chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về cải cách tư pháp
Nhà nước ta luôn chú trọng đến công tác cải cách tư pháp mà yêu cầu bức thiết là xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao. Nhiệm vụ cải cách tư pháp được đã được đề ra trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Nghị quyết 49-NQ/TW được ban hành là kết quả nối tiếp những nhiệm vụ đã nêu trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị về Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, những đề cập toàn diện nhiệm vụ cải cách tư pháp trong giai đoạn từ 2006 đến 2020 nhằm góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ đất nước, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước
pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập quốc tế của đất nước. Cải cách tư pháp với mục tiêu "Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao" và phương hướng xác định "Tòa án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm".
Với tinh thần đó, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Tòa án trong sạch, vững mạnh chuyên nghiệp, từng bước hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần cải cách tư pháp, luôn được thể chế hóa trong các Chỉ thị về triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác hàng năm của ngành Toà án nhân dân. Do đó, việc hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của Thẩm phán trước hết phải phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng về cải cách tư pháp.