Hoàn thiện chức năng xây dựng hệ thống hạ tầng hỗ trợ cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chức năng kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay (Trang 88 - 90)

3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện chức năng kinh tế của nhà

3.3.3. Hoàn thiện chức năng xây dựng hệ thống hạ tầng hỗ trợ cho

nền kinh tế.

Trên cơ sở bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch, Nhà nước cần tiến hành ưu tiên ngân sách và các nguồn lực khác để đẩy nhanh việc xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng của từng vùng và trên phạm vi cả nước. Bên cạnh đó khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia phát triển vào lĩnh vực này. Trong đó chú trọng các công trình quan trọng, thiết yếu và khắc phục tình trạng đầu tư giàn trải, lãng phí, kém chất lượng.

Trước hết, đối với kết cấu hạ tầng kỹ thuật, Nhà nước tiến hành quy hoạch tổng thể và chiến lược quốc gia về phát triển hạ tầng nhằm huy động các nguồn lực trong nước và nước ngoài cho đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở. Trong đó, cần sớm ban hành quy hoạch tổng thể về đầu tư, về phân vùng phát triển kinh tế, trên cơ sở đó xác định rõ các công trình đầu tư phát triển trọng điểm, xác định theo thứ tự ưu tiên, tránh quan điểm chung chung dẫn đến đầu tư xây dựng tràn lan, kém hiệu quả và khắc phục triệt để tình trạng “quy hoạch treo” , “dự án treo” các công trình hạ tầng cơ sở. Đồng thời tiến hành sửa đổi, bổ sung và ban hành mới chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư... Đây được xem là khâu đột phá quan trọng đòi hỏi Nhà nước phải giải quyết hợp lý, minh bạch thì mới có thể có mặt bằng đảm bảo thi công xây dựng các công trình hạ tầng đúng tiến độ đề ra đảm bảo cho sự vận hành của nền kinh tế và khắc phục dứt điểm tình trạng “đền bù treo” kéo dài trong thời gian qua.

Nhà nước cần nâng cao hiệu quả của sự phối hợp quản lý ngành và lãnh thổ. Theo đó, các ngành trung ương có trách nhiệm trong việc tạo ra các ngành kinh tế - kỹ thuật, kết cấu hạ tầng hiện đại, quy mô lớn, có tính liên kết cao trong sản xuất và huy động, sử dụng tốt các nguồn lực trong xã hội. Bên cạnh đó, Nhà nước tạo ra cơ chế, chính sách thông thoáng, minh bạch để thu

hút rộng rãi sự tham gia của những doanh nghiệp ngoài nhà nước vào việc xây dựng và quản lý các kết cấu hạ tầng kỹ thuật; xúc tiến thành lập và mở rộng quỹ quản lý vốn phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và thực hiện tốt việc sử dụng quỹ này một cách hiệu quả.

Đầu tư cho lĩnh vực hạ tầng nhằm mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên đây là khoản đầu tư lớn, lãi suất thấp và chậm thu hồi vốn. Do vậy, Nhà nước cần huy động các nguồn lực là các khoản viện trợ hay vay vốn ưu đãi của nước ngoài, kể cả kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại ở Việt Nam.

Đối với kết cấu hạ tầng xã hội, Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích các loại hình dịch vụ phục vụ trực tiếp cho kết cấu hạ tầng xã hội. Đó là các dịch vụ tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, vận tải, tư vấn, giáo dục, y tế, du lịch, văn hóa, thể dục thể thao...

Một giải pháp tích cực trong chức năng của Nhà nước về xây dựng kết cấu hạ tầng cho nền kinh tế đó là việc trao đổi, tham khảo và học tập kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực hạ tầng, đặc biệt là hợp tác với các nước phát triển trong việc quy hoạch, xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông và đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại và bền vững. Thuê các chuyên gia và tổ chức nước ngoài làm tư vấn thiết kế, giám sát và nhà thầu xây dựng hạ tầng. Cần phát huy hơn nữa trong việc hợp tác với một số tổ chức chính phủ và phi chính phủ như tổ chức JICA (Nhật Bản) trong lĩnh vực phát triển hạ tầng giao thông đô thị của một số thành phố lớn ở nước ta trong thời gian vừa qua.

Ngoài ra, Nhà nước cần tập trung ưu tiên phát triển hạ tầng thị trường. Bởi hạ tầng thị trường là một phân hệ tương đối độc lập của nền kinh tế thị trường hiện đại. Việc xây dựng kết cấu hạ tầng tạo điều kiện hình thành và phát triển các loại thị trường. Hệ thống kết cấu hạ tầng có tác động trực tiếp, gián tiếp đến sự hình thành và phát triển các loại thị trường, nhất là trong điều

kiện nước ta hiện nay nhiều loại thị trường đang bị chia cắt, chi phí giao dịch cao, sức cạnh tranh và chất lượng dịch vụ thấp. Kết cấu hạ tầng cần thiết cho sự phát triển các loại thị trường nước ta bao gồm: hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh, giao dịch, hệ thống bến bãi, kho hàng và các dịch vụ khác như điện, nước, trường học, y tế...Hạ tầng thị trường tốt sẽ đảm bảo hiệu quả hoạt động của nền kinh tế thị trường, mang lại lợi ích lớn cho nền kinh tế của Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chức năng kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)