Về điều kiện công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoà

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, Quyết định Dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 29 - 31)

dân sự của tòa án nước ngoài

Pháp luật quốc gia và các điều ước quốc tế về công nhân và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài thường quy định các điều kiện sau:

Thứ nhất, điều kiện về giá trị pháp lý của các bản án, quyết định. Theo điều kiện này, bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài có yêu cầu công nhận và cho thi hành phải là bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo pháp luật nước đã tuyên.

Cơ sở để một phán quyết của tòa án phát sinh hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các bên trong vụ việc là việc phán quyết đó đã có hiệu lực pháp lý theo quy định của pháp luật (trong một số trường hợp đặc biệt, bản án, quyết định dân sự mặc dù chưa có hiệu lực pháp luật nhưng vẫn được thi hành ngay, ví dụ: Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả lương, trợ cấp mất việc làm…).

Một bản án, quyết định dân sự của tòa án chỉ được công nhận và cho thi hành tại nước ngoài khi bản án, quyết định đó đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của nước đã tuyên ra nó. Bởi, một bản án chưa có hiệu lực pháp lý ngay tại nước tuyên ra bản án, quyết định đó thì không thể phát sinh hiệu lực pháp lý tại nước ngoài. Đây là điều kiện đầu tiên, bắt buộc mà hầu hết pháp luật các nước và các điều ước quốc tế về vấn đề này đều quy định.

Thứ hai, điều kiện về thẩm quyền giải quyết vụ việc của tòa án.

Theo điều kiện này, tòa án nước ngoài đã tuyên bản án, quyết định dân sự có yêu cầu công nhận và cho thi hành là tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của tố tụng dân sự quốc quốc tế.

Căn cứ để xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của tòa án có thể là quốc tịch của đương sự, mối liên hệ của vụ việc đối với lãnh thổ của quốc gia có tòa án hoặc sự thỏa thuận của các bên đương sự. Pháp luật về công nhận và cho thi hành của nhiều nước còn quy định nếu vụ án thuộc thẩm quyền riêng biệt của tòa án nước nhận được yêu cầu thì sẽ bị từ chối công nhận.

Thứ ba, điều kiện về sự đảm bảo các quyền tố tụng của đương sự. Theo điều kiện này, trong quá trình ra bản án, quyết định tòa án nước ngoài phải đảm bảo đầy đủ các quyền tố tụng dân sự của đương sự, đặc biệt là quyền tố tụng của bên phải thi hành.

Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, từ giai đoạn thụ lý đến khi ra phán quyết và phán quyết đó phát sinh hiệu lực, để thể hiện sự khách quan, công bằng, thì khi giải quyết vụ việc tòa án nhất thiết phải đảm bảo cho đương sự được thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự của mình theo quy định của pháp luật như: Quyền được đưa ra chứng cứ; quyền tự bảo vệ; quyền tham gia phiên tòa, tranh luận tại phiên tòa... Nếu tòa án nước ngoài không đảm bảo các quyền tố tụng của đương sự sẽ bị coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng của nước đó và sẽ bị từ chối công nhận và cho thi hành.

Thứ tư, điều kiện về bảo lưu trật tự công cộng.

Theo điều kiện này, một bản án, quyết định của tòa án nước ngoài sẽ được công nhận và cho thi hành nếu như hậu quả của việc công nhận và thi hành không trái với pháp luật và trật tự công cộng của nước nhận được yêu cầu công nhận và thi hành.

Trật tự công cộng của một quốc gia được coi là một trong các nguyên tắc mang tính chất nền tảng của chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và pháp luật quốc gia. Bảo lưu trật tự công cộng chính là bảo vệ các nguyên tắc cơ bản của chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và pháp luật quốc gia. Pháp luật mỗi quốc gia đều có các nguyên tắc, trật tự riêng phù hợp với từng đặc điểm cụ thể của quốc gia, các nguyên tắc đó được coi là nền tảng của chế độ xã hội và hệ thống pháp luật quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, Quyết định Dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)