Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong tố tụng dân sự trước yêu cầu cải cách tư pháp. Luận văn ThS. Luật Dân sự và Tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 32 - 35)

1.3. Lịch sử hình thành và phát triển các quy định về địa vị pháp lý của Thẩm

1.3.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959

Năm 1945, bộ máy chế độ thực dân phong kiến bị đập tan, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký một loạt sắc lệnh thành lập Tòa án cách mạng: Tòa án quân sự (Sắc lệnh số 33 ngày 13/09/1945), Tòa án đặc biệt (Sắc lệnh số 64 ngày 23/11/1945) và Tòa án binh và Tòa án thƣờng (Sắc lệnh số 13 ngày 24/01/1946). Sắc lệnh số 13/SL ngày 21/01/1945 về “Tổ chức Tòa án và các ngạch tƣ pháp” là văn bản pháp lý đầu tiên quy định tƣơng đối đầy đủ quyền và nhiệm vụ của Thẩm phán.

Tại Sắc lệnh này quy định để trở thành Thẩm phán cần có các điều kiện sau: có quốc tịch Việt Nam; Không phân biệt đàn ông, đàn bà; Có hạnh kiểm tốt và chƣa can án bao giờ. Ngạch Thẩm phán đƣợc chia ra thành hai ngạch sơ cấp và ngạch đệ nhị cấp. Thẩm phán sơ cấp sẽ làm việc ở Tòa án sơ cấp, Thẩm phán đệ nhị cấp làm việc ở các Tòa án đệ nhị cấp và Tòa án thƣợng thẩm.

Tuy chức năng và thẩm quyền của các Thẩm phán có khác nhau phụ thuộc vào cơ quan Tòa án mà Thẩm phán làm việc, nhƣng dƣới góc độ tổ chức đều giống nhau về quyền và nghĩa vụ đƣợc pháp luật quy định. Theo Sắc lệnh số 13/SL Thẩm phán có quyền và nghĩa vụ sau đây: Độc lập xét xử, các vị Thẩm phán chỉ trọng pháp luật và công lý, các cơ quan khác không đƣợc can thiệp vào việc tƣ pháp ( Điều 47 ); Phải xét xử theo pháp luật, các Thẩm phán không thể tự

đặt ra các luật lệ mà xử đoán (Điều 81); Phải làm đầy đủ các bổn phận dự đếu các phiên tòa, xét xử nhanh chóng công minh, phải có đức tính thanh liêm (Điều 83); Phải cƣ xử đúng mực và tự trọng (Điều 84); Tôn trọng Chính phủ và tôn trọng chính thể dân chủ cộng hòa (Điều 85)...

Ngày 17/04/1946, Sắc lệnh 51/SL về “Tổ chức của Tòa án” đƣợc ban hành đã hoàn thiện một bƣớc về thẩm quyền của các cấp Tòa án trong từng lĩnh vực hình sự, dân sự và thƣơng sự. So với sắc lệnh 13 ngày 24/01/1946 nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán và sự phân định quyền hạn giữa Chánh án và Thẩm phán ở Tòa đệ nhị cấp trong Sắc lệnh số 51 ngày 17/04/1946 đƣợc xác định cụ thế, rõ ràng hơn.

Đây là một bƣớc tiến đáng kể, khẳng định vị trí, vai trò của Thẩm phán trƣớc đòi hỏi của thực tiễn xét xử. Song song với quyền của các Thẩm phán thì nghĩa vụ mà họ đƣợc giao cũng nặng nề và cụ thể hơn về tố tụng nhƣ: Thẩm phán sơ cấp kiêm phụ trách tƣ pháp cảnh sát trong địa hạt mình, có nhiệm vụ thi hành của các mệnh lệnh của ông Biện lý và các Tòa án khác ủy thác.

Ngày 09/11/1946, Hiến pháp đầu tiên của Nhà nƣớc dân chủ nhân dân đƣợc Quốc hội thông qua đã khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của Thẩm phán không những về mặt tổ chức mà còn cả về quyền và nghĩa vụ của họ trong công tác xét xử. Theo Sắc lệnh số 13 và Hiến pháp năm 1946 thì “Tòa án đƣợc coi là cơ quan tƣ pháp, giữ một vị trí độc lập trong tổ chức bộ máy nhà nƣớc, là cơ quan vừa thực hiện quyền xét xử đồng thời thực hiện cả quyền công tố nhƣng có sự phân công rõ ràng giữa Thẩm phán xét xử và Thẩm phán công tố” [8, tr.79].

Sau đó, do cả nƣớc bắt đầu tiến hành cuộc kháng chiến trƣờng kỳ chống thực dân Pháp, việc liên hệ giữa các Tòa án có thể bị gián đoạn nên Điều 8 của sắc lệnh số 185/SL ngày 26/05/1948 ấn định thẩm quyền của Tòa án sơ cấp và đệ nhị cấp cho phép “về dân sự Thẩm phán sơ cấp có thẩm quyền ra mệnh lệnh

áp dụng các biện pháp bảo thủ cần thiết, không có giới hạn nào’’ trong điều kiện giao thông bị gián đoạn.

Đến năm 1950, Nhà nƣớc ta thực hiện cuộc cải cách tƣ pháp đầu tiên đƣợc đánh dấu bằng Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/05/1950. Có thể nói rằng cuộc cải cách tƣ pháp này có ý nghĩa lịch sử rất to lớn nhằm mục đích “dân chủ hóa bộ

máy tư pháp và hoạt động xét xử như thành phần nhân dân trong xét xử chiếm đa số; thành lập Hội đồng hòa giải ở mỗi huyện, ngoài luật sư bào chữa còn có bào chữa viên nhân dân” [11, tr.79]. Nhiệm vụ chủ yếu của cuộc cải cách tƣ

pháp là tổ chức lại hệ thống Tòa án nhân dân theo yêu cầu gọn, nhẹ, thống nhất, hoạt động có hiệu quả, đảm bảo nguyên tắc dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Tòa án, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử và giám sát hoạt động xét xử của Tòa án [9, tr.82].

Sắc lệnh số 158 ngày 17/11/1950 đã quy định mở rộng việc bổ dụng cán bộ công nông vào ngạch Thẩm phán. Theo đó những cán bộ công nông có thành tích, kinh nghiệm có thể đƣợc bổ dụng vào ngạch Thẩm phán thích đáng theo đề nghị của Hội đồng tuyển trạch (Điều 1); bên cạnh đó còn quy định về việc thăng bổ các Thẩm phán huyện. Theo đó các Thẩm phán Tòa án nhân dân huyện nếu có năng lực và tinh thần phục vụ có thể đƣợc thăng bổ lên ngạch Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh theo đề nghị của Hội đồng tuyển trạch (Điều 2).

Tiếp đó tại Hội nghị cán bộ tƣ pháp toàn quốc lần thứ 7 họp tháng 04/1951 đã triển khai việc thực hiện chế định HTND và thông qua đề án quy định lề lối làm việc của Thẩm phán và HTND trong TAND. Bộ tƣ pháp đã thông qua thông tƣ số 2P-4 ngày 05/02/1952, trong thông tƣ này khẳng định Thẩm phán là công chức, cùng với HTND lập thành một khối là TAND. Thẩm phán là ngƣời chuyên trách thƣờng xuyên ở Tòa án, gách vác các nhiệm vụ theo dõi và nhìn bao quát mọi hoạt động từ công việc tổ chức, điều khiển, văn phòng cho đến việc chuẩn bị cho việc xét xử và hòa giải. Thẩm phán chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ và trƣớc nhân dân về kết quả hoạt động của Tòa án.

Có thể nói, giai đoạn 1945 – 1959, Nhà nƣớc ta đang từng bƣớc xây dựng và củng cố một nền tƣ pháp tiến bộ, trong đó có sự phát triển vƣợt bậc của ngành

Tòa án. Mặt khác, hoàn cảnh lịch sử tại thời điểm đó có nhiều diễn biến phức tạp, miền Bắc hoàn toàn độc lập thoát khỏi ách thống trị của đế quốc thực dân nên việc đòi hỏi bộ máy nhà nƣớc nói chung hệ thống cơ quan xét xử nói riêng cần phải có sự thay đổi đáng kể cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ.

Sự ra đời của của Hiến pháp năm 1959 đã đánh dấu một bƣớc quan trọng để quy định về chế định Tòa án nói chung và chế định Thẩm phán nói riêng một cách hệ thống hơn ở tầm văn bản luật. Dù chƣa đầy đủ nhƣng những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán trong giai đoạn này đã khẳng định đƣợc vị trí, vai trò của Thẩm phán, nó không những đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác xét xử lúc đó mà còn đặt nền móng cho việc hoàn thiện các quy định nói trên ở các văn bản pháp luật sau này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong tố tụng dân sự trước yêu cầu cải cách tư pháp. Luận văn ThS. Luật Dân sự và Tố tụng dân sự 60 38 01 03 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)