Tạo nên một cơ chế hỗ trợ cho việc áp dụng án lệ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vô danh 07 (Trang 88 - 90)

Sự ra đời của Nghi ̣ quyết 03/2015/NQ-HĐTP ta ̣o ra cơ sở pháp lý cho viê ̣c áp du ̣ng

chính thức án lệ trong hoạt động xét xử của Tòa án tại Việt Nam . Ngoài việc tạo

dựng các quy đi ̣nh pháp lý cho sự tồn tại của án lệ thì việc nâng cao trình độ thẩm phán cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng án lệ , bởi theo luâ ̣t mô ̣t bản án chỉ trở thành án lệ nếu được Hội đồng thẩm phán TANDTC thừa nhận . Để có thể bảo đảm được chất lượng và uy tín của quan điểm pháp lý của các thẩm phán cần phải đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau:

- Nâng cao trình độ của thẩm phán. Việc xây dựng và sử dụng án lệ luôn đặt

vai trò của thẩm phán lên hàng đầu vì họ là người trực tiếp xây dựng và sử dụng án lệ. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay số lượng các thẩm phán chưa nhiều, trình độ chuyên môn còn hạn chế. Đây là thực tế mà không ít lần những người đứng đầu ngành tư pháp đã phát biểu công khai và thừa nhận. Vì vậy, đây sẽ là một trở ngại vô cùng lớn cho việc chấp nhận sử dụng án lệ. Vì vậy, cần bồi dưỡng nâng cao trình độ nói chung và chuyên sâu về án lệ cho thẩm phán.

- Bảo đảm yếu tố tranh luận và sự đa dạng về lý lẽ khi đưa ra lập luận pháp

lý của các thẩm phán. Một trong những phương tiện quan trọng để đảm bảo tính hợp lý cho lý lẽ của các thẩm phán khi đưa ra phán quyết là yếu tố tranh luận và độc lập đưa ra lý lẽ của mỗi thẩm phán. Tất cả các lập luận, quan điểm pháp lý của các thẩm phán trong hội đồng xét xử đều được ghi lại trong bản án. Cần tránh tình trạng các thẩm phán trong hội đồng xét xử đưa ra lý lẽ thì ít mà tính thống nhất lại cao. Nếu không bảo đảm yêu cầu này có thể dẫn đến tình trạng các phán quyết của tòa án mang tính chủ quan, cảm tính hoặc một chiều.

- Mở rộng nguồn tài liệu là cơ sở đưa ra các lập luận hay lý lẽ thể hiện các

quyết định, bản án của toà án. Hiện nay, khi đọc các quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩmphán TANDTC, chúng tôi thấy rằng cơ sở để đưa ra các quan điểm

pháp lý trong phần "xét thấy” của quyết định của các thẩm phán còn hết sức nghèo nàn, ngắn gọn và còn lệ thuộc nhiều vào các văn bản quy phạm pháp luật. Trong một số truờng hợp, nghĩa là nếu sử dụng các văn bản pháp luật thành văn hiện hành thì không thể giải quyết được vấn đề. Vì vậy, các thẩm phán cần phải có nguồn cứ liệu phong phú và đa dạng hơn như: tập quán, những quy định của pháp luật đã qua, học thuyết pháp lý, nguyên tắc pháp lý, bài bình luận khoa học, v.v... Nói chung là cần sử dụng bất cứ nguồn gì để có thể thuyết phục rằng quan điểm pháp lý của các thẩm phán là hợp lý. Vì vậy, nên cải cách phần "xét thấy” trong quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao về nội dung lân hình thức. Các thẩm phán có thể dân chiếu hoặc trích dân nhiều nguồn khác nhau và ghi vào trong các quyết định của toà án

- Những lập luận của các thẩm phán cần phải được đưa cộng đồng pháp lý

cũng như thực tiễn pháp lý để kiểm nghiệm và bổ sung. Cần phải nhìn nhận các quan điểm pháp lý tồn tại trong án lệ dưới góc độ "mở” và trong tương quan với điều kiện kinh tế - xã hội luôn vận động. Điều này có nghĩa rằng các quan điểm pháp lý của các án lệ thường xuyên phải được kiểm nghiệm bổ sung và loại bỏ, dĩ nhiên nó cũng cần có tính ổn định tương đối của riêng nó. Thẩm phán ở các nước thuộc hệ thống thông luật vừa là người làm công việc thực tiễn pháp lý vừa là nhà khoa học pháp lý, vì vậy chính các thẩm phán là người tham gia vào các hoạt động khoa pháp lý rất tích cực. Ở Việt Nam hiện nay, vân chưa kết nối tốt được giữa hoạt động thực tiễn pháp lý và hoạt động khoa học pháp lý, các thẩm phán vân còn ít tham gia vào các hoạt động khoa học, công việc khoa học pháp lý vân thuần túy dành cho các nhà khoa học. Vì vậy, trong điều kiện hiện nay việc khuyến khích và tạo điều kiện cho hoạt động sưu tầm và bình luận án đối với các nhà khoa học pháp lý, các luật sư và đặc biệt là các thẩm phán là một việc làm cần thiết và quan trọng để nâng cao chất lượng của nguồn luật án lệ.

Ngoài ra để tiến tới công nhận và sử dụng án lệ có hiệu quả thì việc công bố

bản án là việc làm không thể không nhắc đến. Công bố bản án sẽ góp phần bảo đảm tính minh bạch của pháp luật và có ý nghĩa quan trọng cho cả các thẩm phán lân

người dân. Khi có các tập bản án sẽ tạo điều kiện cho các thẩm phán áp dụng pháp luật thống nhất, còn người dân có thể hiểu biết các quy định của pháp luật rõ ràng hơn và góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật. Tuy nhiên, để có thể phát huy được vai trò và phát huy hiệu quả của án lệ thì cần phải chọn lọc lại các quyết định giám đốc thẩm trước khi phát hành, chỉ các quyết định liên quan đến vấn đề pháp lý, không nên đăng tải các quyết định liên quan đến vấn đề sự kiện. Trong thời gian qua, mặc dù Tòa án Tối cao cho phát hành các tập quyết định giám đốc thẩm nhưng trong đó không phải phán quyết nào cũng có thế được coi là án lệ. Bởi vì án lệ chỉ được hình thành khi có một quan điểm pháp lý mới đối với vấn đề mà nguồn văn bản quy phạm chưa quy định hoặc quy định chưa rõ ràng. Trong truờng hợp TAND TC sửa sai cho tòa án cấp dưới thì các phán quyết này không phải là án lệ. Việc chọn lọc sẽ giúp cho các thẩm phán, luật sư, nhà khoa học pháp lý dễ dàng nắm bắt nội dung của các bản án hơn và cũng góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật. Ở Pháp việc biên tập lại các bản án được giao cho các cơ sở khoa học, theo đó hàng quý Tòa án Tối cao sẽ gửi các phán quyết cho các trung tâm được xác định về từng lĩnh vực pháp luật tương ứng để thực hiện nhiệm vụ này. Đây có thể là một kinh nghiệm tốt cho Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vô danh 07 (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)