Nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Địa vị pháp lý của Thẩm phán (Trang 73 - 74)

Thẩm phán

Trong điều kiện hiện nay, các tranh chấp ngày càng đa dạng, phức tạp, cùng với mặt trái của cơ chế thị trường đang hàng ngày, hàng giờ tác động vào hoạt động xét xử, đòi hỏi Thẩm phán không chỉ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng mà cần có lương tâm và đạo đức nghề nghiệp trong sáng.

Thẩm phán giữ vị trí quan trọng trong việc xét xử - giai đoạn trung tâm của hoạt động tố tụng, vì thế, thẩm phán phải được tuyển chọn một cách kỹ lưỡng, cẩn thận để chọn người đủ năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như phẩm chất đạo đức. Pháp luật hiện hành đã lựa chọn cách thức bổ nhiệm để tuyển chọn thẩm phán cũng như đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể để tuyển chọn thẩm phán.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Toà án nhân dân tối cao, chúng ta "chưa có sự đổi mới mạnh mẽ trong tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán, nhất là việc bổ nhiệm lại thẩm phán". Việc bồi dưỡng nâng cao năng lực xét xử cho đội ngũ Thẩm phán là hết sức cần thiết và phải được tiến hành thường xuyên. Tuy nhiên công tác này thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức và còn bất cập, hạn chế như chưa tiến hành thường xuyên, đồng đều tại các địa phương; chương trình, nội dung kế hoạch còn thụ động, đội ngũ giáo viên kiêm chức.

Để nâng cao trình độ của Thẩm phán, cần đa dang hoá các hình thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thảm phán như đào tạo tập trung các lớp tại các trường đào tạo, tổ chức các khoá ngắn hạn bồi dưỡng nghiệp vụ; ra các văn bản rút kinh nghiệm; tổ chức các cuộc thi, tham dự các phiên toà mẫu,…

Bên cạnh bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, đội ngũ thẩm phán phải học tập nâng cao trình độ về chính trị, kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế, kiến thức chuyên sâu về tin học, ngoại ngữ.

Ngoài việc bồi dưỡng, đào tạo về kiến thức chuyên môn và kỹ năng liên quan đến hoạt động của Thẩm phán, vấn đề tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đề cao phẩm chất đạo đức là cần tiết để xây dựng đội ngũ thẩm phán vừa có tài, vừa có đức.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Địa vị pháp lý của Thẩm phán (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)