Thực trạng địa vị pháp lý của Thẩm phán trong xét xử án hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Địa vị pháp lý của Thẩm phán (Trang 35)

hình sự

hình sự Tố tụng hình sự được quy định thành nhiều giai đoạn khác nhau như: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử… Mỗi một giai đoạn do một hoặc một vài cơ quan đảm nhiệm theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (sắp tới ngày 01/01/2018 Luật Tố tụng hình sự năm 2015 mới có hiệu lực).

Nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm phán trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự được quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Và điểm a khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 được hướng dẫn tại Khoản 2 Mục I Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02 tháng 10 năm 2004 về việc hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất "những quy định chung" của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về người tiến hành tố tụng và việc thay đổi người tiến hành tố tụng.

Điểm a khoản 2 Điều 39 của Bộ luật Tố tụng hình sự quy định Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ, quyền hạn: "quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật này". Theo quy định tại các điều 79, 80, 88, 91, 92 và Điều 93 của Bộ luật Tố tụng hình sự về các biện pháp ngăn chặn và việc quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, nếu Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa không phải là Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao thì không được quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giam mà chỉ được quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn sau đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Địa vị pháp lý của Thẩm phán (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)