tiền gửi nội tệ và ngoại tệ từ không kỳ hạn tới dưới 12 tháng. Lãi suất tái cấp vốn cũng tăng gấp hai lần trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 6-2008. Mức lãi suất chiết khấu so với cuối năm 2007 tăng thêm 8,5%, ở mức 13%/năm kể từ 10-6-2008. Thời điểm này, NHNN điều chỉnh lãi suất cơ bản lên 14%/năm. Với quy chế điều hành là cho phép tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh không vượt quá 150% lãi suất cơ bản, trần lãi suất cho vay lên tới 21%/năm. Đặc điểm đáng chú ý trong giai đoạn các ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản này là lãi suất huy động ngắn hạn bằng, thậm chí cao hơn lãi suất huy động dài hạn.
Khi diễn biến kinh tế và lạm phát Việt Nam nằm trong xu hướng suy thoái chung của thế giới, Chính phủ đã đưa ra nhóm 5 giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định vĩ mô, trong đó đặc biệt quan tâm đến nhóm giải pháp về chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ theo hướng chặt chẽ, linh hoạt, hiệu quả để vừa duy trì tốc độ tăng trưởng, vừa ổn định kinh tế vĩ. Có thể nói rằng, năm 2008 là năm mà ngành ngân hàng Việt Nam phải đối phó với những khó khăn thách thức chưa từng có trong hơn 20 năm đổi mới.
Trước diễn biến phức tạp này, trong 6 tháng đầu năm 2008, Ngân hàng Nhà nước đã có những phản ứng chính sách kịp thời, sử dụng đồng bộ và quyết liệt về điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát có hiệu quả và ổn định kinh tế vĩ mô. Bằng công cụ lãi suất cơ bản, Ngân hàng Nhà nước vừa hạ trần lãi suất cho vay xuống còn 18%/năm (trước đó lần lượt là 21% và 19,5%/năm). Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho rằng lãi suất 18%/năm vẫn còn quá cao, nhất là với những doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu trong môi trường cạnh tranh toàn cầu.
Lần giảm lãi suất cơ bản gần đây nhất là ngày 5/11, giảm từ 13% xuống 12%, cũng chỉ có ý nghĩa định hướng. Bởi vì trước ngay trước đó thì các ngân hàng cũng đã cho vay dưới mức trần 18%.
Diễn tiến lãi suất cơ bản
Trước 1/2/2008 8,25%
Từ 19/5/2008 đến 11/6/2008 12% Từ 11/6/2008 đến 21/10/2008 14% Từ 21/10/2008 đến 5/11/2008 13%
Từ 5/11/2008 đến nay 12%
Các công cụ chính sách tiền tệ được điều hành linh hoạt để hút tiền từ lưu thông nhưng vẫn đảm bảo tính thanh khoản cho nền kinh tế và thị trường, điều hành linh hoạt tỷ giá theo tín hiệu thị trường.
Nhờ đó, từ tháng 7/2008 đến nay, nền kinh tế đã xuất hiện những tín hiệu khả quan, lạm phát được khống chế.
Tuy nhiên, nằm trong xu hướng chung của thế giới, tình hình kinh tế đứng trước nguy cơ suy giảm và Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ bằng các giải pháp linh hoạt để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.
Để ổn định thị trường tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước đưa lãi suất thị trường xoay quanh trục lãi suất cơ bản. Phải thấy rằng, trong giai đoạn đó, việc sử dụng công cụ lãi suất để bình ổn thị trường tiền tệ rất khó khăn, bởi lẽ, các loại lãi suất của ta gần như tự do hóa theo cơ chế thị trường. Ngân hàng Nhà nước ban hành 16/QĐ-NHNN ngày 16/5/2008 nhằm đưa lãi suất cơ bản trở thành định hướng cho các loại lãi suất khác là việc không đơn giản. Nhưng rồi mọi việc cũng xong và được đánh giá đó là một quyết định sáng suốt cho đến thời điểm này của Ngân hàng Nhà nước.
Bảng: Điều hành lãi suất của NHNN trong 6 tháng đầu năm
Đợt 1/2/2008 19/5/2008 11/6/2008
Lãi suất cơ bản % 7.5 11 13