Về trình tự, thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoà

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, Quyết định Dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 31 - 33)

không thể trái với các nguyên tắc, trật tự đó. Điều kiện này được pháp luật nhiều nước quy định và áp dụng trong thực tế, nhằm mục đích ngăn ngừa các hậu quả tiêu cực do việc công nhận và thi hành trái với trật tự công cộng gây ra.

1.1.3.2. Về trình tự, thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài quyết định dân sự của tòa án nước ngoài

Trình tự, thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài là các bước để một cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành của đương sự, vì vậy, phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật quốc gia về pháp luật tố tụng dân sự. Pháp luật mỗi quốc gia đều có những quy định riêng về trình tự, thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài nhưng về cơ bản đều gồm các bước sau:

Bước thứ nhất, nộp đơn đến cơ quan có thẩm quyền.

Sau khi phán quyết của tòa án có hiệu lực, bên có quyền lợi cần được thi hành hoặc không có nhu cầu thi hành ở nước ngoài phải làm đơn đến cơ quan có thẩm quyền của nước có nhu cầu, trong một thời hạn nhất định để:

Yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, hoặc chỉ yêu cầu công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài;

Yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài khi không có nhu cầu thi hành.

Nội dung đơn gồm các vấn đề cơ bản sau:

- Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc của người hoặc nơi đặt trụ sở chính của pháp nhân được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó;

- Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc của người hoặc nơi đặt trụ sở chính của pháp nhân phải thi hành hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành án;

Bước thứ hai, nhận đơn và xem xét thụ lý giải quyết.

Việc xét đơn yêu cầu sẽ do cơ quan có thẩm quyền của nước nhận được yêu cầu thụ lý, xem xét, kiểm tra và ra quyết định trên cơ sở các quy định của pháp luật quốc gia và điều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên. Nội dung và phạm vi kiểm tra tùy thuộc vào quy định của pháp luật từng nước, điều ước tế.

Hiện nay, các nước trên thế giới thường sử dụng hai phương pháp sau:

Phương pháp kiểm tra toàn diện: Theo phương pháp này cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra cả về mặt nội dung và hiệu lực về hình thức, bao gồm khả năng sửa đổi nội dung bản án, quyết định và có thể từ chối nếu như không đáp ứng đủ các điều kiện. Ví dụ: Pháp luật Hoa Kỳ; pháp luật Pháp (trước năm 1964 phương thức kiểm tra này được Pháp áp dụng, tuy nhiên kể từ ngày 7/1/1964 sau khi giải quyết vụ án cấp dưỡng ly hôn giữa Munzer.c.Dame Munzer thì phương thức này đã không được áp dụng nữa).

Phương pháp kiểm tra hạn chế: Theo phương pháp này cơ quan có thẩm quyền chỉ kiểm tra hiệu lực của bản án, quyết định theo các tiêu chí và nội dung nhất định không bao gồm việc sửa đổi nội dung của bản án, quyết định.

Hiện nay, phương pháp kiểm tra hạn chế thường được các nước áp dụng. Vì, bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tuyên nhân danh Nhà nước và mang tính chủ quyền quốc gia, do vậy nó không thể bị xét xử lại bởi tòa án nước ngoài. Trong giai đoạn xem xét để công nhận và cho thi hành tòa án nước được yêu cầu chỉ làm nhiệm vụ xác định xem bản án, quyết định đó có đáp ứng đủ các điều kiện theo các điều ước quốc tế và pháp luật nước mình hay không, chứ không xem xét lại nội dung vụ án. Việc áp dụng nguyên tắc này sẽ đảm bảo chủ quyền quốc gia, đồng thời giảm thiểu chi phí, rút ngắn thời gian giải quyết yêu cầu.

Bước thứ ba, thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài đã được công nhận.

Bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài sau khi được công nhận tại nước sở tại sẽ phát sinh hiệu lực thi hành như bản án, quyết định do tòa án nước sở tại tuyên. Việc thi hành có thể được bên có nghĩa vụ tự nguyện thi hành hoặc có thể bị cưỡng chế thi hành nếu bên có nghĩa vụ không tự nguyện thi hành nhằm mục đích đảm bảo các quyền, lợi ích của bên được thi hành. Pháp luật các nước đều quy định vấn đề thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận và cho thi hành đồng thời cũng quy định các biện pháp để đảm bảo cho việc thi hành án.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, Quyết định Dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)