1.2. Cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về địa vị pháp lý của Thẩm
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đếnviệc xác định địa vị pháp lý của Thẩm phán
Thứ nhất, sự ảnh hưởng của phương thức tổ chức quyền lực nhà nước.
Trong hoạt động xét xử của Tòa án, Thẩm phán là ngƣời giữ vị trí trung tâm, đảm đƣơng phần lớn công việc của Tòa án. Đặc biệt, trong hoạt động TTDS của Tòa án ngay từ khi thụ lý đến khi ra các quyết định giải quyết vụ việc dân sự đều do Thẩm phán thực hiện. Vì vậy, khi cải cách hoạt động của Thẩm phán nói chung và trong TTDS nói riêng chúng ta không thể không tính đến việc đổi mới, cải cách chính hoạt động của Thẩm phán. Hay nói cách khác là cần phải xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Thẩm phán trong TTDS, đồng thời xây dựng một cơ chế khoa học, hợp lý để Thẩm phán có thể thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình một cách hiệu quả, đúng pháp luật góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, của xã hội, của công dân, giữ gìn trật tự, kỷ cƣơng xã hội.
Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Thẩm phán cần xác định cụ thể trong từng lĩnh vực. Đối với hoạt động TTDS, cần xác định rõ địa vị pháp lý của Thẩm phán trong từng giai đoạn cụ thể nhằm giúp cho Thẩm phán có thể giải quyết các vụ việc dân sự nhanh chóng, đúng pháp luật qua đó góp phần ổn định các quan hệ dân sự hƣớng tới thực hiện một mục tiêu chung là xây dựng đất nƣớc giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Mới đây nhất Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tiếp tục khẳng định: “ Đẩy mạnh dân chủ hóa công tác cán bộ, quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của mỗi tổ chức, mỗi cấp trong
xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có trình độ, năng lực chuyên môn phù hợp, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới”[8]. Do vậy, cải cách tƣ pháp chính là tiền đề lý luận để chúng ta xác định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Thẩm phán trong TTDS nhằm đảm bảo cho họ có thể chủ động thực hiện hoạt động xét xử.
Mặt khác, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, khó lƣờng, đất nƣớc đứng trƣớc nhiều vấn đề mới, có cả những thuận lợi, thời cơ xen lẫn những khó khăn, thách thức gay gắt. Vì vậy, các tranh chấp dân sự đang ngày một gia tăng cả về số lƣợng cũng nhƣ mức độ phức tạp. Để đáp ứng đƣợc yêu cầu giải quyết các vụ việc dân sự đó đòi hỏi ngƣời Thẩm phán phải có bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn nghiệp vụ và sự am hiểu các lĩnh vực.
Vì vậy, nâng cao chất lƣợng xét xử, giải quyết các vụ việc dân sự cần quy định cụ thể hơn nữa nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán đồng thời phân định rõ trách nhiệm của Thẩm phán trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự là rất cần thiết.
Thứ hai, yếu tố truyền thống pháp lý
Nƣớc ta là quốc gia có lịch sử lập quốc lâu đời, song pháp luật Việt Nam không phải là một hệ thống pháp luật riêng biệt. Trải qua hàng nghìn năm bị đô hộ, thực dân. Ngày nay, hệ thống pháp luật Việt Nam có đặc trƣng của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa kết hợp những yếu tố ngoại lai do quá trình hội nhập kinh tế với phƣơng Tây kể từ thời kỳ đổi mới.
Pháp luật là sự thể chế hóa đƣờng lối của chính trị, công cụ của giai cấp thống trị dùng để đảm bảo cho lợi ích kinh tế và giữ vững nền chuyên chính. Trong quan điểm này, luật không thể sinh ra từ khu vực “tƣ”, đó là một luận điểm của Lênin. Khẳng định theo Lênin rằng: “Mọi pháp luật đều là luật công, đó chỉ là một phƣơng thức khác thể hiện tƣ tƣởng: Mọi quan hệ pháp lý đều tuân theo tƣ tƣởng chính trị và quy phạm pháp luật không thể là sự phản ánh cho
những nguyên tắc công lý tiêu biểu cho chúng” [22, tr.208]. Bị ảnh hƣởng sâu sắc bởi hệ tƣ tƣởng trên, pháp luật Việt Nam là sự thể chế hóa các chính sách của Đảng cộng sản cầm quyền.
Về hệ thống tƣ pháp, ở nƣớc ta hiện nay đƣợc đặc trƣng bởi hai cơ quan là Tòa án (cơ quan xét xử) và VKS (cơ quan công tố và giám sát tƣ pháp). Khoản 2 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Việt Nam cũng ghi nhận về yêu cầu độc lập của tƣ pháp trong cả Hiến pháp, nhƣng thực tế tổ chức bộ máy tƣ pháp và cách tuyển lựa Thẩm phán hiện nay dẫn đến Thẩm phán khó có thể thực sự độc lập khi thực thi nhiệm vụ của mình.
Thứ ba, yếu tố văn hóa pháp lý
Văn hoá pháp lý là quá trình và kết quả hoạt động sáng tạo của con ngƣời trong lĩnh vực pháp luật, thể hiện trong việc xây dựng, khẳng định và giữ gìn những giá trị pháp lý. Văn hoá pháp lý của cá nhân chính là trình độ ý thức pháp luật, trình độ của cá nhân về sử dụng pháp luật trong các hoạt động thực tiến của mình. Văn hóa pháp luật của xã hội là toàn bộ lĩnh vực vật chất và tinh thần của văn hóa pháp luật, thực tiễn pháp lý trong các giai đoạn lịch sử.
Ở Việt Nam, văn hóa pháp lý còn ở trình độ thấp, mặt bằng dân trí và dân trí pháp lý thấp, ý thức tôn trọng pháp luật và tính chủ động sử dụng pháp luật còn hạn chế, ảnh hƣởng của các phong tục, tập quán lạc hậu và lối sống cũ rất nặng nề, ảnh hƣởng của cơ chế quản lý cũ về tƣ duy và cách ứng xử còn rất lớn nhƣ tƣ duy quan liêu bao cấp, cơ chế xin cho, tùy tiện, bừa bãi trong hành xử, các tệ nạn tham ô, tham nhũng, suy đồi về đạo đức, lối sống đạo đức giả. Chính vì vậy, yếu tố văn hóa pháp lý là yếu tố quan trọng, là cơ sở không thể thiếu để các nhà làm luật làm căn cứ để xây dựng lên các quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của Thẩm phán nói chung và địa vị pháp lý Thẩm phán trong lĩnh vực tố tụng dân sự nói riêng.