2.2. Đánh giá về thực trạng thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nƣớc
2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập
Quá trình thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nước ta trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Vấn đề đặt ra là cần tìm hiểu, đánh giá, phân tích nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nước, để từ đó có hướng khắc phục hiệu quả. Nguyên nhân khách quan của những tồn tại, hạn chế dễ nhận thấy, đó là: Nước ta xuất phát từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu với hậu quả của nhiều năm chiến tranh kéo dài và đối phó với nhiều thiên tai địch họa nặng nề; hơn nữa trước sự phát triển nhanh của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã làm cho nước ta có vị trí xuất phát điểm thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Ngoài ra, tồn tại, hạn chế đó còn bắt nguồn từ các nguyên nhân chủ quan, biểu hiện trong nhận thức và hành động của con người ở cả bộ máy tổ chức và cơ chế hoạt động của các cơ quan, cũng như đội ngũ cán bộ công chức nhà nước trong hoạt động kinh tế. Đó là các nguyên nhân:
- Do vẫn tồn tại sự bảo thủ trong tư duy lý luận về kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội, vẫn còn tàn dư lý luận của thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung thể hiện trong toàn bộ quá trình hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước trong quản lý kinh tế, trong đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
- Tư duy kinh tế nhiều khi thường chỉ dựa vào cơ sở chế độ công hữu của xã hội cộng sản - hình thái phát triển cao một cách trừu tượng mà không căn cứ vào những điều kiện và tình hình cụ thể vận hành vào nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang ở trình độ và giai đoạn phát triển thấp.
- Chức năng kinh tế của Nhà nước rơi vào thế lưỡng cực, vừa bị căng ra diện rộng khi can thiệp quá sâu và ôm đồm các chức năng của thị trường và doanh nghiệp, trong khi lại không có điều kiện tập trung để thực hiện tốt chức năng quản lý vĩ mô nền kinh tế. Thể chế mới của nền kinh tế thị trường chưa được xác lập hoàn chỉnh, chưa tách bạch rạch ròi giữa chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế với chức năng quản lý kinh doanh dẫn tới sự can thiệp quá sâu, mang tính hành chính quan liêu của các cơ quan nhà nước vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đặc biệt sự yếu kém của Nhà nước trong việc thực thi và vận hành đồng bộ hệ thống kinh tế thị trường ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống và sản xuất gây cản trở cho sự phát triển của nền kinh tế. Biểu hiện của nó là tình trạng thị trường chưa phát triển nhưng bị biến dạng, độc quyền làm cho các giao dịch trên thị trường kém hiệu quả, dẫn đến các chủ thể thị trường thiên về giao dịch ngắn hơn là có chiến lược, phương án kinh doanh lâu dài. Trong quá trình thực thi chính sách của Nhà nước vẫn còn tồn tại tình trạng chính sách thì mở nhưng việc thực thi chính sách thì theo cơ chế “xin - cho” gây khó khăn cho phát triển sản xuất, hạn chế thu hút đầu tư và khả năng hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.
- Khu vực kinh tế nhà nước hoạt động kém hiệu quả. Tuy khối doanh nghiệp nhà nước và sở hữu nhà nước qua nhiều lần cải tổ và cơ cấu lại, nhưng vẫn còn cồng kềnh, chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân. Về mặt số lượng doanh nghiệp đã giảm đáng kể từ 12 nghìn doanh nghiệp vào đầu những năm 90 xuống còn khoảng 5 nghìn doanh nghiệp trong những năm gần
đây, nhưng đa phần các doanh nghiệp cổ phần hóa hay sáp nhập, giải thể đều có quy mô nhỏ chỉ chiếm 6 - 7% trong tổng vốn của doanh nghiệp nhà nước. Trên thực tế, khu vực doanh nghiệp nhà nước quản lý yếu kém, vô trách nhiệm, làm ăn thua lỗ, phát sinh tham nhũng, quan liêu, trông chờ vào sự nâng đỡ và bao cấp của Nhà nước về vị thế độc quyền, vay vốn, mặt bằng kinh doanh... làm hạn chế tốc độ tăng trưởng, môi trường đầu tư và duy trì sự tồn tại của cơ chế cũ.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Có thể nói từ thực trạng nhận thức, quy định và thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nước trong thời gian qua đã chứng tỏ xu hướng chuyển đổi đúng đắn chức năng kinh tế của Nhà nước từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nhà nước thực hiện chức năng kinh tế thông qua công cụ pháp luật và các công cụ quản lý vĩ mô khác nhằm định hướng cho sự phát triển của lực lượng sản xuất và phát huy năng lực của mọi thành phần kinh tế. Hệ thống các công cụ, phương tiện mà Nhà nước sử dụng nhằm thực hiện chức năng kinh tế trong nền kinh tế thị trường đã được nhận thức, quy định và thực hiện về cơ cấu, tính chất và phương thức tác động theo hướng tăng cường vai trò của pháp luật và các công cụ gián tiếp mang tính định hướng như chính sách, kế hoạch vĩ mô và các đòn bẩy kinh tế. Do vậy, nền kinh tế nước ta thời gian qua đã đạt được những thành tựu nổi bật, góp phần quan trọng trong việc ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, những nội dung và phương thức thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay đang còn những
tồn tại đáng kể cần phải được khắc phục. Trên cơ sở đánh giá thực trạng chức năng kinh tế của Nhà nước trong khuôn khổ thực hiện các nội dung trên thời gian qua cho phép đưa ra những phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.
CHƢƠNG 3
PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHỨC NĂNG KINH TẾ CỦA NHÀ NƢỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG HIỆN NAY