Thực trạng chức năng kinh tế của Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chức năng kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay (Trang 36)

2.1.1. Về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế.

Trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung trước đây, vai trò của định hướng chiến lược phát triển kinh tế bị lu mờ trước vai trò mệnh lệnh của kế hoạch Nhà nước. Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, vai trò của định hướng phát triển kinh tế - xã hội đã ngày càng được đề cao và thực hiện nghiêm túc bên cạnh việc thu hẹp dần vai trò của kế hoạch pháp lệnh. Công cụ của việc định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước bao gồm: hoạch định chiến lược phát triển, quy hoạch phát triển, kế hoạch phát triển. Các công cụ này có quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau về những vấn đề chung - riêng; tổng thể - bộ phận; định tính - định lượng; dài hạn - trung hạn - ngắn hạn.

Thứ nhất, đối với việc xây dựng chiến lược phát triển, lần đầu tiên tại

trình của công cuộc đổi mới. Trong đó gồm: Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội 10 năm 1991 - 2000; và Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa 10 năm 2001 - 2010.

Một trong những định hướng quan trọng nhất của chiến lược ổn định và phát triển kinh tế 10 năm 1991 - 2000 là đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài trong nhiều năm. Do có định hướng đúng trong việc xác định các mục tiêu, công cụ, biện pháp cụ thể, tạo điều kiện cho các ngành, lĩnh vực, tổ chức kinh tế thoát khỏi khủng hoảng, Nhà nước ta đã thành công trong việc thực hiện về cơ bản mục tiêu thoát khỏi khủng hoảng vào năm 1996. Kết thúc chiến lược này vào năm 2000 thì tổng sản phẩm kinh tế quốc dân (GDP) đã đạt gấp 2,07 lần năm 1991. Tích lũy nội bộ của nền kinh tế từ chỗ không đáng kể đã đạt mức 27% GDP. Từ một nước nhập khẩu gạo đã trở thành nước xuất khẩu gạo ở tốp đầu của thế giới. Công nghiệp đã ngày càng có tỷ trọng cao trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân, đời sống của nhiều bộ phận dân cư được cải thiện đáng kể.

Hiện tại, chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa 10 năm 2001 - 2010 đã dần được hoàn thành. Một trong những định hướng quan trọng của chiến lược này là đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Một lần nữa, một định hướng chiến lược đã hoàn toàn xác thực, đi thẳng vào thực chất của tình hình kinh tế - xã hội của đất nước. Định hướng này đang được thực hiện có kết quả, trong đó từ năm 2001 đến 2005 tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế luôn đạt mức năm sau cao hơn năm trước; xuất khẩu đạt tốc độ cao gấp hơn 2,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP; bội chi ngân sách không vượt quá giới hạn an toàn; đời sống của nhân dân ổn định và được nâng lên đáng kể.

Việc hoạch định chiến lược phát triển của Nhà nước trong những năm đổi mới vừa qua đã làm cho nền kinh tế - xã hội ở nước ta được định hướng

dài hạn và xác thực. Những định hướng này so với định hướng “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc” lên chủ nghĩa xã hội trong những năm 1976 - 1985 thì rõ ràng là có sự chuyển biến về chất. Trong đó, thay vào những mục tiêu xã hội chủ nghĩa là những mục tiêu quá độ đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng, thoát ra khỏi tình trạng một nước kém phát triển. Sự chuyển biến về chất này bao hàm trong đó những dung lượng về sự phát triển của thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, hay nói cách khác là phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai, Nhà nước đã tiến hành đổi mới kế hoạch phát triển kinh tế - xã

hội. Cụ thể là Nhà nước từ bỏ kế hoạch hóa theo hệ thống sản phẩm vật chất và chuyển sang hệ thống tài khoản quốc gia. Hệ thống sản phẩm vật chất thích hợp với phương thức kế hoạch hóa tập trung, theo đó các mục tiêu kế hoạch, nhiệm vụ kế hoạch, các chỉ tiêu kế hoạch, cân đối kế hoạch...đều được xác định trên cơ sở sản xuất vật chất (không chú trọng giá trị gia tăng), phân phối theo hiện vật (không chú trọng thị trường), tự khép kín (không chú trọng kinh tế đối ngoại). Cùng với quá trình đổi mới, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở hệ thống sản phẩm vật chất đã dần dần được xóa bỏ và thay vào đó là hệ thống tài khoản quốc gia. Theo đó nền kinh tế đã được Nhà nước hoạch định theo các thước đo về giá trị gia tăng, cán cân thương mại, đầu tư nước ngoài, cán cân thanh toán quốc tế, xử lý thâm hụt ngân sách và theo yêu cầu của thị trường.

Theo kế hoạch định hướng, Nhà nước giảm thiểu việc giao chỉ tiêu pháp lệnh cho doanh nghiệp mà để doanh nghiệp tự chủ bố trí kế hoạch sản xuất kinh doanh theo những định hướng phát triển kinh tế - xã hội và thông qua yếu tố tự điều chỉnh của thị trường. Đối với doanh nghiệp nhà nước, việc giao chỉ tiêu pháp lệnh chỉ còn áp dụng đối với một danh mục rất hạn chế có liên quan đến việc sản xuất kinh doanh một số loại hàng hóa, dịch vụ quan

trọng do Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo cung ứng cho nhu cầu phát triển bền vững nền kinh tế như sản xuất và phân phối điện, nước...

Theo cơ chế mới, kế hoạch nhà nước mang tính hướng dẫn và gián tiếp, gắn với hiệu quả và lợi ích kinh tế. Do vậy khuyến khích các đơn vị kinh tế phát huy tính năng động, sáng tạo để làm giàu, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nội dung và hình thức kế hoạch định hướng trong nền kinh tế thị trường gồm nhiều mặt, trong đó có ba vấn đề quan trọng :

- Lấy chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội và kế hoạch 5 năm làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch hằng năm.

- Nâng cao chất lượng các cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân: cân đối tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, cân đối ngân sách nhà nước, cân đối tín dụng và tiền tệ, cân đối ngoại tệ và thanh toán quốc tế, cân đối tổng cung và tổng cầu.

- Coi trọng cả kế hoạch phát triển kinh tế lẫn kế hoạch phát triển xã hội. Một trong những nội dung quan trọng của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là xây dựng và đưa vào kế hoạch những dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Chương trình, dự án ở tầm quốc gia được chuyển thành nội dung của kế hoạch cả nước. Mỗi chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội đều có những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, được hoạch định các nguồn lực, phương tiện để thực hiện. Để phù hợp với tính định hướng của kế hoạch, Nhà nước xác định vai trò và vị trí quyết định trong hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là kế hoạch 5 năm, trong đó kế hoạch hằng năm là kế hoạch điều hành để thực hiện kế hoạch 5 năm.

Việc xây dựng kế hoạch được tiến hành theo chế độ hai cấp là kế hoạch nhà nước và kế hoạch đơn vị kinh tế cơ sở. Trước đây, kế hoạch hóa được tiến hành qua nhiều tầng nấc, bốn cấp hệ thống quản lý nhà nước đều làm kế hoạch và trong sản xuất kinh doanh, cũng gồm nhiều cấp, tùy theo doanh nghiệp thuộc trung ương hay địa phương quản lý. Hệ thống đó làm cho bộ

máy cồng kềnh, quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch thường vòng vèo, chồng chéo, kém hiệu quả, chia cắt nền kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ để quản lý mà thực chất là phân chia quyền sở hữu mọi tài sản và nguồn lực của đất nước. Tình trạng đó đã dẫn đến chỗ vì lợi ích cục bộ của ngành, địa phương, thậm chí của từng đơn vị kinh tế làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, làm cho nền kinh tế quốc gia mất đi sức bật của một chỉnh thể.

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các cấp kế hoạch nói trên không còn phù hợp. Nhà nước thực hiện chế độ kế hoạch hóa hai cấp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trong đó, kế hoạch cấp nhà nước (kế hoạch vĩ mô) là kế hoạch toàn diện về kinh tế xã hội, mang tính tổng quát và định hướng cho sự phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đặc biệt chú ý đến các lĩnh vực Nhà nước phải đảm bảo như xây dựng kết cấu hạ tầng, phúc lợi xã hội, xử lý đúng các vấn đề chính trị, quốc phòng, an ninh.... Kế hoạch của các đơn vị kinh tế là kế hoạch hành động, do các đơn vị xây dựng trên cơ sở của kế hoạch nhà nước. Trong điều kiện hiện nay, các đơn vị kinh tế không thể thụ động ngồi chờ cấp trên giao nhiệm vụ kế hoạch, phân phối vật tư, chỉ định nơi tiêu thụ sản phẩm mà phải chủ động xác định nhu cầu thị trường, các nguồn vốn, vật tư, tiêu thụ sản phẩm...làm căn cứ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh; và phương án hoạt động phải phù hợp với cơ chế thị trường đã được điều tiết vĩ mô.

2.1.2. Về đảm bảo môi trƣờng pháp lý và các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc. của Nhà nƣớc.

Cùng với quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế, pháp luật là công cụ quan trọng thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nước. Nếu như trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung bao cấp, với cơ chế hành chính quan liêu, sự tồn tại của pháp luật dường như là nhu cầu chủ quan bắt nguồn trực tiếp từ yêu cầu của Nhà nước và được xem là phương tiện trong tay Nhà nước nhằm đẩy mạnh, kích thích, kìm hãm hay xoá bỏ một quan hệ nào đó theo ý chí của Nhà

nước. Bước sang nền kinh tế thị trường, pháp luật là một nhu cầu khách quan tồn tại từ những đòi hỏi của các quan hệ kinh tế.

Bằng pháp luật, Nhà nước thừa nhận, hướng dẫn cho phép, ngăn cấm, khuyến khích, hạn chế nhằm đảm bảo cho các quan hệ kinh tế tồn tại và phát triển. Nhà nước khuyến khích phát triển các yếu tố tích cực của thị trường như cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo vệ người lao động; đồng thời Nhà nước ngăn cấm các yếu tố tiêu cực của nền kinh tế thị trường như độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh, gian lận thương mại, trốn thuế…Pháp luật trong nền kinh tế thị trường không chỉ là công cụ riêng của Nhà nước mà còn là phương tiện của các chủ thể kinh tế bảo vệ họ khỏi sự xâm hại và thực hiện quyền chủ động, sáng tạo trong các quan hệ kinh tế.

Nhận thức được vai trò của pháp luật trong cơ chế kinh tế thị trường, thời gian qua, Nhà nước đã tập trung xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với những yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. So với thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, hệ thống pháp luật Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc và thay đổi một cách căn bản về nguyên tắc và nội dung điều chỉnh bởi sự xuất hiện của một loạt các quan hệ kinh tế mới.

Trước hết, pháp luật quy định về chế độ sở hữu mới và phát triển nền

kinh tế nhiều thành phần tạo cơ sở cho nền kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa. Kể từ sau khi ban hành Hiến pháp 1992, pháp luật đã thừa nhận sự tồn tại của chế độ sở hữu mới là sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân trong đó, sở hữu tư nhân là một trong ba chế độ sở hữu chủ yếu của nền kinh tế. Trong cơ chế tập trung, khách thể của quan hệ sở hữu chỉ là tư liệu sản xuất thì trong pháp luật sở hữu hiện nay, khách thể của quan hệ sở hữu không chỉ là tư liệu sản xuất mà còn nhiều yếu tố khác như: tên gọi nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ…Đặc điểm quan trọng của pháp luật về chế độ sở hữu trong nền kinh tế thị trường thừa nhận và đề cao nguyên tắc bình đẳng của các loại hình

sở hữu từ trình tự xác lập đến quá trình thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của các chủ thể trong các quan hệ kinh tế, từ đó tạo ra nền tảng pháp lý vững chắc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tương ứng với các chế độ sở hữu, Nhà nước cơ cấu lại nền kinh tế với nhiều thành phần cùng nhau phát triển, cùng cạnh tranh và bình đẳng trước pháp luật. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã nêu rõ, nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta gồm có: Thành phần kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Theo đó, chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là thực hiện sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước, xóa bỏ hợp tác xã kiểu cũ, xây dựng hợp tác xã kiểu mới, kích thích phát triển kinh tế gia đình, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân dưới nhiều hình thức (cá thể, tiểu chủ, doanh nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần...); tạo điều kiện thu hút tư bản nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, khuyến khích việc liên doanh, liên kết giữa các nhà đầu tư trong nước (quốc doanh, tập thể, tư nhân) với các nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ hai, pháp luật xác định cơ cấu chủ thể trong kinh tế thị trường và tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Pháp luật trong kinh tế thị trường quy định cơ cấu chủ thể kinh tế đa dạng và đảm bảo nguyên tắc tự do kinh doanh, khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức có vốn, có khả năng kinh doanh đều có quyền kinh doanh theo những hình thức thích hợp và Nhà nước tạo hành lang pháp lý cho các loại hình chủ thể tồn tại và phát huy ưu thế của mình trên thị trường.

Nếu như trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, chủ thể kinh tế là các xí nghiệp quốc doanh, các hợp tác xã thì trong cơ chế thị trường Nhà nước thừa nhận sự tồn tại của nhiều loại chủ thể tham gia vào quan hệ kinh tế và đảm bảo sự bình đẳng của các chủ thể ấy trong hoạt động kinh tế như: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp

tư nhân, hợp tác xã, hộ nông dân cá thể, trang trại…Với đặc điểm của nền kinh tế thị trường là nền kinh tế mở, Nhà nước cho phép sự tồn tại và phát triển của loại chủ thể mới trong quan hệ kinh tế đó là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy, bằng công cụ pháp luật, Nhà nước đã làm thay đổi căn bản cơ cấu chủ thể kinh tế cũng như tính chất các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện cho nền kinh tế nước ta hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Nhà nước ban hành hàng loạt văn bản quan trọng tạo cơ sở pháp lý cho sự tồn tại và hoạt động của các quan hệ kinh tế trong nước và nước ngoài như: Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã, Luật khuyến khích đầu tư trong nước,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chức năng kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)