Xét xử án hình sự là một trong những quy trình của tố tụng hình sự. Tố tụng hình sự được quy định thành nhiều giai đoạn khác nhau như: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử… Mỗi một giai đoạn do một hoặc một vài cơ quan đảm nhiệm theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (sắp tới ngày 01/01/2018 Luật Tố tụng hình sự năm 2015 mới có hiệu lực).
Nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm phán trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự được quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Và điểm a khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 được hướng dẫn tại Khoản 2 Mục I Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02 tháng 10 năm 2004 về việc hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất "những quy định chung" của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về người tiến hành tố tụng và việc thay đổi người tiến hành tố tụng.
Điểm a khoản 2 Điều 39 của Bộ luật Tố tụng hình sự quy định Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ, quyền hạn: "quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật này". Theo quy định tại các điều 79, 80, 88, 91, 92 và Điều 93 của Bộ luật Tố tụng hình sự về các biện pháp ngăn chặn và việc quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, nếu Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa không phải là Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao thì không được quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giam mà chỉ được quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn sau đây:
a) Cấm đi khỏi nơi cư trú (Điều 91 của Bộ luật Tố tụng hình sự); b) Bảo lĩnh (Điều 92 của Bộ luật Tố tụng hình sự);
c) Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm (Điều 93 của Bộ luật Tố tụng hình sự).
Khi quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn cần bảo đảm đúng các quy định về điều kiện, đối tượng và các quy định khác tại các điều luật tương ứng của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Bắt đầu từ ngày 01/01/2018, vị trí, vai trò của Thẩm phán được quy định tại Điều 45 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Khi vụ án hình sự có quyết định khởi tố, chánh án tòa án sẽ phân công thẩm phán phụ trách vụ án. Thẩm phán được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa; b) Tiến hành xét xử vụ án;
c) Tiến hành hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử;
d) Tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án [20].
Riêng thẩm phán chủ tọa phiên tòa ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn quy định nói trên còn có những nhiệm vụ quyền hạn khác như:
a) Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ biện pháp tạm giam;
b) Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
c) Quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án;
d) Điều hành việc xét xử vụ án, tranh tụng tại phiên tòa;
đ) Quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, thực nghiệm điều tra; thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám định; yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu thay đổi người định giá tài sản;
e) Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;
g) Quyết định triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa;
h) Thực hiê ̣n nhiê ̣m vu ̣, quyền ha ̣n tố tu ̣ng khác thuộc thẩm quyền của Tòa
án theo sự phân công của Chánh án Tòa án theo quy đi ̣nh của Bô ̣ luâ ̣t này [20].
Khi được trao quyền, đồng thời thẩm phán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
So sánh hai điều luật của hai văn bản Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, có thể nhận thấy, Điều 45 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm chung của Thẩm phán trong giai đoạn xét xử nhìn chung về cơ bản tương tự như quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Bên cạnh đó, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã có sự sửa đổi, bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán so với quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về Thẩm quyền của Thẩm phán khi được phân công chủ tọa phiên Tòa nhằm đảm bảo, thực hiện nguyên tắc xét xử. Bổ sung thêm các quyền năng của Thẩm phán tại điểm d, đ, e của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, những quyền năng này trước đây Thẩm phán chưa được ghi nhận.
Trong quy trình tố tụng hình sự, "xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là giai đoạn trung tâm và giữ vai trò quyết định đối với toàn bộ quy trình tố tụng hình sự" [9, tr. 7]. Giai đoạn xét xử này thể hiện tập trung, đầy đủ nhất các quyền năng của Thẩm phán. Tất cả các vụ án nói chung và vụ án hình sự nói riêng đều phải trải qua giai đoạn xét xử sơ thẩm. Nếu Thẩm phán, Hội đồng xét xử sơ thẩm xét xử chính xác, đúng pháp luật thì sẽ ít kháng cáo hoặc kháng nghị. Giai đoạn xét xử sơ thẩm bắt đầu kể từ khi Tòa án có thẩm quyền thụ lý hồ sơ vụ án cùng quyết định truy tố của Viện kiểm sát được chuyển sang Tòa án có thẩm quyền và kết thúc khi hết thời hạn kháng cáo, kháng
nghị. Thủ tục xét xử phúc thẩm chỉ tiến hành trong trường hợp xuất hiện kháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm.
Giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có thể chia thành ba giai đoạn. Mỗi một giai đoạn, Thẩm phán chủ tọa lại có những nhiệm vụ phù hợp với tiến trình xét xử. Cụ thể:
- Giai đoạn chuẩn bị xét xử: Bắt đầu tư khi hồ sơ vụ án cùng quyết định truy tố (cáo trạng) được chuyển sang Tòa án có thẩm quyền và kết thúc khi Tòa án có thẩm quyền vào phòng xử án.
Trong tố tụng hình sự, sau khi vụ án được thụ lý, Chánh án phân công một Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa. Thẩm phán được phân công có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ, giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của người tham gia tố tụng và tiến hành những việc cần thiết cho việc mở phiên Tòa. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (sửa đổi) thì thành phần hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm.
Trong giai đoạn này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ:
+ Xác định xem vụ án có thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp mình không: Hoạt động này chỉ tiến hành hiệu quả khi Thẩm phán tiến hành nghiên cứu hồ sơ vụ án. Nếu vụ án không thuộc thẩm quyền, Thẩm phán phải báo cáo cho Chánh án xem xét, giải quyết theo quy định của Điều 174, Điều 175, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (sau này quy định tại Điều 274, 275, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015). Hoạt động nghiên cứu hồ sơ vụ án rất quan trọng không chỉ nhằm mục đích ra các quyết định tại khoản 2 Điều 176 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (sau này ghi nhận tại khoản 1 Điều 277 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015) mà còn nhằm phát hiện ra những sai phạm của cơ quan điều tra; Nếu vụ án được đưa ra xét xử thì kết quả của hoạt động nghiên cứu hồ sơ vụ án sẽ được Thẩm phán chủ tọa phiên tòa sử dụng trong quá trình xét xử.
+ Thẩm phán được quyền ra quyết định đưa vụ án ra xét xử: Nếu khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Thẩm phán thấy hồ sơ vụ án đã đẩy đủ, rõ ràng các
chứng cứ, đặc biệt là các chứng cứ buộc tội hoặc sau khi trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, Viện kiểm sát cho rằng việc điều tra đã đầy đủ.
+ Thẩm phán được quyền ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung
(Điều 179 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003; Điều 280 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015). Theo quy định của các văn bản pháp luật, Thẩm phán sẽ ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm để điều tra bổ sung khi xảy ra các trường hợp luật định. Ví dụ như: Khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng (khi thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề được Bộ luật Tố tụng hình sự quy định mà không thể điều tra bổ sung tại phiên tòa).
+ Thẩm phán chủ tọa phiên tòa được quyền ra quyết định tạm đình chỉ vụ án (Điều 180 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003; Điều 281 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015).
+ Thẩm phán chủ tọa được quyền quyết định đình chỉ vụ án (Điều 282 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015): Đây là điểm mới của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 vì Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 chưa có quy định cụ thể, trực tiếp loại quyền năng này cho Thẩm phán chủ tọa phiên Tòa.
+ Thẩm phán chủ tọa được quyền áp dụng hoặc thay đổi hoặc hủy bỏ một số biện pháp ngăn chặn.
+ Nghiên cứu hồ sơ vụ án: Sau khi nhận được hồ sơ vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải tiến hành nghiên cứu ngay hồ sơ vụ án (kể cả về thủ tục tố tụng và về luật nội dung). Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải trả lời được các câu hỏi đặt ra: (1) Vụ án có thuộc thẩm quyền giải quyết của mình không? (2) Cơ quan điểu tra đã thu thập đủ chứng cứ làm sáng tỏ nội dung vụ án chưa? (3) Hoạt động điều tra của cơ quan điều tra có tiến hành theo quy định của pháp luật không? (4) Hành vi của bị cáo bị truy tố có cấu thành tội phạm không? (5) Đã thu giữ được tang vật đầy đủ chưa?...
+ Thẩm phán lập kế hoạch xét hỏi: Kế hoạch sẽ giúp cho Thẩm phán chủ động tiến hành quá trình xét hỏi tại phiên Tòa để làm sáng tỏ các tình tiết của
vụ án. Trong kế hoạch xét hỏi, Thẩm phán cần chú ý dự kiến các tình huống có thể xảy ra tại phiên tòa và phương án xử lý cho phù hợp như: bị cáo phản cung, chỉ nhận một phần hoặc đổ lỗi cho việc bị ép cung ở giai đoạn điều tra, bị cáo cung cấp thêm tài liệu chứng cứ, bị cáo đề nghị thay đổi thành phần những người tiến hành tố tụng…
+ Chuẩn bị cho việc mở phiên tòa sơ thẩm: Thẩm phán ra quyết định triệu tập những người tham gia phiên tòa: căn cứ vào quyết định đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán xác định thành phần tham gia phiên Tòa để triệu tập họ đến phiên tòa. Việc triệu tập này phải bằng văn bản và việc giao nhận phải lập bằng biên bản có chữ ký của đương sự, nếu đương sự vắng mặt thì thân nhân ký nhận thay.
- Giai đoạn hai: Giai đoạn xét xử tại phiên Tòa: Giai đoạn bắt đầu từ thời điểm hội đồng xét xử sơ thẩm vào phòng xử án và kết thức sau khi hội đồng xét xử tuyên bản án, quyết định.
Phiên tòa sơ thẩm được đánh giá là giai đoạn quan trọng nhất của toàn bộ thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Ở giai đoạn xét xử trách nhiệm thuộc về cá nhân Thẩm phán thì bắt đầu ở giai đoạn này trách nhiệm này thuộc về tập thể Hội đồng xét xử, hoạt động mang tính tập thể. Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa vừa là người tiến hành tố tụng vừa là người điều khiển toàn bộ hoạt động tố tụng tại phiên tòa của những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng.
Thứ nhất, vai trò của Thẩm phán trong thủ tục bắt đầu phiên tòa. Thủ tục bắt đầu phiên Tòa nhằm kiểm tra sự có mặt của những người tham gia tố tụng được triệu tập, giải quyết các yêu cầu, đề nghị của các bên nhằm tạo ra các điều kiện cần thiết cho các phần tiếp theo của phiên tòa. Theo quy định của cả Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, các hoạt động ở phần bắt đầu phiên tòa đều do Thẩm phán - chủ tọa phiên tòa điều hành theo trình tự, thủ tục luật định. Như: đọc quyết định đưa
vụ án ra xét xử, kiểm tra căn cước của những người tham gia phiên tòa, giải thích về quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa, hỏi bị cáo xem đã nhận được cáo trạng và quyết định đưa vụ án ra xét xử...
Về nguyên tắc, Thẩm phán sẽ xét xử từ đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa. Tuy nhiên trong những trường hợp bất khả kháng như: Thẩm phán ốm đau bất ngờ hoặc các sự kiện bất khả kháng khác thì vụ án do Thẩm phán dự khuyết đảm nhận.
Thứ hai, Thẩm phán là chức danh duy nhất được điều khiển hoạt động
xét hỏi tại Tòa. Hoạt động xét hỏi là hoạt động trọng tâm của phiên tòa, là quá
trình điều tra, kiểm tra trực tiếp, công khai với sự tham gia đầy đủ của các bên chủ thể, hoạt động này nhằm "tái hiện, củng cố và khẳng định những tình tiết, sự kiện của vụ án một cách đầy đủ và toàn diện nhất. Trên cơ sở đó, hình thành những thông tin chính xác giúp cho việc tranh luận, nghị án và tuyên án được tốt" [23].
Vai trò chủ đạo của Thẩm phán trong hoạt động này được thể hiện: Sau khi Viện kiểm sát đọc bản cáo trạng, Thẩm phán là người được đặt câu hỏi trước, sau đó điều khiển hoạt động này trong suốt quá trình. Việc xét hỏi phải được tiến hành trực tiếp, bằng lời nói, thẩm phán và những thành viên khác trong hội đồng xét xử, những người tiến hành tố tụng khác phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi và nghe ý kiến của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và lợi ích liến quan… nghe ý kiến của kiểm sát viên, người bào chữa.
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa là chủ thể chịu trách nhiệm bảo đảm việc xét xử tại phiên tòa phải được tiến hành liên tục, công khai, việc khai thác những tình tiết của vụ án không bị đứt quãng, gián đoạn.
Thứ ba, thẩm phán chủ tọa phiên tòa sơ thẩm là người điều khiển hoạt động tranh luận tại phiên tòa. Hoạt động này đảm bảo cho đại diện Viện kiểm sát, những người tham gia phiên tòa được phân tích, đánh giá chứng cứ của
vụ án góp phần đề ra những biện pháp xử lý phù hợp với quy định của pháp luật. Chủ tọa phiên tòa cũng là người phải tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến của mình nhung có quyền cắt những ý kiến không liên quan đến vụ án. Với những ý kiến có liên quan đến vụ án nhung chưa được kiểm sát viên tranh luận, chủ tọa phiên tòa có quyền đề nghị kiểm sát viên phải tranh luận tiếp.
Thứ tư, Thẩm phán là một trong những chủ thể quan trọng trong quá trình thảo luận và thông qua quyết định, bản án kết tội hoặc không kết tội bị cáo tại phòng nghị án. Chỉ có các thành viên của hội đồng xét xử mới là người