Kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, Quyết định Dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 33 - 35)

Cộng hòa Liên bang Đức là thành viên của Liên minh Châu Âu (EU), vì vậy, việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài ở Đức được thực hiện trên cơ sở pháp luật chung của EU, các hiệp định song phương giữa Đức với các quốc gia khác và Điều lệ Tố tụng dân sự Đức.

* Đối với các nước trong Liên minh Châu Âu

Trên cơ sở các quy định pháp luật chung Liên minh Châu Âu (công ước Brussels năm 1968, công ước Lugano năm 1988…). Ở Đức, thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án các nước là thành

viên trong EU rất đơn giản, nhanh chóng, không đòi hỏi phải qua bất cứ thủ tục tố tụng dân sự đặc biệt nào. Người có yêu cầu chỉ cần xuất trình trước tòa án có thẩm quyền Đức nơi cần được thi hành, bản sao hợp pháp bản án đã có hiệu lực pháp luật và giấy xác nhận lệnh thi hành Châu Âu của tòa án nước thành viên đưa ra phán quyết. Việc từ chối công nhận và thi hành chỉ được phép trong một số ít trường hợp như bản án đó trái với trật tự công cộng của Đức hoặc quyền và lợi ích của bị đơn không được đảm bảo hoặc về cùng một vụ việc đã có bản án một bản án đã có hiệu lực trước đó.

* Đối với các nước không có điều ước quốc tế với Đức

Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài Liên minh Châu Âu và không có điều ước quốc tế với Đức được tiến hành theo thủ tục cấp phép và phải qua một thủ tục tố tụng đặc biệt, được thực hiện trên cơ sở các quy định tại Điều lệ Tố tụng dân sự Đức. Khi giải quyết các yêu cầu công nhận và thi hành, Tòa án Đức không kiểm tra toàn diện mà chỉ kiểm tra hiệu lực, giá trị pháp lý các bản án, quyết định theo quy định của pháp luật nước đã tuyên.

Theo quy định tại Điều 328 Điều lệ Tố tụng dân sự Đức thì việc công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài sẽ không được tiến hành nếu thuộc các trường hợp sau:

1. Tòa án nước ngoài tuyên bản án đó không có thẩm quyền xét xử vụ án theo pháp luật Đức;

2. Trong bản án có bị đơn là người Đức và bị đơn đã không tham gia vào việc xét xử vụ án tại tòa án với lý do giấy triệu tập đến tòa án dự phiên tòa xét xử vụ án đó không được tống đạt trực tiếp tại nước tiến hành xét xử, hoặc gián tiếp qua các cơ quan của Đức theo thể thức tương trợ tư pháp;

3. Tòa án nước ngoài đã áp dụng các quy phạm xung đột pháp luật có nội dung khác với nội dung các quy phạm xung đột

của pháp luật Đức và điều đó gây phương hại đến lợi ích của bên đương sự người Đức;

4. Việc công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài có thể mâu thuẫn với các phong tục hoặc mục đích của pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức;

5. Nguyên tắc có đi có lại không được bảo đảm [46].

Ở Đức, nguyên tắc có đi có lại là điều kiện đầu tiên và rất quan trọng, được áp dụng đối với các quốc gia không phải là thành viên của EU và không có điều ước quốc tế với Đức. Theo nguyên tắc này, khi nhận được yêu cầu công nhận bản án nước ngoài, thì bước đầu tiên mà Tòa án Đức tiến hành là áp dụng nguyên tắc có đi có lại. Nếu quốc gia nơi tuyên bản án, quyết định đó không áp dụng nguyên tắc có đi có lại với Đức thì Tòa án Đức sẽ từ chối công nhận và cho thi hành.

Một bản án, quyết định của tòa án nước ngoài sẽ không được quyết định thi hành ở Đức nếu chưa được Tòa án Đức công nhận và cho phép thi hành. Việc Tòa án Đức ra quyết định cho phép thi hành và trình tự thi hành được thực hiện theo quy định tại các Điều 722, 723 Điều lệ Tố tụng dân sự Đức.

* Đối với các nước ký hiệp định song phương với Cộng hòa Liên bang Đức

Cộng hòa Liên bang Đức cũng ký kết một số hiệp định song phương về tương trợ tư pháp, vì thế khi nhận được yêu cầu công nhận và thi hành bản án của tòa án nước ngoài, Tòa án Đức tiến hành kiểm tra và thấy thuộc phạm vi điều chỉnh bởi một hiệp định song phương thì phải áp dụng các quy định theo hiệp định đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, Quyết định Dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)