Cơ chế lãi suất thỏa thuận hướng đến tự do hóa lãi suất (2003 – 2008)

Một phần của tài liệu chính sách lãi suất (Trang 30 - 31)

Trong thực tế, cơ chế lãi suất này được Ngân hàng Nhà nước chuyển đổi từng bước bắt đầu từ tháng 5.2001 áp dụng cho hình thức vay bằng ngoại tệ, tiếp theo 5.2002 là áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng trong nước. Nhìn một cách tổng quát thì quá trình thực thi cơ chế tự do hóa lãi suất ở Việt Nam bước đầu đã có kết quả nhất định.

Trong năm 2008, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã tăng lãi suất cơ bản 3 lần và tới thời điểm tháng 6/2008, mức lãi suất đang là 14%, mức cao nhất ở Châu Á, từ mức 12% trước đó. Ngân hàng Nhà nước cũng giảm giá đồng VND 2% trong tháng này nhằm giải tỏa áp lực đối với đồng tiền trong nước.

Từ năm 2003, lãi suất cho vay cầm cố được điều chỉnh dần để đóng vai trò là lãi

suất trần của thị trường liên ngân hàng. Lãi suất tái chiết khấu được qui định làm sàn của thị trường liên ngân hàng. Mức chênh lệch giữa lãi suất trần và lãi suất sàn đã được nới rộng từ 0,05%/tháng tức là 0,6%/năm (tháng 3/2003) lên 2,4%/năm (tháng 6/2003) và từ tháng 9/2003 là 2%/năm phù hợp với thông lệ quốc tế và tạo ra một khung lãi suất để cho các mức lãi suất liên ngân hàng biến động. Lãi suất thị trường mở được điều hành linh hoạt trong khung lãi suất cho vay cầm cố và lãi suất tái chiết khấu. Từ khi thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận, lãi suất thị trường có lúc tăng lên, rồi lại giảm do Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất cho vay cầm cố và lãi suất tái chiết khấu, sửa đổi cơ chế cho vay ngắn hạn, chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với Ngân hàng thương mại để mở rộng khả năng tiếp cận kênh tái cấp vốn cho các Ngân hàng thương mại, các Ngân hàng thương mại Nhà Nước đã hiệp thương thoả thuận thống nhất việc giảm lãi suất tiền gửi và khống chế chung mức trần lãi suất tiền gửi, các Ngân hàng thương mại khống chế tăng trưởng tín dụng phù hợp với mục tiêu tăng trưởng chung và trên cơ sở nguồn vốn huy động.

Như vậy, lãi suất tái cấp vốn đã bước đầu có tác động đến lãi suất thị trường. Song tác động này còn hạn chế. Do qui mô, độ sâu của thị trường tiền tệ ở mức thấp và trong

điều kiện dư thừa vốn khả dụng thì việc điều chỉnh giảm lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn cũng chỉ có tác dụng phát tín hiệu nới lỏng tiền tệ để định hướng lãi suất thị trường, ít có tác động đến khối lượng tiền cung ứng và cung cầu vốn ngắn hạn trên thị trường. Dầu vậy, việc thường xuyên điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ để hoàn thiện khung lãi suất chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước vẫn rất cần thiết để lãi suất tái cấp vốn phát huy tác động hiệu ứng của nó.

Một phần của tài liệu chính sách lãi suất (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w