thời các bên có xu hướng đưa vào hợp đồng những điều khoản có lợi hơn cho mình . Vì thế, khi xem xét các điều khoản của hợp đồng trong trường hợp có thể hiểu theo nhiều nghĩa, người ta thường xem xét đến tính đối ứng giữa các điều khoản và chủ thể đề xuất điều khoản đó . Ngoải ra, nguyên tắc này cũng mâu thuẫn với mô ̣t nguyên tắc khác về giải thích hợp đồng đươ ̣c quy đi ̣nh ta ̣i khoản 8, Điều 409 BLDS 2005. Theo đó, trong trường hợp bên ma ̣nh thế đưa vào hợp đồng nô ̣i dung bất lợi cho bên yếu thế thì khi giải thích hơ ̣p đồng phải theo hướng cho bên yếu thế . BLDS Pháp cũng áp du ̣ng giải pháp trong trường hợp có nghi ngờ về mô ̣t điều khoản trong hợp đồng , thì phải giải thích điều khoản đó theo hướng bất lợi cho người đã đưa ra quy đi ̣nh và có lợi cho người chấp nhâ ̣n nghĩa v ụ [10, tr.688-689]. Mô ̣t bên giao kết có thể phải chịu trách nhiệm về cấu trúc của mô ̣t điều khoản đă ̣c biê ̣t nào đó trong hợp đồng với lý do , vì họ đã soạn thảo điều khoản này hoặc vì họ đề nghị đưa chúng vào hợp đồng , bằng cách sử dụng điều khoản mẫu được người khác s oạn sẵn . Khi đó , bên đề xuấ t phải gánh chịu rủi ro gây ra bởi sự tối nghĩa trong cấu trúc lựa chọn . Tất nhiên , phâm vi áp dụng quy tắc này bị tùy thuộc vào những tình tiết cụ thể ; nhưng nếu các điều khoản tối nghĩa càng ít được các bên đàm phán về sau , thì càng dễ bị giải thích theo hướng bất lơ ̣i cho bên đưa vào hợp đồng . Nguyên tắc này đă ̣c biê ̣t được coi tro ̣ng khi giải thích các hợp đồng mẫu , hơ ̣p đồng mà mô ̣t bên chủ thể , dựa trên các ưu thế của

khoản 3 Điều 407 BLDS 2005 về hơ ̣p đồng dân sự theo mẫu cũng đã thừa nhâ ̣n nguyên tắc này:

“Trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản không rõ ràng thì bên đưa ra hợp đồng theo mẫu phải chi ̣u bất lợi khi giải thích điều khoản đó.

Trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản miến trách nhiê ̣m của bên đưa ra hợp đồng theo mẫu, tăng trách nhiê ̣m hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì điều khoản này không có hiê ̣u lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Trong trường hợp này, Bô ̣ nguyên tắc Unidroit 2004 lại đưa ra một giải pháp có sự khác biệ t so với BLDS 2005 và BLDS Pháp . Theo đó , trong trường hợp không rõ ràng , các điều khoản hợp đồng được giải thích theo hướng không tạo lợi thế cho bên đề xuất [11, tr211]. Giải pháp này thể hiện khoan nhượng hơn với bên đề xuấ t điều khoản không rõ ràng , bởi lẽ chỉ cần đáp ứng điều kiê ̣n giải thích “không ta ̣o lợi thế” mà không phải là “bất lợi” cho bên này như trong BLDS Pháp .

- Thứ ba, khi hơ ̣p đồng có ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì

phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với tính chất của hợp đồng.

- Thứ năm, khi hơ ̣p đồng thiếu mô ̣t số điều khoản thì có th ể bổ sung theo tập

quán đối với loại hợp đồng đó tại địa điểm giao kết hợp đồng.

- Thứ sáu, các điều khoản trong hợp đồng phải giải thích trong mối liên hệ với nhau, sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đồng. Nói cách khác , mỗi điều khoản không thể được đánh giá riêng biê ̣t, mà phải xem xét như mô ̣t bô ̣ phâ ̣n cấu thành của toàn thể hợp đồng. Bởi lẽ, về nguyên tắc , không tồn ta ̣i bất kỳ thứ bâ ̣c nào giữa các điều khoản hợp đồng , nghĩa là các điều khoản đều quan trọng như nhau khi gi ải thích hợp đồng . Tuy nhiên, rõ ràng là khi có tranh chấp, những điều khoản có tính chất chung chung sẽ ít giá tri ̣ hơn các điều khoản có tính chất cụ thể . Hê ̣ quả của nguyên tắc này là khi giải thích hơp đồng cần phải giải thích theo cách sao cho tất cả các điểu khoản đều có hiệu lực hơn là theo cách làm cho một vài điều khoản không có hiệu lực . Hê ̣ quả này được ghi nhâ ̣n như các nguyên tắc riêng biệt tại Điều 1158, BLDS Pháp [10, tr688] và Điều 4.5, Bô ̣ nguyên tắc Unidroit về hơ ̣p đồng thương ma ̣i quốc tế [11, tr210].

Căn cứ vào các phân tích trên , có thể thấy quy định về giải thích hợp đồng của BLDS 2005 có những điểm hạn chế như sau:

- Thứ nhất, mă ̣c dù đã xác định ý chí chung của các bên là yếu tố quan trọng

nhất để giải thích hợp đồng , nhưng BLDS 2005 mới chỉ đề câ ̣p đến các yếu tố nô ̣i tại trong hợp đồng (các điều khoản trong hợp đồng thành văn ) mà chưa tính đến các yếu tố ngoài hợp đồng như là căn cứ quan tro ̣ng để xác đi ̣nh ý chí chung của các bên như thư từ , lời nói trao đổi giữa các bên trong quá trình đàm phán , giao kết , thực hiê ̣n hợp đồng ; thói quen đã được các bên thiết lập với nhau; tâ ̣p quán thương mại nơi giao kết , thực hiê ̣n hợp đồng ; bản chất , mục đích và mong muốn của các bên khi giao kết hơ ̣p đồng;…

- Thứ hai, BLDS 2005 chưa tính đến viê ̣c giải thích các hành vi đơn phương

của một bên khi giao kế t, thực hiê ̣n hợp đồng, trong khi Điều 401 BLDS 2005 thừa nhâ ̣n mô ̣t trong những hình thức giao kết hợp đồng bằng hành vi.

- Thứ ba, BLDS 2005 chưa tính đến viê ̣c giải thích hợp đồng trong trường

hơ ̣p hợp đồng được soa ̣n bằng nhiề u ngôn ngữ , đă ̣c biê ̣t là khi thương ma ̣i quốc tế ngày càng phát triển như hiện nay . Các hợp đồng thương mại quốc tế thường được soạn thảo bởi hai hay nhiều ngôn ngữ khác nhau , và giữa các ngôn ngữ luôn có sự khác biệt về n hiểu điểm , đă ̣c biê ̣t là với các thuâ ̣t ngữ , khái niệm. Thông thường, trong các hợp đồng này , người ta thường có điều khoản quy đi ̣nh rằng “tất cả các bản đều có giá trị hiệu lực ngang nhau” . Ngoài ra, sự xung đô ̣t về ngôn ngữ còn xảy ra khi hơ ̣p đồng dẫn chiếu đến mô ̣t quy tắc hoă ̣c mô ̣t bô ̣ quy tắc chung nào đó được áp dụng cho hợp đồng như Incoterms , UCP, Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa ,… bởi lẽ các quy tắc này có nhiều bản di ̣ch b ằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Vâ ̣y, trong trường hợp có dẫn chiếu đến các quy tắc này , thì bản dịch nào sẽ đươ ̣c áp du ̣ng . Giải pháp của Bộ nguyên tắc Unidroit là “khi có sự khác biệt giữa hai hay nhiều phiên bản ngôn ngữ m ang cùng giá trí, cần ưu tiên giải thích dựa trên phiên bản gốc” [11,tr212]. Vấn đề đă ̣t ra là phiên bản nào mới được coi là phiên bản gốc, trong khi hơ ̣p đồng nếu được lâ ̣p bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau thì mỗi bản đều được coi là bản gốc . Để tránh sự phiền hà này , các bên khi giao kết hợp đồng

đươ ̣c lâ ̣p bằng nhiều ngôn ngữ thường thỏa thuâ ̣n rất rõ ràng về luâ ̣t áp du ̣ng cho hơ ̣p đồng nếu có sự mâu thuẫn giữa các bản với nhau.

BLDS 2015 đã bỏ “giải thích hợp đồng” và chỉ giữ la ̣i khái niệm “giải thích giao di ̣ch dân sự” ta ̣i Điều 126, BLDS 2005 thuô ̣c phần những quy đi ̣nh chung của BLDS. Điều 121, BLDS 2005 quy đi ̣nh nguyên tắc giải thích giao di ̣ch dân sự như sau:

"Điều 121: Giải thích giao dịch dân sự

1. Trường hợp giao dịch dân sự có nội dung không rõ ràng, khó hiểu, được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau hoặc mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ được sử dụng thì việc giải thích giao dịch dân sự được thực hiện theo thứ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vô danh 07 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)