Năm 2008, nền kinh tế thế giới diễn ra rất nhiều sự kiện phức tạp và khó lường.
Từ cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp nhà tại Mỹ đã lan rộng thành khủng khoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, đẩy tình trạng nợ xấu, vỡ nợ leo thang, khiến hàng loạt ngân hàng ở Mỹ và nhiều nền kinh tế khác bị đóng cửa.
Chỉ tính riêng tại Mỹ từ đầu năm đến tháng 9/2008 đã có 23 ngân hàng bị giải thể, đóng cửa, đẩy tỷ lệ thất nghiệp đến tháng 10/2008 tăng tới 6,7%, vượt 2% so với 2007. Sự phức tạp của cuộc khủng hoảng này không chỉ diễn ra trên phạm vi toàn cầu mà còn chạy từ thái cực này sang thái cực khác.
Nếu nửa đầu năm 2008, giá dầu, lương thực tăng trong khi chứng khoán, bất động sản giảm, lạm phát phổ biến thì cuối năm, giá dầu giảm mạnh từ mức kỷ lục 147 USD/thùng (giữa tháng 7/2008) và xuống mấp mé dưới 40 USD/thùng vào trung tuần tháng 12/2008. Kèm theo đó là giá lương thực giảm sâu hơn, thất nghiệp tăng cao, hình thành xu hướng giảm phát. Như vậy, kinh tế thế giới đã chuyển từ áp lực lạm phát cao sang xu hướng thiểu phát và giảm phát đi liền suy thoái kinh tế toàn cầu.
Dự báo tình hình thế giới năm 2009(Theo nguồn tin: vnMedia.vn, cập nhật ngày 02/02/2009)
Năm 2009, vấn đề được quan tâm nhất là tình hình kinh tế thế giới lại có thể diễn
biến theo chiều hướng xấu hơn. Suy thoái kinh tế Mỹ, châu Âu và Nhật Bản vẫn tiếp tục sâu sắc hơn, nhiều khả năng rơi vào “điểm đáy” vào năm 2009 với tốc độ tăng trưởng giảm xuống dưới mức 3%. Nhiều nền kinh tế có khả năng sẽ lâm vào tình trạng suy thoái và phải gánh chịu những tác động liên quan như phá sản, “thắt lưng buộc bụng” và thất
nghiệp. Không loại trừ nguy cơ các nước “xuất khẩu” khó khăn sang nước khác thông qua chính sách bảo hộ mới.
Tin vui là trong tình hình kinh tế khó khăn chung, nhiều nhà kinh tế dự báo kinh tế Châu Á vẫn duy trì đà tăng trưởng tương đối khá ở mức 7%, chỉ thấp hơn 2 điểm phần trăm so với mức tăng trưởng trung bình 9% năm 2007. Dự báo năm 2009 lạm phát tại Châu Á sẽ giảm do giá cả lương thực và dầu khí, 2 nguyên nhân chính gây nên tình trạng lạm phát, dự kiến sẽ giảm trong năm 2009. Kim ngạch xuất khẩu của nhiều nước Châu Á tuy sẽ có giảm sút do nhu cầu của Mỹ và Châu Âu giảm đi nhưng đây sẽ là cơ hội để nhiều nước Châu Á đẩy mạnh việc điều chỉnh chiến lược tăng trưởng theo hướng dựa nhiều hơn vào nội nhu và ít hơn vào xuất khẩu, góp phần đa dạng hóa và tăng tính bền vững nguồn tăng trưởng.
Năm 2010, kinh tế thế giới những tháng đầu năm diễn biến phức tạp. Có những
lúc người ta lo ngại về một cuộc khủng hoảng kép khi vấn đề nợ Hy Lạp tưởng như không thể kiểm soát nổi. Các thị trường chứng khoán sụt giảm thê thảm. Thị trường hàng hoá cũng rơi vào giai đoạn giảm giá.
Tuy nhiên, theo nhận định của IMF, rủi ro đối với kinh tế toàn cầu tăng lên nhưng sẽ không có suy thoái lần 2. Giám đốc và phó giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), cho rằng rủi ro rối với triển vọng kinh tế toàn cầu đã tăng lên và hiện nay các nhà hoạch định chính sách không còn nhiều biện pháp có thể sử dụng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Song dòng vốn đầu tư vào nhiều, rủi ro kinh tế tăng trưởng quá nóng lên cao nếu các nhà hoạch định chính sách không đưa ra biện pháp phù hợp.
ADB nhận định, các nền kinh tế mới nổi tại Châu Á có thể đạt tốc độ tăng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tới 7,5% trong năm 2010 và 7,3% trong năm tiếp theo. Liên hợp quốc dự báo các nền kinh tế đang phát triển tại châu Á có thể đạt mức tăng trưởng 7% trong năm nay.