hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam
Để hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, bên cạnh việc áp dụng các giải pháp về xây dựng pháp luật, cần kết hợp chặt chẽ, đồng bộ, có tổ chức với các giải pháp về thi hành pháp luật về vấn đề này.
Các giải pháp về thi hành pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, bao gồm:
Thứ nhất, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài.
Để nâng cao nhận thức của cá nhân, pháp nhân Việt Nam và cá nhân, pháp nhân nước ngoài về pháp luật công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam cần thiết phải tuyên truyền, phổ biến rộng rãi pháp luật tố tụng dân sự quốc tế nói chung và pháp luật về công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài nói riêng. Hoạt động tuyên truyền cần tập trung vào các vấn đề sau:
- Tuyên truyền về nguyên tắc công nhận và cho thi hành; - Tuyên truyền về điều kiện công nhận và cho thi hành;
- Tuyên truyền về trình tự, thủ tục công nhận và cho thi hành;
Thực hiện tốt việc tuyên truyền các vấn đề trên, sẽ giúp cho người được tuyên truyền hiểu, nhận thức các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này, đặc biệt giúp cho người có yêu cầu và người phải thi hành bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình trên cơ sở các quy định của pháp luật.
Thứ hai, tăng cường sự phối kết hợp giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài.
Bộ Tư pháp, Tòa án nhân là những có quan trực tiếp giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành của đương sự, Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động này. Tuy nhiên, hiện nay cơ chế phối hợp giữa các cơ quan này chưa thật sự được chặt chẽ, đã dẫn đến hoạt động của các cơ quan trong lĩnh vực này là kém hiệu quả. Do vậy, để nâng cao chất lượng hoạt động, cần tăng cường hơn nữa sự phối kết hợp giữa các cơ quan như: Sự phối hợp giữa Tòa án và Bộ Tư pháp trong trường hợp việc Tòa án Việt Nam yêu cầu giải thích những điểm chưa rõ trong hồ sơ hoặc việc thông báo kết quả của giải quyết đơn yêu cầu của Tòa án cho Bộ Tư pháp; việc chuyển hồ sơ nghiên cứu giữa Tòa án và Viện Kiểm sát….
Thứ ba, đề cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc triển khai các giải pháp xây dựng và áp dụng pháp luật về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài.
Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần sớm tổng kết thực tiễn việc áp dụng các quy định của pháp luật quốc gia, các quy định trong các điều ước quốc tế về vấn đề công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài. Trên cơ sở đó tìm ra những khó khăn, vướng mắc và đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp với thực tiễn pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế, góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này.
Bộ Ngoại giao cần chủ trì phối hợp với các bộ ngành liên quan, xem xét quyết định áp dụng nguyên tắc có đi có lại và sớm có danh sách các nước Việt Nam áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong trương trợ tư pháp nói chung và trong vấn đề công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài nói riêng để giúp các cơ quan có thẩm có cơ sở pháp lý chấp nhận hoặc từ chối yêu cầu công nhận và cho thi hành.
Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần phối hợp để đưa ra phương án đề xuất với Chính phủ, Quốc hội trong việc ký kết, gia nhập các điều ước quốc song phương, đa phương, đặc biệt là tham gia các Công ước La Hay về công nhận và thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài.
Thứ tư, tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ, hiểu biết pháp luật cho đội ngũ cán bộ trực tiếp giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài
Bộ Tư pháp, Bộ ngoại giao và các cơ quan có thẩm quyền cần sớm có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng, đàm phán ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp và xây dựng pháp luật quốc gia về vấn đề này.
Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao cần tăng cường, làm tốt hơn nữa công tác tập huấn, bồi nghiệp vụ cho cán bộ, thẩm phán trực tiếp giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành, giúp họ có kiến thức chuyên môn
sâu, chủ động, sáng tạo, tự tin trong việc giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài.
Thứ năm, đẩy mạnh công tác kiểm tra, nhận xét án, thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm trong công tác xét đơn yêu cầu công nhận và cho hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài.
Hiện nay, việc kiểm tra, nhận xét án về vấn đề này chưa ngành Tòa án nhân dân Việt Nam được chú trọng. Việc tổng kết, rút kinh nghiệm chưa được tiến hành thường xuyên. Thực hiện tốt các công tác trên, sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công nhận và cho thi hành, tăng cường pháp chế, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các bên, hạn chế được việc trả lại đơn yêu cầu hoặc việc Tòa án nhân dân tối cao sửa một phần hoặc toàn bộ các quyết định không công nhận hoặc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài.
Thứ sáu, đẩy mạnh công tác thống kê, báo cáo về kết quả thụ lý, giải quyết đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài. Hiện nay, việc thống kê, báo cáo kết quả thụ lý, giải quyết các đơn yêu cầu vẫn được tổng hợp trong số liệu giải quyết việc dân sự của tòa án và không thể hiện rõ tình hình thụ lý và kết quả giải quyết đơn. Điều này đã không thể hiện được tình hình thực tế trong công tác giải quyết đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành của ngành Tòa án Việt Nam. Do vậy, Tòa án nhân tối cao cần sớm có hướng dẫn về công tác này.
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam, cần thiết phải tiến hành đồng bộ các giải pháp trên. Bởi lẽ, các giải pháp này liên quan chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau, tạo điều kiện và tiền đề cho nhau. Việc thực hiện các giải pháp sẽ góp phần thiết thực vào việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam nói chung, đồng thời hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam nói riêng, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Nhằm góp phần triển khai thực hiện hai nghị quyết số 48-NQ/TW, 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Trên cơ sở các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị sau:
Một là, cần tăng cường hơn nữa hoạt động hợp tác trong lĩnh vực tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước. Bên cạnh những đề xuất về thể chế hoàn thiện pháp luật trong nước về tương trợ tư pháp, chúng ta cần thường xuyên và liên tục đánh giá, rà soát tình hình thực hiện các hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự đã ký kết. Tích cực, chủ động hơn nữa trong việc tiến hành đàm phán ký kết một số hiệp định tương trợ tư pháp song phương trong lĩnh vực dân sự trong đó có quy định vấn đề công nhận và thi hành với các nước láng giềng, các nước trong khu vực, các nước có quan hệ truyền thống, các nước có đông công dân Việt Nam cư trú, học tập, làm việc như Anh, Hàn Quốc, Camphuchia, Ấn Độ, Nhật Bản, Ôtrâylia...
Hai là, cần tăng cường việc nghiên cứu, tham gia các thiết chế đa phương về tương trợ tư pháp đặc biệt là tham gia vào các công ước La hay về vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án nước vấnài trong lĩnh vực dân sự và thương mại. Hiện nay, cơ chế hợp tác tương trợ tư pháp đa phương đang được nhiều quốc gia ưu tiên lựa chọn. Các điều ước đa phương trong lĩnh vực tương trợ tư pháp sẽ tạo ra một cơ chế thực thi chung, có hiệu quả cho các quốc gia thành viên trong việc hợp tác, hỗ trợ nhau trong các hoạt động nói chung và đối với hoạt động công nhận và cho thi hành nói riêng.
Ba là, cần sửa đổi, bổ sung những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật quốc gia như Bộ luật Tố tụng dân sự, Hiến pháp, Luật Thi hành án dân sự, Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án như đã phân tích ở trên. Đồng thời sớm có văn bản hướng dẫn cụ thể, thống nhất pháp luật về này trên cơ sở bảo
vệ chủ quyền quốc gia, tăng cường hợp tác quốc tế và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của đương sự.
Bốn là, tăng cường sự hợp tác, phối kết hợp giữa Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam.
Năm là, cần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, hiểu biết pháp luật về công nhận và cho thi hành đối với đội ngũ cán bộ trực tiếp giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài.
KẾT LUẬN
Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài có vai trò rất quan trọng, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, đảm bảo việc giải quyết các vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác. Vấn đề xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hội nhập quốc tế trong đó có nội dung công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài là một trong những chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, đã được ghi nhận trong Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị.
Việc nghiên cứu một cách tổng thể, đặc biệt là hướng hoàn thiện pháp luật về vấn đề công nhận và cho thi hành có ý nghĩa rất quan trọng và đang được các nhà lý luận, các cơ quan hoạt động tư pháp quan tâm. Với hy vọng xây dựng một hệ thống pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam hoàn thiện, phát triển, đáp ứng các yêu cầu thực tiễn đề ra, nhất là yêu cầu cầu hội nhập quốc tế, việc nghiên cứu đề tài "Hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế" đã đạt được một số kết quả sau:
- Trình bày một cách khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam.
- Trình bày một số mô hình pháp luật về công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài của các nước, các quy định quốc tế về vấn đề này để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Thực hiện nghiên cứu, phân tích và đánh giá cơ sở, thực trạng pháp luật Việt Nam về công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài.
Là đối tượng của khoa học pháp lý, vấn đề công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài còn mang tính mới đối với Việt Nam nên trong thời gian qua đã bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập, một số quy định còn chưa rõ ràng và còn có nhiều cách hiểu. Các quy định pháp luật về vấn đề này còn chưa được đồng bộ, thống nhất, thiếu văn bản hướng dẫn, đòi hỏi trước tiên là cần tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này. Sau đó là làm tốt công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ của những cán bộ có thẩm quyền liên quan đến việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài và giáo dục, tuyên truyền việc thực hiện pháp luật về vấn đề này cho cá nhân, pháp nhân Việt Nam, cá nhân pháp nhân nước ngoài.
Những đề xuất về vấn đề này đã được nêu ra trong luận văn, chúng ta làm tốt những vấn đề đó là đã bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân, pháp nhân Việt Nam và cá nhân pháp nhân nước ngoài, đồng thời góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới, thúc đẩy sự phát triển hơn nữa các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài là một vấn đề còn khá mới đối với Việt Nam. Để góp phần áp dụng đúng các quy định pháp luật, đồng thời nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay thì cần thiết phải nghiên cứu các quy định của pháp luật về vấn đề này. Tác giả hy vọng những kết quả khiêm tốn của đề tài luận văn sẽ góp phần nhỏ vào việc hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, với khả năng nghiên cứu của tác giả còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, kính mong được sự quan tâm, thông cảm và đóng góp của các thầy, cô giáo và những người quan tâm đến vấn đề này.