Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vô danh theo bằng thƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vô danh 07 (Trang 63)

2.3. Các phƣơng thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vô danh

2.3.1. Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vô danh theo bằng thƣơng

lƣơ ̣ng và hòa giải.

2.3.1.1. Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vô danh bằng thương lượng.

Pháp luật Việt Nam công nhận các chủ thể có quyền thỏa thuận với nhau về viê ̣c giải quyết vu ̣ viê ̣c dân sự , điều đó đồng nghĩa với viê ̣c thừa nhâ ̣ n quyền áp dụng phương thức thương lượng để giải quyết tranh chấp giữa các bên . Tuy nhiên, cũng giống như các hệ thống pháp luật khác trên thế giới , pháp luật không quy định cụ thể về giải quyết tranh chấp bằng thương lượng mà chỉ đưa ra những nguyên tắc chung trong viê ̣c áp du ̣ng pháp luâ ̣t đối với các quan hê ̣ dân sự , tạo cơ sở pháp lý để

có thể xác định nội dung quyền và nghĩa vụ cảu các bên tranh chấp . Những quy

đi ̣nh này là căn cứ để xác đi ̣nh hiê ̣u lực của thương lượng.

Điều 317, Luâ ̣t thương ma ̣i 2005 quy đi ̣nh bốn hình thức giải quyết tranh chấp thương ma ̣i, trong đó khoản 1 quy đi ̣nh giải quyết tranh chấp thương ma ̣i bằng thương lươ ̣ng giữa các bên . Thương lượng là phương thức được các bên tranh chấp nghĩ đến đầu tiên khi xảy ra tranh chấp và nó được sử dụng khá phổ biến và roognj rãi. Theo tinh thần của luâ ̣t thương ma ̣i 1997 thì thương lượng và biện pháp bắt buô ̣c khi các bên muốn giả i quyết tranh chấp bằng tro ̣ng tài hay tòa án . Tuy nhiên, Luâ ̣t thương ma ̣i 2005 lại trao quyền tự do lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp cho các bên, theo đó các bên có quyền áp du ̣ng bất kỳ phương thức nào .

Theo kết quả điều tra của Sở tư pháp thành phố Hà Nô ̣i khi lấy ý kiến doanh nghiê ̣p, 72,5% doanh nghiê ̣p được lựa cho ̣n thương lượng , hòa giải ; 65,8% doanh nghiê ̣p lựa cho ̣n tro ̣ng tài và 33,3$ doanh nghiê ̣p lựa cho ̣n tòa án . Số liê ̣u này thể hiê ̣n sự ưu viê ̣t của thương lượng so với các phương thức giải quyết tranh chấp khác.

Thương lươ ̣ng dựa trên cơ sở thiê ̣n chí và trung thực của các bên , và do đó khi thương lươ ̣ng thành công , các bên đạt được những thỏa thuận nh ất định thì về nguyên tắc và thông thường các bên có nghĩa vu ̣ thực thi các thỏa thuâ ̣n đó mô ̣t cách tự nguyện . Tuy nhiên, do pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam chưa quy đi ̣nh rõ ràng về giá tri ̣ pháp lý cũng như hình thức của thương lượng t rong giải quyết tranh chấp nên các bên tranh chấp có xu hướng tùy tiê ̣n không tuân thủ kết quả thương lượng mà các bên đã thống nhất với nhau đồng thời ta ̣o điều kiê ̣n cho các chủ thể khác phủ quyết hiê ̣u lực pháp lý của các thỏa thuận thương lượng đặc biệt là các cơ quan nhà nước.

Ví dụ: thực tế quan hê ̣ hợp đồng cho thấy sau khi hai bên thực hiê ̣n toàn bô ̣ nghĩa vụ theo hợp đồng , các bên thường lập một loại văn bản với tên gọi là "biên bản t hanh lý hợp đồng ". Văn bản này thỏa mãn đầy đủ mo ̣i yếu tố của mô ̣t hợp đồng theo quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam cũng như theo khoa ho ̣c pháp lý nói chung, và do đó về nguyên tắc được coi như một loại hợp đồng mặc dù tên gọi hay các đặc trưng cơ bản của nó chưa được ấn định trong bất kỳ một văn bản pháp luật nào của Nhà nước . Mô ̣t trong những điều khoản cơ bản của biên bản thanh lý hợp đồng là viê ̣c quy đi ̣nh "các bên đã thực hiện đầy đủ nghiêm túc mo ̣i nghĩa vu ̣ và quyền ha ̣n của mình theo hợp đồng, không phát sinh tranh chấp hay vướng mắc nào . Kể từ ngày /tháng/năm, hợp đồng được thanh lý , các bên cam kết không khởi kiện hay khiếu na ̣i về bất kỳ vấn đề nào phát sinh từ hợp đồng ". Tuy nhiên, thực tế sau đó các bên vẫn có thể phát sinh mẫu thuẫn về hợp đồng . Trong trường hợp đó, biên bản thanh lý hợp đồng với điều khoản cam kết không khiếu nại , khởi kiê ̣n hoàn toàn không có giá trị pháp lý với các bên hay với các chủ thể khác . Nói cách khác , biên bản thanh lý hợp đồng với tư cách là văn bản ghi nhận sự thương lượng giữa các bên về cách thức giải quyết tranh chấp khi phát sinh xung đô ̣t không có hiê ̣u lực pháp lý.

Nói tóm lại, để thương lượng trở thành một công cụ hữu hiệu trong quá trình giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vô danh thì pháp luật cần phải có quy đi ̣nh thừa nhâ ̣n chính thức, công khai giá trị pháp lý của văn bản thương lượng giữa các bên.

2.3.1.2. Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vô danh bằng hòa giải. a. Hòa giải ngoài tố tụng.

Hiê ̣n nay, pháp luật Việt Nam chủ yếu điều chỉnh hoạt động hòa giải trong tố tụng tòa án và tố tụng trọng tài , trong đó tố tu ̣ng tro ̣ng tài chỉ áp du ̣ng với mô ̣t số loại tranh chấp nhất định gồm tranh chấp thương mại , tranh chấp lao đô ̣ng . Pháp luâ ̣t điều chỉnh hoa ̣t đô ̣ng hòa giải ngoài tố tụng chỉ nằm ở mức độ thừa nhận sự tồn tại của phương thức GQTC này, ví dụ Điều 12 BLDS 2005 quy đi ̣nh "trong quan hê ̣ dân sự, viê ̣c hòa giải giữa các bên phù hợp với quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t được khuyến khích. Không ai đươ ̣c dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực khi tham gia quan hệ dân sự, giải quyết các tranh chấp dân sự ". Viê ̣c pháp luật không ấn định trình tự, thủ

tục bắt buộc đối với phương thức hòa giải ngoài tố tụng là phù hợp với đặc trưng

tôn trong tuyê ̣t đối quyền tự do đi ̣nh đoa ̣t của các đương sự của phương thức GQTC này. Tuy nhiên, với tư cách là công cu ̣ hỗ trợ cho quan hê ̣ giữa các tư nhân với nhau trong đó có quan hê ̣ hợp đồng và giải quyết tranh cháp phát sinh từ hợp đồng , pháp luâ ̣t nên có những quy đi ̣nh nhằm đảm báo tính pháp lý của viê ̣c GQTC bằng hình thức hòa giải, ví dụ như thừa nhận văn bản chứa đựng cam kết , thỏa thuận hòa giải giữa các bên có giá tri ̣ pháp lý như một loại hợp đồng hoặc thừa nhận giá trị pháp lý của thỏa thuận lựa chọn phương thức GQTC bằng hòa giải . Nói cách khác bất kỳ mô ̣t thỏa thuâ ̣n nào được ta ̣o ra trên cơ sở tự nguyê ̣n , tự do ý chí đương nhiên có giá trị pháp lý ràng buộc các bên, trừ phi thỏa thuâ ̣n đó trái với trâ ̣t tự, lẽ công bằng.

Mô ̣t trong những ha ̣n chế lớn nhất của hòa giải ngoài tố tu ̣ng ta ̣i Viê ̣t Nam là thiếu vắng các chủ thể hòa giải chuyên nghiê ̣p . Hiê ̣n nay, Viê ̣t Nam mới chỉ có duy nhất mô ̣t tổ chức tiến hành hòa giải ngoài tố tu ̣ng như mô ̣t phương thức GQTC đô ̣c lâ ̣p với các phương thức GQTC khác là Trung tâm tro ̣ng tài thương ma ̣i quốc tế VCCI và hòa giải chỉ giới ha ̣n trong ph ạm vi các tranh chấp thương mại . Quy tắc hòa giải của VCCI gồm 20 điều, có hiệu lực từ ngày 10/9/2007. Những điểm nổi bâ ̣t của quy tắc hòa giải này là : các bên được quyền tự do lựa chọn hòa giải viên trong danh sách do VIAC giới thiê ̣u hoă ̣c người ngoài danh sách đó , nghĩa vụ giữ bí mật của hòa giải viên và các bên đối với tổ chức , cá nhân không liên quan; các bên được

chủ động để xuất phương án giải quyết tranh chấp, các bên cam kết không tiến hành bất cứ tố tu ̣ng tro ̣ng tài hoă ̣c tòa án nào đối với tranh chấp là đối tượng của quá trình hòa giải; các bên bị ràng buộc bởi thỏa thuận hòa giải đã ký theo các quy định pháp luâ ̣t dân sự. Viê ̣c sử du ̣ng VCCI làm trung gian giải quyết tranh chấp cũng như áp dụng các quy tắc hòa giải của VCCI phải được sự đồng ý của các bên tranh chấp .

Như vâ ̣y, vấn đề mấu chốt của hòa giải ngoài tố tu ̣ng chính là hiê ̣u lực của thỏa thuận hòa giả i, hay nói cách khác mô ̣t khi các bên đã đa ̣t được thỏa thuâ ̣n hòa giải thì thỏa thuận đó có ràng buộc các bên hay không ? Nhìn chung, pháp luật thế giới không coi thỏa thuâ ̣n hòa giải như phán quyết của các cơ quan có quyền t ài phán mà chỉ coi đó như một hợp đồng giữa các bên , tức là thỏa thuâ ̣n hòa giải chỉ ràng buộc các bên trên tư cách là một loại hợp đồng . Tuy nhiên, thực tiễn áp du ̣ng pháp luật ở Việt Nam cho thấy , thỏa thuận hòa giải ngoài tố tụng không được coi là hơ ̣p đồng nên không có giá tri ̣ ràng buô ̣c giữa các bên . Các bên tranh chấp dễ dàng phá vỡ thỏa thuận hòa giải mà không phải chịu bất kỳ một chế tài nào .

b. Hòa giải trong tố tụng.

BLTTDS 2005 sửa đổi bổ sung năm 2011 quy đi ̣nh cu ̣ thể , rõ ràng về trình tự, thủ tục tiến hành phiên hòa giải . Theo đó, viê ̣c hòa giải là trình tự bắt buô ̣c trong quy trình tố tu ̣ng ta ̣i Tòa án . Thủ tục tiến hành hòa giải tại tòa án gồm ba giai đoạn : chuẩn bi ̣, hòa giải và kết thúc.

Giai đoa ̣n chuẩn bi ̣: trước khi mở phiên hòa giải , tòa án ra thông báo , tống đa ̣t cho các đương sự, người đa ̣i diê ̣n hợp pháp của các đương sự biết về thời gian , đi ̣a điể m tiến hành phiên hòa giải và nô ̣i dung các vấn đề hòa giải (Điều 183, BLTTDS 2005). Sau khi nhâ ̣n được thông báo, các bên sẽ chuẩn bị tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình.

Giai đoa ̣n hòa giải : thành phần tham gi a phiên hòa giải gồm có : thẩm phán chủ trì phiên hòa giải, thư ký ghi biên bản, các cá nhân, tổ chức liên quan; đương sự hoă ̣c người đa ̣i diê ̣n hợp pháp của đương sự . Trong mô ̣t vu ̣ án có nhiều đương sự , nếu có đương sự vằng m ặt nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành hòa giải và việc hòa giải đó không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các đương sự

vằng mă ̣t thì thẩm phà tiến hành hòa giải giữa các đương sự có mă ̣t ; nếu các đương sự đè nghi ̣ hoãn phiên hòa giải thì thẩm phán phải hoãn phiên hòa giải (Điều 184, BLTTDS 2005).

Giai đoa ̣n kết thúc: Trường hợp các bên thỏa thuâ ̣n được với nhau về toàn bô ̣ vụ án , Tòa án lập biên bản hòa giải thành . Trong thời ha ̣n 7 ngày kể từ ngày lâ ̣p biên bản hòa giải thành , nếu không có đương sự nào thay đổi ý kiến , thẩm phán ra quyết đi ̣nh công nhâ ̣n sự thỏa thuâ ̣n của các đương sự . Quyết đi ̣nh công nhâ ̣n sự thỏa thuận có hiệu lực thi hành ngay và không bị kháng cáo kháng nghị theo thủ tu ̣c phúc thẩm mà chỉ bị kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuâ ̣n đó là do bi ̣ nhầm lẫn , lừa dối, đe do ̣a hoă ̣c trái pháp luâ ̣t , trái đa ̣o đức xã hội (Điều 188, BLTTDS 2005). Đặc biệt BLTTDS 2005 quy đi ̣nh thẩm phán chỉ ra quyết đi ̣nh công nhâ ̣n sự thỏa thuâ ̣n của đương sự nếu các đương sự thỏa thuâ ̣n với nhau về toàn bô ̣ vu ̣ án . Trường hợp các đơng sự chỉ thỏ a thuâ ̣n được mô ̣t số vấn đề hoặc không thỏa thuận được bất kỳ vấn đề nào thì tùy thuộc vào phán đoán chủ quan của mình, thẩm phán có thể quyết đi ̣nh tiếp tu ̣c hòa giải các vấn đề chưa được thống nhất hoă ̣c đưa vu ̣ án r a xét xử. Tuy nhiên, dù hòa giải thành hay không thành , tòa án phải lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải . Biên bản hòa giải phải có đầy đủ chữ ký hoă ̣c điểm chỉ của các đương sự có mă ̣t trong phiên hòa giải , chữ ký của thư

ký tòa án ghi biên bản và thẩm phán chủ trì phiên hòa giải (Điều 185, BLTTDS

2005).

Như vâ ̣y, so với pháp lê ̣nh giải quyết các vu ̣ án dân sự , BLTTDS 2005 đã có những quy đi ̣nh cu ̣ thể , chi tiết và tiến bô ̣ hơn về phương th ức hòa giải tại tòa án . Tuy nhiên, thực tiễn hoa ̣t đô ̣ng hòa giải trong viê ̣c giải quyết tranh chấp nói chung và đặc biệt là tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vô danh nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế.

Thứ nhất, bản thân các đương sự và nhất là tòa án vẫn còn tâm lý coi nhe ̣ thủ

tục hòa giải và thường chỉ tiến hành hòa giải cho đủ quy định của luật .

Thứ hai, BLTTDS chưa dự trù và thể hiê ̣n được tầm quan tro ̣ng của người

luâ ̣t, lĩnh vực tranh chấp nhằm hỗ trợ cho các bên đương sự trong quá trình hòa giải tại tòa. Trong khi, cơ quan công quyền của Viê ̣t Nam nói chung và tòa án Viê ̣t Nam nói riêng thường có khuynh hướng "chỉ làm những gì luật cho phép ", thì việc không quy đi ̣nh rõ ràng quyền được tham gia phiên hòa giải của người bảo vê ̣ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự sẽ ngăn trở chủ thể n ày tham dự quá trình hòa giải tại tòa.

Thứ ba , BLTTDS 2005 chưa có giải pháp cho trường hợp mô ̣t hoă ̣c các

đương sự thay đổi ý kiến của mình trong thời ha ̣n bảy ngày kể từ ngày lâ ̣p biên bản hòa giải thành . Đây cũng là điể m khác biê ̣t giữa BLTTDS 2005 với pháp lê ̣nh giải quyết các vu ̣ án dân sự , theo đó "...nếu trong thời ha ̣n 15 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà có đương sự thay đổi ý kiến ... thì tòa án đưa vụ án ra xét xử ". Viê ̣c không có quy đi ̣nh cu ̣ thể dẫn đến tình tra ̣ng áp du ̣ng pháp luâ ̣t máy móc và thiếu thống nhất giữa các tòa án với nhau.

Thứ tư, BLTTDS 2005 quy đi ̣nh tòa án chỉ ra quyết đi ̣nh công nhâ ̣n sự thỏa

thuâ ̣n nếu các đương sự t hỏa thuận được về việc giải quyết toàn bộ vụ án . Điều đó mă ̣c đi ̣nh rằng nếu các đương sự chỉ thỏa thuâ ̣n được mô ̣t phần thì phần thỏa thuâ ̣n đó sẽ không được công nhân và tòa sẽ tiếp tu ̣c tiến hành hòa giải cho đến khi các đương sự thống nhất toàn bô ̣ hoă ̣c đưa vu ̣ án ra xét xử . Điều này là không phù hợp với nguyên tắc tự do đi ̣nh đoa ̣t , tự do ý chí của phương thức hòa giải nói chung cũng như của các quan hệ tư nói riêng.

2.3.2. Giải quyết tranh chấp phát sinh tƣ̀ hợp đồng vô danh bằng trọng tài.

Như trên đã phân tích , phương thức GQTC bằng tro ̣ng tài chỉ được áp du ̣ng nếu các bên có thỏa thuâ ̣n về viê ̣c áp du ̣ng phương thức này . Ngoài ra, thỏa thuận trọng tài chỉ có hiệu lực nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu do pháp luật quốc gia nơi tiến hành tố tu ̣ng tro ̣ng tài quy đi ̣nh. Pháp luật Việt Nam thừa nhận sự tồn tại của hai hình thức trọng tài là trọng tài thương mại và trọng tài l ao đô ̣ng. Mỗi hình thức áp dụng cho những loại quan hệ tranh chấp nhất định và tuân thủ các điều kiện khác nhau, trong đó tro ̣ng tài lao đô ̣ng là phương thức GQTC bắt buô ̣c với các tranh chấp lao đô ̣ng tâ ̣p thế , còn trọng tài t hương ma ̣i là phương thức GQTC do các bên thỏa

đi ̣nh được minh thi ̣ bởi pháp luâ ̣t . Viê ̣c giải quyết tranh chấp hợp đồng vô danh bằng tro ̣ng tài chủ yếu sẽ là trọng tài thương mại nên sau đây tác giả luận văn sẽ chỉ tâ ̣p trung vào phân tích viê ̣c giải quyết tranh chấp hợp đồng vô danh bằng tro ̣ng tài thương ma ̣i.

2.3.2.1. Thỏa thuận, thẩm quyền của trọng tài.

Khoản 2 Điều 3 Luâ ̣t TTTM 2010 đã quy định cụ thể như sau: “Thỏa thuận

trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh”. Theo đó, thỏa thuận trọng tài được hình thành dựa

trên ý chí tự nguyện của các bên, có sự thống nhất giữa ý chí (mong muốn bên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vô danh 07 (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)