Từ năm 1999 đến 2007: Với việc áp dụng công cụ trần lãi suất cho vay thay vì khống chế lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại là cơ sở để các tổ chức

Một phần của tài liệu chính sách lãi suất (Trang 38 - 41)

Lãi suất chiết khấu % 8.755 12

2.3.1.Từ năm 1999 đến 2007: Với việc áp dụng công cụ trần lãi suất cho vay thay vì khống chế lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại là cơ sở để các tổ chức

thay vì khống chế lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại là cơ sở để các tổ chức tin dụng tăng lãi suất huy động vốn, tạo điều kiện cho việc huy động đủ vốn nhằm đáp ứng các yêu cầu về phát triển kinh tế xã hội, đồng thời phù hợp với quan hệ cung - cầu về vốn tín dụng đối với nền kinh tế.

Sau này, với việc từ bỏ lãi suất trần huy động vốn và áp dụng mức lãi suất cơ bản đã tạo ra một mặt bằng lãi suất ổn định trên thị trường, giúp ngăn ngừa những biến động lớn trên thị trường tiền tệ và tín dụng. Nó là cơ sở để các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh của mình và đưa hoạt động tín dụng đi theo đúng khuôn khổ pháp luật. Nó cũng giúp chấm dứt cuộc đua lãi suất giữa các Ngân hàng thương mại diễn ra gay gắt trong thời gian trước đó. Ngoài ra, cơ chế này còn giúp xua đi những tín hiệu xấu về tình hình tài chính của các Ngân hàng thương mại và phản ánh tình hình tài chính của các ngân hàng này.

Tuy nhiên, Chính sách lãi suất chưa khuyến khích được các tổ chức tín dụng cho vay trung và dài hạn. Thực tế cho thấy, cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng số nguồn vốn cho vay của các ngân hàng. Do đó các dự án trung và dại hạn thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn vốn từ Ngân hàng.

Ngoài ra, các chính sách điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng Trung ương còn chưa linh hoạt, thường chậm hơn so với các diễn biến của nền kinh tế và do đó chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Lấy ví dụ như tình trạng lạm phát diễn ra trong năm 2007 với mục tiêu kiềm chế tốc độ lạm phát thấp hơn tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên khi tình trạng lạm phát diễn ra ( lên đến 12.63% ) thì Ngân hàng Nhà nước vẫn duy trì mức lãi suất cơ bản như năm 2006 là 8,25% trong khi mức độ lạm phát năm 2006 chỉ là 6,6%. Tiếp đó vào thời điểm lạm phát được kiểm soát vào khoảng cuối năm 2008 thì lãi suất cơ bản không những không giảm mà còn tiếp tục tăng lên ( lên đến 14% năm ), điều này đã đẩy nhiều Doanh nghiệp vào thế khó khi lãi suất quá cao gây khó khăn cho việc vay vốn

trong khi giá sản phẩm đã giảm xuống do tác động của lạm phát đã được đẩy lùi. Mặt khác, nếu Ngân hàng Nhà nước thi hành ngay việc tăng lãi suất cơ bản vào cuối năm 2007 thì lạm phát đã không thể bùng phát mạnh mẽ như vậy và kéo dài sang cả năm 2008.

Thêm nữa, trong ngành nông nghiệp dù được sự quan tâm của Nhà nước thì việc cho vay đối với từng hộ gia đình là điều cần thiết. Tuy nhiên , thực tế đây lại là một khu vực nhạy cảm, có mức độ rủi ro cao, nợ gốc khó đòi nên dễ gây thua lỗ cho các Ngân hàng, ảnh hưởng đến tâm lý đối với các cán bộ tín dụng và làm ảnh hưởng đến các hoạt động của Ngân hàng. Chính sách hỗ trợ lãi suất của ngân hàng Nhà nước vào năm nay cũng chưa đạt được hiệu quả mong muốn bởi vì trên thực tế thủ tục cũng khá phức tạp lại không được hướng dẫn cụ thể từ phía Ngân hàng nhà nước, và các ngân hàng thương mại lo ngại rằng khi đoàn thanh tra của Ngân hàng Nhà nước kết luận họ cho vay không đúng đối tượng sẽ không nhận được tiền hỗ trợ lãi suất của Ngân hàng nhà nước. Mặt khác, các Doanh nghiệp cũng không mấy mặn mà bởi hàng tồn trong kho còn nhiều nên họ cũng không mấy hào hứng mở rộng sản xuất , hơn nữa đối tượng hỗ trợ lãi suất chỉ là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ với lượng vốn vay ít nên mức giảm này cũng không nhiều ý nghĩa đối với chi phí bỏ ra để giải trừ hàng tồn kho.

Sau khi ngân hàng nhà nước áp dụng tự do hóa lãi suất ta xem xét sự tác động của lãi suất đến đầu tư giai đoạn 2000-2007.

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Lãi suất cơ

bản (%/năm) 7.2 8.0 7.2 7.5 7.5 7.8 8.25 8.3 VĐT/GDP (%) 34.2 35.4 37.2 37.8 38.6 40 41 44 Tốc độ tăng trưởng (%). 6.7 6.9 7.08 7.24 7.79 8.4 8.17 8.5 Nguồn: NHNN Qua bảng trên ta nhận thấy một xu hướng rõ nét là khi lãi suất cơ bản giảm, tỷ trọng VĐT/GDP sẽ tăng .Năm 2002 lãi suất cơ bản giảm 0.8% so với 2001 đây là một nguyên nhân kích thích tăng tỷ lệ đầu tư từ 35.4% năm 2001 đến 37.2% năm 2002. Quy mô thu nhập hay những chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước cũng có tác dụng kích

thích cầu đầu tư. Và trong điều kiện nước ta hiện nay khi nhu cầu đầu tư phát triển đang gia tăng mạnh mẽ tỷ lệ VĐT/GDP tăng nhanh hay chậm lại và thông thường quy mô đầu tư xét trong một giai đoạn cho ta kết quả tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Theo thông số lạm phát năm 2003 là 3%, theo các nhà kinh tế thì với mức lãi suất như vậy nền kinh tế Việt Nam đã rơi vào tình trạng thiểu phát. Từ năm 1999 -2003 bình quân tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6.54% ,CPI là 1.44% .CPI/GDP=0.22 lần ,lạm phát thấp đến mức thiểu phát tăng trưởng kinh tế ở mức độ thấp.Nhưng tăng trưởng GDP vẫn đạt 7.24% cao nhất từ năm 1996 là do nhà nứơc đã kích cầu tiêu dùng đúng hướng, chính sách hạ lãi suất từ năm 2002 đã phát huy tác dụng ở giai đoạn này.

Từ giữa năm 2004 đến nay cùng xu thế tăng lãi suất của các nền kinh tế lớn trên thế giới, đặc biệt là Mỹ và xu thế kiềm chế lạm phát, lãi suất của các ngân hàng trong nước không ngừng tăng. Từ năm 2005 đến nay ngân hàng nhà nước đã 3 lần tăng một số lãi suất chủ đạo là lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu, 2 lần tăng lãi suất cơ bản của đồng Việt Nam. Theo số liệu của ngân hàng nhà nước, trong năm 2005, lãi suất huy động VNĐ tăng 0.6-1.2%/năm, lãi suất cho vay VNĐ tăng 0.6 % /năm, lãi suất huy động bằng USD tămg 1.2-2.5%/năm và lãi suất cho vay bằng USD tăng 0.7-1.5%/năm so với cuối năm 2004. Trong những tháng cuối năm 2006 lãi suất lãi suất tiền gửi bằng VNĐ của dân cư kỳ hạn 12 tháng lên tới 8.25% đối với NHTM và 8.7% đối với NHCP, lãi suất tiền gửi bằmg USD tăng mạnh và đạt mức xấp xỉ 5% /năm.

Lãi suất năm 2007 chính thức khởi tranh giữa các ngân hàng. Mở đầu năm kinh doanh mới, nhiều ngân hàng cổ phần lần lượt điều chỉnh lãi suất huy động, tạo nên một áp lực cạnh tranh mới với những sắc thái mới. Lãi suất thi nhau “phá rào”, Nhiều ngân hàng thương mại đã “phá rào” lãi suất thỏa thuận, bỏ qua nỗ lực “dàn xếp” của các bên thời gian qua. Sau đó với lỗ lực ổn định lãi suất của các ngân hàng, vào tháng 8 lãi suất cơ bản VND tiếp tục ở mức 8,25%/năm. Ngày 31/7, Ngân hàng Nhà nước thông báo lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam đựơc áp dụng từ ngày 1/8 tiếp tục duy trì ở mức 8,25%/năm. Lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng là 6,5%/năm và lãi suất chiết khấu là 4,5%/năm. Như vậy, các mức lãi suất bằng đồng Việt Nam đã được Ngân hàng Nhà nước duy trì ổn định kể từ tháng 12/2005.

Tình trạng lãi suất ngân hàng liên tiếp tăng cao đã khiến các doanh nghiêp và các nhà đầu tư co cụm sản xuất kinh doanh. Trong giai đoạn này nền kinh tế đang phát triển

theo chiều rộng, nên lợi nhuận /vốn của doanh nghiêp không cao do đó khi lãi suất tăng thì chi phí đầu vào doanh nghiệp cũng tăng cao ,giá thành sản phẩm ngày càng cao trong khi việc tăng giá bán trong bối cảnh lạm phát cao là rất khó khăn. Do vậy điều tất yếu là các doanh nghiệp không muốn mở rộng sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu chính sách lãi suất (Trang 38 - 41)