Năm 2010: Thực trạng của nền kinh tế nước ta hiện nay đang phải đố

Một phần của tài liệu chính sách lãi suất (Trang 35 - 38)

Lãi suất chiết khấu % 8.755 12

2.2.3.2.3.Năm 2010: Thực trạng của nền kinh tế nước ta hiện nay đang phải đố

mặt với áp lực lạm phát và với sức phục hồi nền kinh tế còn thiếu vững chắc: Mặc dù tăng trưởng kinh tế quí I/2010 đạt 5,83%, cao hơn nhiều mức tăng trưởng quí I/2009, vốn đầu tư toàn xã hội tăng 26,23%, cao hơn rất nhiều mức tăng 9% của quý I/2009, song nhập siêu vẫn ở mức đáng lo ngại (xuất khẩu đạt 14 tỷ USD, nhập khẩu đạt 17,5 tỷ USD,

nhập siêu đạt 3,5 tỷ USD), lạm phát tuy vẫn trong tầm kiểm soát nhưng đang có xu hướng tăng trở lại.

(Xem đồ thị 1)

Nguồn:

Tổng cục Thống kê

Năm 2010 là một năm đầy thử thách đối với hệ thống ngân hàng nhà nước Việt Nam, ngành ngân hàng vừa phải lo giúp các doanh nghiệp khổi phục sản xuất, nhưng cũng phải đảm bảo để lạm phát không xảy ra. Chính vì vậy, tiếp tục hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất, ổn định mặt bằng lãi suất để kiểm soát lạm phát hướng tới ổn định kinh tế vĩ mô là nhiệm vụ trước mắt và trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2010. Để thực hiện nhiệm vụ đó, ngành ngân hàng đang triển khai những giải pháp ứng phó kịp thời.

Với định hướng điều hành lãi suất và tỉ giá ở mức hợp lý, phù hợp với các cân đối kinh tế vĩ mô, đảm bảo ổn định hoạt động và an toàn hệ thống, NHNN cũng sẽ áp dụng biện pháp điều hành cung ứng tiền chặt chẽ và thận trọng. Theo đó, các mức lãi suất cơ bản, tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu được điều chỉnh linh hoạt để kiểm soát mặt bằng lãi suất thị trường ở mức hợp lý và thực dương, tạo điều kiện cho việc huy động các nguồn vốn trong nền kinh tế, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng. Tỉ giá liên ngân hàng cũng được điều chỉnh phù hợp với tín hiệu thị trường theo hướng khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu và hỗ trợ tăng trưởng bền vững.

Về lâu dài, khi các xu hướng đầu tư đã rõ nét, nền kinh tế dần ổn định thì việc tháo dỡ trần lãi suất huy động cũng sẽ được thực hiện nhằm tuân thủ các nguyên tắc trên con đường tự do hóa lãi suất đã lựa chọn.

Thực tế cho thấy, mặt bằng lãi suất huy động VND trong Quý I/2010 có xu hướng tăng, lãi suất cho vay VND thực tế ở mức khá cao hiện đang phổ biến ở mức 15-17%, vượt khá xa so với trần 10.5%. Mức lãi suất này được xem là khá cao so với những năm trước đây (trừ năm 2008), đồng thời cao hơn rất nhiều so với lãi suất tái chiết khấu (7%) và tái cấp vốn (6%). Ngoài ra, lãi suất cho vay cũng cao hơn khá nhiều so chỉ số giá tiêu dùng hiện tại.

Vào thời điểm giữa tháng 3-2010, lãi suất cho vay dao động từ 17%-20%/năm. Có ý kiến cho rằng dường như một kịch bản của năm 2008 đã lặp lại? Tuy vậy, cũng có ý kiến coi những khó khăn trước mắt là cần thiết cho một thị trường tiền tệ vận hành lành mạnh trong tương lai gần.

Những điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước, cùng với động thái tích cực của lãi suất huy động vốn mới nhất cận kề trung tuần tháng 4-2010, những thay đổi rõ nét đang diễn ra. Khảo sát nhanh ngày 16-4-2010 tại các ngân hàng thương mại ghi nhận mức lãi suất huy động phổ biến dao động từ 11,5%/năm đến 11,9%/năm(4). Lãi suất cho vay VND bình quân thực tế của 4 ngân hàng thương mại nhà nước và 7 ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô lớn khoảng 13,3%; Lãi suất cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu ở mức 12,5% - 13%/năm, cho vay trung và dài hạn khoảng 14%/năm (tương ứng với lãi suất cùng kỳ năm 2006, 2007).

Lãi suất tiền gửi USD của tổ chức kinh tế tại tổ chức tín dụng giảm 1,3-3,5%/năm và duy trì ở mức 0,2-1%/năm; lãi suất tiền gửi USD của dân cư và lãi suất cho vay USD tăng nhẹ so với cuối năm 2009.

Ngân hàng Nhà nước quy định từ ngày 5/11/2010 mức lãi suất cơ bản của đồng Việt Nam là 9%/năm.

Lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng là 9%/năm, lãi suất tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng là 7%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng là 9%/năm. Áp dụng từ ngày 5/11/2010.

Phó thống đốc ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến nói rằng: “Việc giảm lãi suất còn nhằm phục vụ mục tiêu ngân hàng Nhà nước đang thực hiện: tăng trưởng, kiềm chế lạm phát, nhưng cũng còn để nhằm huy động được vốn vào ngân hàng để các tổ chức

tín dụng có nguồn cho vay. Tuy nền kinh tế có mức tăng trưởng phù hợp và mức lạm phát ở mức cao, cho nên chính sách tiền tệ là phải giảm lãi suất nhưng thực tế cũng phải có khoảng thời gian cần thiết”.

Một phần của tài liệu chính sách lãi suất (Trang 35 - 38)