Hoàn thiện các quy đinh về giải thích hợp đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vô danh 07 (Trang 82 - 87)

3.2.1. Hoàn thiện các quy định về giải thích pháp luật.

- Xác định lại chủ thể có thẩm quyền giải thích pháp luật theo hướng trao quyền giải thích pháp luâ ̣t cho Tòa án.

Ở Việt Nam, UBTVQH là chủ thể duy nhất có thẩm quyền giải thích pháp luật, tuy nhiên, đây nhất định không phải là chủ thể thích hợp nhất cho thẩm quvền giải thích pháp luật, đặc biệt trong giai đoạn nước ta đang tiến hành cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền như hiện nay bởi các lý do sau:

Thứ nhất, UBTVQH không có các chất liệu đời sống: từ phía người dân để

cân bằng với các quy phạm hiến định, pháp định từ phía cơ quan nhà nước.

Thứ hai, họ nhìn các quy định hiến định và pháp định dưới con mắt của

người trong cuộc chứ không phải dưới khía ca ̣nh phản biện, đánh giá.

Thứ ba, tư cách của họ không hoàn toàn độc lập với các chủ thể lập pháp, lập

hiến, bởi vì họ là chủ thể đắc lực tham gia vào quá trình lập pháp, lập hiến đó.

Thứ tư, quan trọng hơn, các yêu cầu về giải thích pháp luật không đến với

- Xác định giới hạn của giải thích pháp luật nói chung và giải th ích hơp đồng nói riêng . Theo đó, giải thích pháp luật nên được hiểu theo nghĩa hẹp , tức là giải thích pháp luật chỉ nên hiểu là hoạt động làm sáng tỏ, rõ ràng những quy định của pháp luật còn chưa rõ ràng, tức là khi có vướng mắc từ quá trình áp dụng pháp luật, mà không bao gồm vi ệc hướng dẫn, quy định chi tiết pháp luật như hiê ̣n này . Giải thích hợp đồng trước hết được giới hạn bởi ý chí của các bên , tức là Tòa án hay bất kỳ m ột chủ thể nào khác phân xử tranh chấp không được quyền lý giải các thỏa thuâ ̣n, điều khoản hợp đồng không đúng , không phù hợp với ý chí của các bên giao kết. Viê ̣c xác đi ̣nh rõ ranh giới của giải thích pháp luâ ̣t , giải thích hợp đồng nhằm tránh sự lạ m quyền của chủ thể giải quyết tranh chấp hợp đồng , đă ̣c biê ̣t là các cơ quan tài phán nhà nước. Khi đó, nhà nước trong đó có Chính phủ , Tòa án không thể sử du ̣ng quyền lực mà Hiến pháp , luật trao cho để ngăn cản hay chi phối việc các bên tự thiết lâ ̣p nên các hợp đồng – luâ ̣t riêng giữa ho ̣, trừ phi luâ ̣t ấy xâm pha ̣m tới các điều cấm hay lẽ công bằng . Tình trạng lẫn lộn giữa hiệu lưc của các văn bản “giải thích pháp luật” và các văn bản “hướng dẫn chi tiết thi hành” của Chính phủ sẽ biến mất . Điều này không có nghĩa là Chính phủ trong quá trình điều hành Nhà nước không có quyền ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành , mà phải đươ ̣c hiểu là các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành đó của Chính phủ chỉ có hiệu lực trong nô ̣i bô ̣ hoa ̣t đô ̣ng của hành pháp và không bắt buô ̣c áp du ̣ng cho cơ quan tư pháp hay các cơ quan có quyền tài phán khác .

- Thiết lâ ̣p mô ̣t cơ chế bảo hiến để hỗ trợ cho hoa ̣t đô ̣ng giải thích pháp luâ ̣t . Theo nghĩa đơn giản nhất, bảo hiến là một cơ chế mà ở đó công dân và các tổ chức phi nhà nước có quyền yêu cầu một cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét tính hợp hiến của một điều luật, một đạo luật khi công dân và tổ chức đó cho rằng điều luật đó, văn bản đó là vi phạm quyền và lợi ích hiến định của họ. Nói rộng ra, đối tượng của bảo hiến có thể là một văn bản quy phạm pháp luật, một quvết định, một hành vi của cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước có thẩm quyền. Nhận xét về một cơ chế bảo hiến theo đúng nghĩa của nó ở Việt Nam, GS.TS. Nguyễn Đăng Dung cho rằng: "Ở Việt Nam. hoạt động bảo hiến theo nghĩa hẹp nhất như đã phân tích vẫn

chưa có cho đến hiện nay. Mà chi có bảo hiến ở nghĩa rất rộng. Đó là các hoạt động kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước cấp trên đối với việc tuân thủ hiến pháp của các cơ quan nhà nước cấp dưới, cho đến sự tuân thủ hiến pháp của từng người dân cũng như các tố chức xã hội trực thuộc. Chúng ta vẫn chưa thấy mội cách sâu sắc rằng, hiến pháp chính là bản văn hạn chế, chế ước quyền lực nhà nước. Theo quan điểm của riêng tôi, đấy không phải là thể hiện của hoại động bảo hiến, theo như quan điểm của nhiều người hiện nay, mà chi là góc nhỏ thể hiện cơ chế tập trung bao cấp của hệ thống lý luận các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Sở dĩ có hiện tượng này là vì chúng ta có hiến pháp, nhưng mà lại không có phân quyền, không có quan điểm của chủ nghĩa hiến pháp, không có tòa án độc lập, thì khó có thể có một cơ chể bảo hiến theo nghĩa đầy đủ nhất của nó" [14, tr11].

Việt Nam thiếu một cơ chế bảo hiến nên hoạt động giải thích pháp luật chưa có sự phát triển và vận hành hợp lý. Vi, một trong những công việc mà hoạt động bảo hiến phải thực hiện đó là giải thích pháp luật, giải thích các chính sách của Nhà nước. Giải thích pháp luật để xác định xem hành vi của một chủ thể, cá nhân đại diện cho công quvền có vi phạm hiến pháp hay không, giải thích pháp luật để xem xét một văn bản quy phạm pháp luật, một quyết định áp dụng liên quan có vi phạm hiến pháp hay không. Giải thích các chính sách của Nhà nước ở một góc độ nào đó cũng chính là hoạt động giải thích pháp luật. Do đó, nếu có một cơ chế bảo hiến hợp lý và vận hành hiệu quả, chắc chắn hoạt động giải thích pháp luật sẽ có cơ chế để vận hành và phát triển.

- Thứ tư, mở rô ̣ng đối tượng của giải thích pháp luâ ̣t theo hướng bao gồm

toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành . Theo các quy định hiện hành, đối tượng của giải thích pháp luật là hiến pháp, luật, pháp lệnh (Điều 84 Luật Ban hành văn bán quy phạm pháp luật năm 2008).

Hiến pháp là đạo luật cơ bản, có giá trị pháp lý cao nhất, do Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất han hành, theo một trình tự, thủ tục đặc biệt. Việc giải thích hiến pháp là rất cần thiết và quan trọng. Giái thích hiến pháp để hiến pháp phát huy hiệu lực tối đa trong cuộc sống và cũng chính là để chống lại sự vi

phạm hiến pháp. Giải thích hiến pháp cần phải có quy trình, thủ tục tương xứng, với một chủ thể hợp lý, nó cần phải có quy định riêng, không thể đánh đồng và trộn lẫn với các đối tượng khác.

Luật, pháp lệnh là hai loại văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực cao hơn các văn bản quy phạm còn lại, chiếm số lượng lớn, dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo từng lĩnh vực nhất định. Ớ Việt Nam, không ít các luật, pháp lệnh có các quy định rất chung chung và mang tính nguyên tẳc. Yêu cầu giải thích và việc giải thích hai loại văn bản quy phạm này là cần thiết.

Điều cần phải xét đến ở đây là sự không hợp lý ngay trong nhận thức: Các quy định trong hiến pháp, luật, pháp lệnh đã được quan tâm giải thích khi cần thiết, trong khi đó, các quy định ở những văn bản quy phạm pháp luật khác lại bị lãng quên? Trong đời sống thường nhật, những khúc mắc trong quan hệ, trước sau còn phải giải thích cho thông tỏ, tường tận huống chi các các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành ra với mục đích để điều chỉnh và định hướng hành vi cho tất cả mọi người.

Vì vậy, đối tượng của hoạt động giải thích pháp luật cần phải được mở rộng, tức là bao gồm tất cả các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, trong đó đặc biệt quan tâm tới các nghị định của Chính phủ, thông tư của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương (Hô ̣i đồng nhân dân , Ủy ban nhân dân ). Số lượng các văn bản pháp luật này trong thực tế là rất lớn, với nội dung phong phú, liên quan đến hầu hết các mặt hoạt động của cá nhân, tổ chức trong xã hội, và các vướng mắc cũng chủ yếu từ việc hiểu, thực thi các văn bản quy phạm pháp luật này mà ra. Nhất là khi ở Viê ̣t Nam , việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật lại có tiền lệ là bắt đầu từ các văn bản có giá trị pháp lý thấp hơn.

- Thiết lâ ̣p cơ chế kiểm soát, giám sát việc giải thích pháp luật

3.2.2. Hoàn thiện các quy định về giải thích hợp đồng.

BLDS 2005 phân biê ̣t giữa viê ̣c giải thích giao di ̣ch dân sự với giải thích hợp đông, tuy nhiên sự phân b iê ̣t này bi ̣ bãi bỏ bởi BLDS 2015. BLDS 2015 chỉ giữ lại quy đi ̣nh về giải thích giao di ̣ch dân sự như sau:

“Điều 121. Giải thích giao dịch dân sự

1. Trường hợp giao dịch dân sự có nội dung không rõ ràng, khó hiểu, được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau hoặc mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ được sử dụng thì việc giải thích giao dịch dân sự được thực hiện theo thứ tự sau đây:

a) Theo ý chí đích thực của các bên được thể hiện trong toàn bộ quá trình trước, tại thời điểm xác lập, thực hiện hành vi và trong mối liên hệ với điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của mỗi bên, nếu có.

Khi một điều khoản, ngôn từ có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phải chọn nghĩa nào làm cho điều khoản, ngôn từ đó phù hợp với mục đích, tính chất của giao dịch.

Các điều khoản trong giao dịch dân sự phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau, sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung của giao dịch dân sự;

b) Theo tập quán nơi giao dịch dân sự được xác lập; c) Theo lẽ công bằng.

2. Trường hợp bên soạn thảo đưa vào giao dịch dân sự nội dung bất lợi cho bên kia hoặc nội dung điều khoản không rõ ràng thì khi giải thích giao dịch dân sự phải theo hướng có lợi cho bên kia.

3. Việc giải thích nội dung di chúc được thực hiện theo quy định tại Điều 651 của Bộ luật này”.

Không thể phủ nhâ ̣n , các quy định về giải thích giao dịch dân sự của BLDS 2015 có nhiều tiến bộ hơn so với BLDS 2005. Tuy nhiên, viê ̣c đồng nhất giữa giải thích giao dịch dân sự vớ i giải thích hơp đồng là không hợp lý , bởi lẽ chế đi ̣nh hợp đồng có những đă ̣c điểm riêng của nó so với các giao di ̣ch dân sự khác . Trong quan hê ̣ hợp đồng, yếu tố quan tro ̣ng nhất là tự do hợp đồng , và do đó việc truy tìm ý chí của các bên giao kết là mục tiêu đầu tiên của giải thích hợp đồng . Người ta chỉ viê ̣n dẫn đến các giải pháp khác nếu không thể truy tìm ý chí đó hoă ̣c ý chí đó vi pha ̣m điều cấm của xã hô ̣i hay xâm pha ̣m tới trâ ̣t tư công cô ̣ng.

BLDS cũng nên ghi nhâ ̣n thêm các nguyên tắc giải thích hợp đồng sau đây : - Thứ nhất, nếu không thể tìm thấy ý chí c hung của các bên thì hợp đồ ng phải được giải thích theo cách hiểu của một người bình thường c ó cùng phẩm chất và ở cùng hoàn cảnh của các bên giao kết;

- Thứ hai, các điều khoản hợp đồng cần được giải thích theo cách sao cho tất

cà đều có hiệu lực hơn là theo cách làm cho một vài điều khoản có hiệu lực . - Thứ ba, khi có sự khác biê ̣t giữa hai hay nhiều phiên bản ngôn ngữ mang

cùng giá trị thì ưu tiên cách giải thích dựa trên phiên bản gốc . Nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng với hoạt động thương mại quốc tế , nơi mà xuất hiê ̣n cùng lúc nhiều phiên bản ngôn ngữ khác nhau của cùng mô ̣t văn bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vô danh 07 (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)