1.3. Lịch sử hình thành và phát triển các quy định về địa vị pháp lý của Thẩm
1.3.5. Từ 01/07/2016 đến nay
BLTTDS 2015 đƣợc Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2016. Đây là văn bản thể chế chiến lƣợc cải cách tƣ pháp, đổi mới, cải cách thủ tục tố tụng dân sự theo hƣớng công khai, minh bạch, dân chủ, đảm bảo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, tháo gỡ những khó khăn vƣớng mắc trong thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự đƣợc nhanh chóng, kịp thời.
BLTTDS 2015 đã thể chế hóa các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng về cải cách tƣ pháp, đặc biệt là Nghị quyết số 48/NQ/TW, Nghị quyết số 49/NQ/TW, Kết luận số 79/KL/TW, Kết luận số 92/KL/TW của Bộ Chính trị và Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI. Bộ luật này cũng đã xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn và trách nhiệm của ngƣời tiến hành tố tụng và ngƣời tham gia tố tụng, đặc biệt quy định cụ thể, rõ ràng hơn về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Thẩm phán trong từng nhiệm vụ cụ thể.
Đối với các quy định về địa vị pháp lý của Thẩm phán, Bộ luật này cũng quy định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm phán. Những nội dung này tác giả luận văn xin đƣợc phân tích cụ thể tại Chƣơng 2 của luận văn.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Những vấn đề lý luận về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong tố tụng dân sự giúp chúng ta hiểu đƣợc thế nào là địa vị pháp lý của Thẩm phán. Từ đó, luận văn đã làm rõ các yếu tố cấu thành nên địa vị pháp lý của Thẩm phán bao gồm vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm phán trong tố tụng dân sự. Những yếu tố cấu thành này đã đƣợc BLTTDS 2015, Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 và các văn bản pháp luật của nhà nƣớc ta giai đoạn trƣớc quy định rất rõ.
Vị trí, chức năng của Thẩm phán trong TTDS bao gồm vị trí chức năng theo từng mô hình tố tụng, theo mối quan hệ với các chủ thể tố tụng khác và theo xét xử vụ án, giải quyết vụ việc dân sự và bảo vệ công lý. Đặc biệt, thông qua vị trí, chức năng của Thẩm phán qua mối quan hệ với các chủ thể tố tụng khác, chúng ta có thể phân biệt đƣợc vị trí chức năng của Thẩm phán với các chức danh khác nhƣ Chánh án, Kiểm sát viên, Thƣ ký Tòa án, Thẩm tra viên, Hội thẩm nhân dân. Đối với nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán, Điều 48 BLTTDS 2015 đã quy định rõ 14 nhiệm vụ, quyền hạn của chức danh này.
Về cơ sở sở khoa học của việc xây dựng các quy định về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong tố tụng dân sự thì bao gồm đƣờng lối của Đảng về công tác tƣ pháp, quy định của Hiến pháp và các yếu tố ảnh hƣởng đến việc xác định địa vị pháp lý của Thẩm phán. Ngoài ra, Chƣơng 1 cũng đƣa ra đƣợc lịch sử hình thành và phát triển các quy định về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong tố tụng dân sự. Qua đó, địa vị pháp lý của Thẩm phán đƣợc quy định tại các văn bản pháp luật qua các giai đoạn nhƣ giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959, giai đoạn 1989 đến 01/01/2005, giai đoạn từ 01/01/2005 đến 01/07/2016, giai đoạn từ 1960 đến 1989, giai đoạn 1989 đến 01/01/2005 và giai đoạn từ Từ 01/07/2016 đến nay.
CHƢƠNG 2