3.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện chức năng kinh tế của Nhà nƣớc trong nền kinh
3.2.1. Tiếp tục đổi mới tƣ duy, nhận thức về chức năng kinh tế của Nhà nƣớc
trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta.
3.2.1. Tiếp tục đổi mới tƣ duy, nhận thức về chức năng kinh tế của Nhà nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng. Nhà nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng.
Sự hình thành mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là kết quả của nhiều năm tìm tòi, đổi mới, tổng kết lý luận - thực
tiễn, đồng thời là sự khẳng định con đường và mô hình phát triển trong thực tiễn mang tính cách mạng, sáng tạo của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Để phát huy những kết quả đạt được hơn hai thập kỷ phát triển kinh tế thị trường cũng như việc hoàn thiện chức năng kinh tế của Nhà nước ta hiện nay thì vấn đề đổi mới tư duy, nhận thức luôn là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho việc xây dựng thành công kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Trước hết, cần phải nhận thức sâu sắc rằng phát triển kinh tế thị trường vừa là vấn đề khoa học, vừa là vấn đề chính trị, vấn đề lựa chọn chế độ kinh tế và mô hình phát triển trong thực tiễn cách mạng, đòi hỏi sự nhất trí cao trong nhận thức tư tưởng, thống nhất trong tổ chức thực hiện và hành động. Những thành tựu đã đạt được là kết quả của quá trình đổi mới tư duy, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế trong công tác tổ chức và xây dựng mang tính sáng tạo của toàn dân đặt dưới sự lãnh đạo Đảng và quá trình thực hiện chức năng của Nhà nước. Rõ ràng nếu thiếu sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng thì không thể nói tới bất kỳ việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nào cả. Tuy nhiên, phát triển kinh tế thị trường cũng đặt Đảng và công tác tư tưởng trước những thử thách mới phức tạp và mang tính sáng tạo. Đảng muốn củng cố địa vị cầm quyền và chủ động về lãnh đạo, cần phải tiếp tục đi sâu nắm vững tình hình, thực sự đổi mới trong tư duy, nhận thức về chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường, đổi mới phương thức lãnh đạo và phương thức cầm quyền, hoàn thiện và củng cố nền chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chủ thể xã hội có vai trò quan trọng thực hiện các chức năng, trong đó có chức năng kinh tế đảm bảo cho sự vận hành tự do và an toàn của nền kinh tế thị trường. Nhà nước là nhân tố kích thích hay kìm hãm thị trường tùy thuộc vào việc nó tạo lập được môi trường pháp lý - thể chế, điều kiện hạ tầng
kinh tế - xã hội thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và đầu tư. Trong điều kiện hiện nay, khi hệ thống kinh tế thị trường đang trong quá trình hình thành và phát triển, các quy luật thị trường chưa hoạt động và phát huy tác dụng đầy đủ thì Nhà nước thực hiện vai trò “bà đỡ” cho sự ra đời thuận lợi và nhanh chóng hệ thống thị trường hiện đại đảm bảo theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do vậy, về mặt định hướng, trên cơ sở đường lối nhận thức của Đảng, Nhà nước thể chế hóa thành chính sách, pháp luật, đồng thời sử dụng các công cụ quản lý vĩ mô, Nhà nước thực hiện chức năng quản lý và điều khiển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhưng để làm tốt được điều đó, Nhà nước xã hội chủ nghĩa phải tự cải tạo và thay đổi chính mình cho phù hợp với điều kiện mới, chuyển từ nhà nước hành chính quan liêu sang nhà nước của nền kinh tế thị trường, biểu hiện ở mức độ can thiệp hành chính của Nhà nước giảm đi đáng kể, thay vào đó là phương pháp, cách thức điều khiển gián tiếp các quá trình kinh tế nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Hơn nữa, mô hình quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong những năm qua được hình thành và phát triển theo phương thức “vừa thiết kế, vừa thi công”, vừa làm, vừa tổng kết, rút kinh nghiệm, khái quát thành lý luận và sau đó quay trở lại kiểm chứng và chỉ đạo thực tiễn nên không thể tránh khỏi những sai sót cần phải khắc phục. Vì vậy, về mặt tư duy lý luận, Đảng và Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu, đổi mới tư duy, tiếp thu những quan điểm mới và tiến bộ, vượt qua những rào cản, định kiến về nền kinh tế thị trường và nhận thức không đúng về vai trò kinh tế của Nhà nước. Trên cơ sở đó đổi mới, hoàn thiện chức năng kinh tế của Nhà nước phù hợp với điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay. Điều đó thể hiện ở sự nhạy bén, năng động và kịp thời đề ra những chính sách quan trọng phù hợp với thực tiễn kinh tế - xã hội đầy biến động. Những chủ trương và chính sách đúng đắn của Nhà nước được ban hành chỉ
có giá trị và hiệu quả to lớn khi nó bắt đầu từ chính cuộc sống, phản ánh đúng nguyện vọng của nhân dân và dễ dàng đi vào thực tiễn, biến thành lực lượng vật chất mạnh mẽ để cải tạo kinh tế - xã hội.
Quá trình nghiên cứu lý luận để xây dựng các mô hình, phương án quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta đang tồn tại một xu hướng xuất phát từ mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam chưa có trong tiền lệ và khuôn mẫu từ trước, đó là trong những quyết sách và nhiều chính sách cụ thể trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế có biểu hiện sao chép một cách giáo điều mô hình kinh tế thị trường của các nước tư bản phát triển mà bỏ qua những nét đặc thù trong truyền thống và bản sắc của Nhà nước Việt Nam. Do vậy, việc đảm bảo nội dung khoa học, tính dân chủ, công khai của những quy trình khởi thảo, xây dựng và ban hành những chính sách và chủ trương quan trọng trong phát triển kinh tế thị trường ở nước ta là một yêu cầu bắt buộc. Trong đó, không thể thiếu sự tham mưu, tư vấn chính sách của các nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu, đặc biệt là cần tổ chức rộng rãi việc tham gia ý kiến của đông đảo các đối tượng cá nhân, tổ chức nhằm hiến kế những căn cứ về mặt lý luận, cũng như những giải pháp, phương án hiệu quả trong quản lý kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Hơn nữa, trong xu thế hội nhập, việc nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm về kinh tế thị trường ở một số nước sẽ giúp chúng ta có cách đánh giá, vận dụng và thực hiện hiệu quả chức năng kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.