Hoàn thiện chức năng xây dựng pháp luật và các công cụ quản lý vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chức năng kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay (Trang 80 - 88)

3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện chức năng kinh tế của nhà

3.3.2. Hoàn thiện chức năng xây dựng pháp luật và các công cụ quản lý vĩ mô

lý vĩ mô của nhà nƣớc phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng.

Đường lối của Đảng về xây dựng hệ thống công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước trong điều kiện chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là xóa bỏ cơ chế bao cấp hình thành đồng bộ các yếu tố của thị trường đồng thời xây dựng và hoàn thiện các công cụ pháp luật, kế hoạch, các thiết chế tài chính, tiền tệ cũng như những phương tiện vật chất và tổ chức cần thiết cho sự quản lý của xã hội, tạo điều kiện cho cơ chế thị trường hoạt động hữu hiệu. Và cần phải tiếp tục đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế [3]. Quy định ấy tiếp tục dược khẳng định tại đại hội IX của Đảng với phương châm là “hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”. [4]

Trong điều kiện hiện nay, hệ thống các công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước đang còn những bất cập cần phải khắc phục. Trình độ lập pháp thể chế hóa quyết định, đường lối, chính sách cũng như công tác xây dựng các kế hoạch, chương trình, mục tiêu cụ thể chưa đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn quản lý của Nhà nước. Điều đó xuất phát từ nguyên nhân chưa đánh giá đúng sự thay đổi nhanh chóng của các quan hệ kinh tế; tình trạng phân tán, manh mún, thiếu đồng bộ trong hệ thống pháp luật về kinh tế vẫn chưa được khắc phục; thêm vào đó là việc học tập, tiếp thu kinh nghiệm lập pháp của các nước còn máy móc, vận dụng vào điều kiện thực tế của Việt Nam có nhiều điểm chưa phù hợp.

Trong thời gian tới nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật và các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước phù hợp với nền kinh tế thị trường, theo chúng tôi, cần tiến hành một số giải pháp chủ yếu sau:

Thứ nhất, đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế cần tiến

hành cải cách đồng bộ trong cả hoạt động xây dựng, ban hành cũng như thực thi pháp luật trong điều kiện của nền kinh tế thị trường và nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ thống pháp luật về kinh tế cần được hoàn thiện theo hướng sớm dở bỏ tất cả các rào cản để các loại hình doanh nghiệp thực hiện quyền bình đẳng kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Việc dở bỏ ấy được thực hiện trên cơ sở pháp lý của các loại hình pháp luật, đó là: Quy phạm về hành vi của chủ thể trên thị trường; duy trì trật tự thị trường, phát triển đồng bộ hệ thống thị trường và các yếu tố của thị trường. Cụ thể là :

- Khẩn trương xây dựng một hệ thống pháp luật kinh tế đầy đủ và phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế. Trước hết cần sớm ban hành những văn bản dưới luật đảm bảo thực thi nhanh và đúng đắn các Luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư. Trước mắt cần xây dựng một mặt bằng luật pháp cho các loại hình doanh nghiệp, theo đó tất cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều bị điều chỉnh bởi một luật chung

không để quy định tản mạn như hiện nay là : Luật doanh nghiệp chung thay thế các Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật hợp tác xã...,Luật đầu tư chung thay cho Luật đầu tư nước ngoài, Luật khuyến khích đầu tư trong nước...Tiếp đến là xúc tiến xây dựng và sớm ban hành Luật thuế chống bán phá giá, Luật kinh doanh bất động sản, Luật chống đầu cơ, Luật chi ngân sách nhà nước, Luật về quy hoạch, kế hoạch...Đây là những luật quan trọng tạo ra tính minh bạch về mặt bằng pháp lý cho các hoạt động trong nền kinh tế.

- Tiến hành có hiệu quả việc rà soát lại toàn bộ hệ thống pháp luật và văn bản hiện hành để kịp thời phát hiện và sửa đổi những chồng chéo, bổ sung những văn bản còn thiếu, chưa phù hợp, đặc biệt là chưa phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế, trước mắt là các nguyên tắc của Tổ chức thương mại thế giới.

- Cạnh tranh là quy luật tất yếu của kinh tế thị trường. Vì vậy môi trường kinh doanh bình đẳng là điều kiện quan trọng để có sự cạnh tranh lành mạnh. Điều đó đòi hỏi Nhà nước phải đảm bảo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh. Nhà nước tôn trọng quyền của các chủ thể và đảm bảo cho các thỏa thuận, cam kết hợp pháp được tuân thủ như ý chí của các bên. Đồng thời, vai trò của Nhà nước còn được thể hiện trong việc chủ động nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện các mô hình, hình thức pháp lý cho các loại thị trường, các giao dịch kinh tế.

Một trong những vấn đề búc xúc hiện nay là vấn đề hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng và thị trường kinh doanh. Trong điều kiện hiện nay, hợp đồng được xem là hình thức pháp lý đáp ứng nhu cầu vận động tự do của các nguồn vốn cũng như sức lao động, các loại hàng hóa và là “luật” đề ra giữa các bên. Về mặt pháp lý, pháp luật hiện hành chưa có sự phân biệt rạch ròi giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế. Theo kinh nghiệm của các nước tư

bản, việc phân biệt sự khác nhau giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế chủ yếu dựa vào mục đích của hành vi giao dịch. Nếu các bên tham gia giao dịch cụ thể nào đó vì mục đích kinh doanh thì giao dịch được coi là hợp đồng kinh tế, nếu các bên tham gia với mục đích thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng hằng ngày thì đó là hợp đồng dân sự. Việc phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Hợp đồng kinh tế là phương tiện pháp lý để thông qua đó nhà nước quản lý các quan hệ kinh tế thị trường, vì hợp đồng kinh tế quan hệ chặt chẽ với yếu tố tổ chức, kế hoạch và lợi ích kinh tế của Nhà nước. Nó là công cụ pháp lý để cho các chủ thể không phân biệt thành phần kinh tế và hình thức sở hữu, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng kinh tế, theo chúng tôi cần tiến hành theo hai hướng: Một là, cần phải có một đạo luật có tính cơ sở để điều chỉnh những vấn đề có tính nguyên tắc, bao quát cho mọi loại hợp đồng kinh tế. Nội dung cốt lõi của đạo luật này phải thể hiện xuyên suốt các quy luật về tự do, tự nguyện, bình đẳng, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi trong các quan hệ hợp đồng kinh tế. Hai là, ban hành các văn bản pháp luật dưới dạng các điều lệ mẫu quy định cụ thể các loại hợp đồng kinh tế phù hợp với đặc điểm, tính chất của các loại thị trường như hợp đồng kinh tế trong thị trường hàng hóa, thị trường vốn, thị trường sức lao động...

Đối với hệ thống pháp luật về thị trường, Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “hình thành đồng bộ và tiếp tục phát triển, hoàn thiện các loại thị trường đi đôi với việc xây dựng các khuôn khổ pháp lý và thể chế thị trường hoạt động năng động, hiệu quả, có trật tự kỷ cương trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch, hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh”[4].

Tuy nhiên, hiện nay môi trường pháp lý và năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước chưa thực sự đáp ứng với yêu cầu phát triển của hệ thống thị trường hiện đại như: tính phiến diện trong nội dung điều chỉnh đối với hoạt động của hệ thống thị trường, tính tách biệt trong quá trình điều chỉnh

pháp luật đối với từng loại thị trường, chưa tạo dựng được mối liên hệ về mặt pháp lý giữa các loại thị trường với nhau. Do vậy, để tạo môi trường thể chế phát triển các loại thị trường hiện nay, cần tiến hành rà soát lại hệ thống các văn bản pháp luật khắc phục ngay những quy định không thống nhất giữa các văn bản, xóa bỏ những bất cập trong hệ thống chính sách và pháp luật hiện hành. Việc ban hành các văn bản pháp luật mới phải có tính thực thi cao, tránh tình trạng các chủ trương, chính sách được hoạch định từ các cơ quan cấp trên nhưng khó áp dụng vào điều kiện thực tiễn vì chưa có đủ điều kiện và xa rời thực tiễn; tiếp tục hoàn thiện các bộ luật liên quan đến thị trường phù hợp với thông lệ quốc tế; thông qua các quy định pháp luật, Nhà nước khuyến khích và bắt buộc các giao dịch trên thị trường phải được công khai hóa.

- Các quan hệ kinh tế thị trường bao giờ cũng tồn tại nhiều loại chủ thể với nhiều thành phần và hình thức sở hữu với phương thức tổ chức hoạt động khác nhau. Vì vậy, đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nền kinh tế thị trường phải chú trọng xây dựng quy chế pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ kinh tế thuộc các loại hình thị trường khác nhau. Quy chế pháp lý của các chủ thể bao gồm hai nội dung cơ bản: Thứ nhất là các quy định pháp lý về vị trí, vai trò và chức năng, phương thức hoạt động của mỗi loại chủ thể, cũng như thủ tục và trình tự thành lập chúng; thứ hai là hệ thống các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể trong quan hệ tổ chức và hoạt động của chúng.

Quy chế pháp lý của các chủ thể càng rõ ràng, chính xác, cụ thể thì dù các quan hệ kinh tế có phức tạp đến đâu thì trong phạm vi vĩ mô chúng vẫn tồn tại và phát triển một cách ổn định và an toàn. Quyền và nghĩa vụ pháp lý trong quy chế pháp lý của các chủ thể khác với quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hợp đồng kinh tế. Ở đây chủ yếu nói đến quyền và nghĩa vụ pháp lý trong mối quan hệ tổ chức, hoạt động và phương thức tồn tại. Ví dụ ngân hàng, kho bạc, các sở giao dịch chứng khoán...có quyền và nghĩa vụ pháp lý như thế nào trong các mối quan hệ với doanh nghiệp trong và ngoài nước trên mọi loại hình

thị trường, đặc biệt là thị trường vốn và tiền tệ. Các chủ thể kinh tế dựa vào quy chế pháp lý ấy để có quan hệ tổ chức và hoạt động, Nhà nước cũng căn cứ vào đó để thực hiện chức năng quản lý, kiểm tra và giám sát các hoạt động kinh tế. Cùng với việc ban hành các quy chế pháp lý của các chủ thể, cần bổ sung và hoàn thiện hệ thống các quyền tự do về kinh tế của công dân.

- Tiếp theo cần tiến hành hoàn thiện các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế, tranh chấp lao động, giải quyết tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Nhìn chung, về bản chất tranh chấp kinh tế trong nền kinh tế thị trường đã khác với tranh chấp trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Nó không còn là tranh chấp giữa các đơn vị kinh tế, giữa các xí nghiệp trong nội bộ thành phần kinh tế nhà nước về ký kết, thực hiện hợp đồng theo pháp lệnh, mà nó đã trở thành tranh chấp về lợi ích giữa các chủ thể độc lập về tài sản. Do vậy, Nhà nước cần chú trọng hoàn thiện cả hai loại cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế theo thủ tục trọng tài và tòa án song song với việc hoàn thiện các quy phạm pháp luật về nội dung nhất là trong lĩnh vực pháp luật về hợp đồng. Bên cạnh đó, quá trình hoàn thiện pháp luật về trọng tài kinh tế thương mại cần nghiên cứu tiêu chuẩn quốc tế về trọng tài nhằm đảm bảo tính tương thích giữa pháp luật trong nước với các thông lệ quốc tế trong lĩnh vực này.

Thứ hai là tiến hành đổi mới và hoàn thiện chính sách tài chính. Có thể

nói công cụ tài chính là phương tiện trọng yếu, là sức mạnh vật chất để Nhà nước can thiệp có hiệu lực vào nền kinh tế thị trường. Trong giai đoạn hiện nay, việc đổi mới chính sách tài chính là khâu đột phá, Nhà nước cần nâng cao năng lực và hiệu quả sử dụng chính sách tài chính như một công cụ sắc bén và quan trọng nhất trong quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế thị trường. Việc đổi mới trong lĩnh vực tài chính cần tiến hành một cách đồng bộ nhằm tạo được một hệ thống các cơ chế, chính sách và tổ chức bộ máy quản lý tài chính phù hợp với kinh tế thị trường. Cụ thể :

- Tăng cường vai trò điều tiết vĩ mô của các công cụ tài chính đối với nền kinh tế, trong đó đặc biệt là công cụ thuế, ngân sách, tín dụng... Nhà nước tạo sự bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp được ưu đãi, miễn, giảm thuế, cải cách chính sách thuế theo hướng nuôi dưỡng nguồn thu, thực hiện công khai minh bạch, giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Coi trọng nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả và hợp lý trong việc sử dụng và phân bổ các nguồn lực của đất nước vào mục tiêu sản xuất kinh doanh, nhất là nguồn vốn ngân sách nhà nước. Chính sách và cơ chế tài chính phải hướng dẫn các thành phần kinh tế sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính sẵn có để thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Chủ động và tích cực tham gia hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực tài chính nhằm khai thác tối đa các nguồn ngoại lực, phát huy nội lực trên cơ sở coi trọng độc lập, tự chủ và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

Đối với chính sách tiền tệ, ngân hàng nhà nước với tư cách là ngân hàng của các ngân hàng cần theo dõi sát việc thực hiện các văn bản, thể lệ, chế độ đã ban hành, phát hiện sớm những vướng mắc để sửa đổi, bổ sung kịp thời cho phù hợp với thực tiễn. Tín dụng ngân hàng phải nhằm vào những mục tiêu có hiệu quả, mạnh dạn đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực, các dự án có tính khả thi cao. Ngân hàng nhà nước cần phải sử dụng có hiệu quả các công cụ gián tiếp trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng như dự trữ bắt buộc, thị trường mở, cho vay chiết khấu....mà không can thiệp vào việc quy định hạn mức tín dụng của các ngân hàng thương mại. Ngân hàng nhà nước tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng làm cơ sở để ngân hàng nhà nước xác định và công bố tỷ giá giữa đồng Việt Nam so với ngoại tệ hàng ngày và sẵn sàng can thiệp để duy trì tỷ giá ở mức hợp lý. Theo đó, thời gian tới Ngân hàng nhà nước cần khẩn trương nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện ba lộ trình: Giảm sử dụng tiền mặt

trong nền kinh tế, giảm mệnh giá tờ giấy bạc Việt Nam và chuyển đổi tự do đồng Việt Nam với các ngoại tệ mạnh.

Đối với chính sách thương mại, Nhà nước sử dụng pháp luật và cơ chế để quản lý thị trường và các hoạt động thương mại, dịnh vụ. Trên bình diện vĩ mô, Nhà nước cần xác định các cân đối lớn như tổng cung - tổng cầu, tiền - hàng, xuất khẩu - nhập khẩu; nghiên cứu và dự đoán tốt những biến động của thị trường trong và ngoài nước để định hướng và điều tiết các hoạt động thương mại của các doanh nghiệp, đồng thời sử dụng thương nghiệp nhà nước là lực lượng kinh tế của mình để giải quyết các tình huống đặt ra khi thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chức năng kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay (Trang 80 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)