Giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chứng minh trong vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội) (Trang 90 - 102)

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả chứng minh trong vụ án lạm dụng tín

3.2.3. Giải pháp khác

Thứ nhất, về người bào chữa cần tăng cường sự tham gia của người bào chữa và bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong quá trình giải quyết VAHS. Tuy nhiên, việc tham gia của luật sư trong các VAHS còn thấp. Hiện nay số lượng luật sư ở nước ta chỉ khoảng 4.000, trung bình 20.000 dân mới có 1 Luật sư, trong khi ở Singapo tỷ lệ này là 1.000/1, Nhật Bản 5.500/1, Mỹ 270/1, Pháp 500/1. Nếu tính Luật sư tham gia phiên tòa chúng ta mới có 20 %

vụ án có luật sư [52]. Qua các số liệu trên chúng thấy số lượng luật sư ở nước ta còn rất ít nên việc tiếp tục đào tạo luật sư là thực sự cần thiết.

Hầu hết các TP đều cho rằng có Luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa bao giờ cũng giúp cho TP có nhiều góc nhìn hơn về vụ án[53]. Chất lượng đội ngũ luật sư về chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa hết lòng với vụ án do phụ thuộc vào thù lao bào chữa. Việc nâng cao chất lượng, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ luật sư là việc làm quan trọng trong chứng minh VAHS. Chất lượng đội ngũ luật sư được nâng nên sẽ tạo cho CQTHTT có cái nhìn tổng thể hơn về toàn bộ nội dung vụ án. Như vậy, quyền bào chữa của người bị buộc tội cũng như chứng minh VAHS tại phiên tòa mới có chất lượng và đảm bảo đúng pháp luật.

Thứ hai, Đầu tư phương tiện kỹ thuật hình sự phục vụ hoạt động điều tra, các biện pháp ngăn ngừa tội phạm và hoạt động giám định đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu chứng minh tội phạm trong tình hình hiện nay, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong báo cáo, thống kê, trích cứu dữ liệu nhân thân đối tượng, xác minh thông qua cổng thông tin phải được đáp ứng và có thời hạn. Thực tiễn cho thấy, CQTHTT phải áp dụng nhiều phương tiện kỹ thuật để phát hiện, ghi nhận, thu thập, bảo quản và nghiên cứu những dấu vết, tài liệu, chứng cứ, quá trình giải quyết vụ án phải đi xác minh, điều tra ở nhiều địa bàn, khó tiếp cận do khoảng cách địa lý, nhân lực để tìm kiếm... Phạm vi những phương tiện kỹ thuật được áp dụng mở rộng bao nhiêu thì khả năng thu thập, đánh giá chứng cứ xác định tội phạm càng cao.

Thứ ba, Cần có điều chỉnh chế độ tiền lương và phụ cấp hợp lý hơn cho đội ngũ cán bộ, ĐTV, KSV, TP và Hội thẩm. Cần phải có những biện pháp để hoạt động của CQĐT, VKS, TA hợp lý, chính xác, hiệu quả. Thực tế, tổ chức và hoạt động của những CQTHTT này còn nhiều điểm bất hợp lý như: Trong CQĐT vẫn còn hiện tượng phân tán lực lượng, chưa đảm bảo tính chuyên sâu trong hoạt động điều tra các loại tội phạm, thiếu sự phối hợp đồng bộ để đạt hiệu quả cao trong hoạt động điều tra; Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phát

triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ cho các CQTHTT. Kịp thời trang bị cho các cơ quan này các phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ công tác tiếp nhận, lưu trữ và xử lý thông tin về tội phạm…

Thứ tư, Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, thực hiện có hiệu quả các biện pháp bảo đảm cho công dân tham gia tích cực vào việc điều tra chứng minh tội phạm. Thực tiễn cho thấy có một bộ phận dân cư do thiếu hiểu biết về pháp luật nên đôi khi còn có thái độ tiêu cực trong đấu tranh phòng chống tội phạm do sợ mất thời gian, sợ dính lứu đến pháp luật, sợ bị trả thù… nên không tích cực tham gia vào việc tố giác tội phạm; có người vì những lý do khác nhau mà cung cấp thông tin thiếu chính xác, sai sự thật gây khó khăn cho CQTHTT trong quá trình điều tra, chứng minh vụ án. Bởi vậy, công tác tuyên truyền giáo dục cho nhân dân là cần thiết và cần được thực hiện bằng nhiều hình thức như: thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, đoàn thể quần chúng, tổ chức cuộc thi pháp luật dưới dạng sân khấu hóa và quan tâm hơn đến công tác giáo dục pháp luật trong các trường học.

Thứ năm, Thực hiện tốt công tác tiếp nhận và giải quyết tin báo tố giác tội phạm. Đảm bảo điều kiện thuận tiện, khen thưởng, ghi nhận kịp thời cho nhân dân tham gia vào việc đấu tranh phòng chống tội phạm như đa dạng hóa các hình thức tiếp nhận tin báo, nhận tin trực tiếp, qua hòm thư tố giác, khen thưởng công dân tố giác tội phạm kịp thời, các hình thức để ghi nhận thành tích tố giác, hỗ trợ công tác điều tra, tham gia chứng kiến,… Đảm bảo an toàn cho những người tố giác tội phạm, người làm chứng, trả thù lao cho những người làm chứng theo đúng quy định của pháp luật. Tăng cường hợp tác quốc tế với các tổ chức như INTERPOL, ASEANPOL… để đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm trong tình hình mới.

Kết luận chƣơng 3.

Để khắc phục hạn chế đã nêu ở Chương 2, trên cơ sở yêu cầu đặt ra từ công cuộc cải cách tư pháp, vấn đề quyền con người nói chung và quyền tài sản nói riêng, chúng ta cần hoàn thiện hệ thống pháp luật nhất để triển khai áp

dụng là các quy định của BLTTHS quy định về chứng minh,. Ngoài ra, chúng ta cần hoàn thiện về mặt nhân lực cũng như nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất tư cách đạo đức, chú ý công tác tuyển dụng để tuyển chọn đủ số cán bộ có trình độ phục vụ công tác của cán bộ công tác trong các CQTHTT. Tăng cường chính sách, chế độ đãi ngộ đối với các cán bộ trong lĩnh vực này để thu hút nhân lực và tạo điều kiện cho họ tránh xa cám dỗ, tư tưởng lệch lạc để có thể yên tâm công tác, làm việc khách quan, vô tư. Ngoài ra, cần đẩy mạnh tuyên truyền, dịch vụ tu vấn pháp luật, ý thức phòng chống tội phạm và tinh thần đấu tranh với mọi vi phạm đến mọi công dân.

KẾT LUẬN

Chứng minh trong VAHS là quá trình các cơ quan và người có thẩm quyền thực hiện các quy định của pháp luật TTHS tiến hành phát hiện, thu thập, bảo quản, kiểm tra, nhận định, đánh giá chứng cứ để làm căn cứ giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến VAHS.

Trong vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, để giải quyết vụ án được đúng đắn thì đòi hỏi các CQTHTT phải chứng minh làm sáng tỏ nội dung của vụ án và những trình tiết có ý nghĩa, liên quan đến vụ án. Hoạt động chứng minh phát hiện, thu thập, bảo quản, kiểm tra, đánh giá và nhận định chứng cứ có vai trò quan trọng trong giải quyết đúng đắn vụ án, tránh bỏ lọt tội phạm, tránh làm oan người vô tội. Tuy nhiên, để phát hiện, thu thập đủ chứng cứ để chứng minh trong vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản một cách chính xác, đòi hỏi cán bộ thực hiện phải nắm chắc nguyên tắc xác định nội dung đối tượng cần chứng minh ngay từ khâu tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố như: Những vấn đề chứng minh thuộc về bản chất vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; những vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến TNHS và hình phạt; những vấn đề có ý nghĩa nhất định đối với việc giải quyết đúng đắn vụ án. Thực tiễn cho thấy, những sai sót, lệch lạc trong điều tra, truy tố, xét xử thường bắt nguồn từ việc không xác định được những nội dung đối tượng cần chứng minh. Nếu xác định nội dung chứng minh quá hẹp, điều này dẫn đến những chứng cứ đưa ra chưa đủ xác định vụ án, vì những tình tiết cần phải chứng minh chưa được làm rõ khi có mâu thuẫn.

Trong những năm qua, chất lượng, hiệu quả hoạt động của các CQTHTT ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, trong hoạt động tố tụng liên quan đến chứng minh vẫn còn những tồn tại và sai sót như việc kết luận về vấn đề cần chứng minh chưa có căn cứ ... dẫn đến việc tiếp nhận đầu vào tin báo xác định có dấu hiệu tội phạm chưa đúng quy định BLHS, không giải quyết được tin báo tố giác tội phạm triệt để, tình trạng tin báo còn tồn lớn, bản

án bị cải sửa, bị hủy do bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Trong nhiều trường hợp việc giải quyết vụ án còn chưa đúng pháp luật làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm... Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, sai sót trong hoạt động của các CQTHTT liên quan đến chứng minh như: Các quy định của BLTTHS chưa hoàn thiện nên còn có cách hiểu khác nhau; Năng lực đội ngũ cán bộ trong các CQTHTT còn hạn chế; Các phương tiện kỹ thuật hình sự còn lạc hậu không phù hợp với diễn biến phức tạp hiện nay của tội phạm; Ý thức pháp luật của bộ phận người dân còn thấp, đôi khi còn có thái độ tiêu cực trong đấu tranh chống tội phạm do sợ mất thời gian, liên lụy tới pháp luật, sợ bị trả thù nên họ không tích cực tham gia tố giác tội phạm. Thậm chí có người vì lý do khác nhau mà cung cấp những thông tin thiếu chính xác, sai sự thật gây khó khăn cho CQTHTT trong quá trình điều tra, chứng minh vụ án...

Để khắc phục những tồn tại nói trên chúng ta cần phải thực hiện các giải pháp như: Hoàn thiện các quy định của BLTTHS về chứng minh trong TTHS tạo cơ sở pháp lý cho các CQTHTT, người THTT có sự nhận thức thống nhất chung; Trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật hình sự tiên tiến; Nâng cao chất lượng cán bộ trong các CQTHTT; Cần quan tâm đến chế độ chính sách, đãi ngộ đối với cán bộ trong các CQTHTT như chế độ tiền lương để họ yên tâm công tác; Nâng cao cả về số lượng và chất lượng đội ngũ luật sư và tạo hành lang pháp lý để họ có đầy đủ quyền thực hiện các biện pháp thu thập chứng cứ hiệu quả...

Tài liệu tham khảo

1. Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

2. Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số: 48-NQ/TW ngày 24 tháng 05 năm 2005 của Bộ chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật việt nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

3. Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

4. Đảng cộng sản Việt Nam (2018), Nghị quyết số: 26-NQ/TW ngày 19 tháng 5 năm 2018 của ban chấp hành trung ương khoá XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, Hà Nội.

5. Hương Thủy (2018), “Hà Nội: Tăng trưởng kinh tế đạt mức cao nhất 3 năm trở lại đây”, Báo Hà Nội Mới, http://www.hanoimoi.com.vn/Tin- tuc/Kinh-te/920529/ha-noi-tang-truong-kinh-te-dat-muc-cao-nhat-3-nam-tro-

lai-day.

6. Phạm Lê Liên (2013), Từ điển tiếng việt thông dụng (2013), NXB. Giáo dục. Tr.239, 970.

7. TS. Vũ Gia Lâm (2014), “Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự”, Tạp chí luật học, (01).

8. Tô Hữu Thông (2004), Đối tượng chứng minh trong tố tụng hình sự, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học quốc gia, Hà Nội.

9. Liên hợp quốc (1998), Quy chế Rome về tòa án hình sự quốc tế.

10. Trần Đại Thắng (2003), “Tố tụng tranh tụng và tố tụng thẩm cứu”, Nghiên cứu lập pháp số (9)

11.Vũ Gia Lâm (2012), “Tranh tụng trong tố tụng hình sự”, Tập bài giảng chuyên đề.

12. Trần Văn Độ (2004), “Bản chất tranh tụng tại phiên tòa”, Tạp chí KHPL số (4).

13. Nguyễn Đức Mai (2012), “Vấn đề tranh tụng trong tố tụng hình sự”, Tập bài giảng chuyên đề.

14. Đỗ Văn Đương (2006), Chứng cứ và chứng minh trong vụ án hình sự , NXB. Tư pháp.

15. TS. Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2003), “Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam”, NXB. Đại học Quốc Gia Hà Nội.

16. Trường đại học luật Hà Nội (1994), “Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam”, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

17. Nguyễn Thái Phúc (2007), “Sự tham gia bắt buộc của người bào chữa trong TTHS”, Tạp chí khoa học pháp luật số (4).

18. Trường đại học luật Hà Nội (2008), “Giáo trình luật tố tụng hình sự” Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

19.Trần Quang Tiệp (2011), “Chế định Chứng cứ trong luật tố tụng Việt Nam”, NXB Chính trị Quốc gia.

20. Nguyễn Minh Ngọc (2014), Quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội.

21. Bộ giáo dục và đào tạo, (2006 ) Giáo trình triết học Mác – Lê nin, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

22. TS. Vũ Gia Lâm (2014), “Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự”, Tạp chí luật học, (01).

23. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.

24. Ngô Như Ý và đ.t.g (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản văn hóa -thông tin.

25. Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học (1999), Nhà xuất bản Công an nhân dân.

26. Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật (1995), Tội phạm học, Luật hình sự và Tố tụng hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Nguyễn Văn Cừ (2005), “Chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam”, Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội.

28. PGS.TS. Hoàng Thị Minh Sơn (2003), “Quá trình chứng minh trong tố tụng

hình sự, Đề tài nghiên cứu khoa học câp trường: Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hình sự - một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 138-162.

29. Nguyễn Diệu Ngân (2011), Quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự Việt Nam, Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội.

30. Nguyễn Diệu Thu (1999), “Quá trình tiến hành chứng minh trong vụ án hình sự”, Tạp chí công an nhân dân số (8).

31. Ts. Phạm Minh Tuyên (2017) “Thu thập, kiểm tra, đánh giá và nguyên tắc sử dụng chứng cứ trong tố tụng hình sự”, Tạp chí kiểm sát số 21/2017.

32.Trần Công Phàn (2006), “Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong trường hợp liên quan đến vi phạm hợp đồng”, Tạp chí Kiểm sát số 20, Tr7

33.Quốc Hội (2013), Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.

34.Quốc Hội (1988), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội. 35.Quốc Hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội. 36.Quốc Hội (2015), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.

37.Ts. Võ Khánh Vinh (2012), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Tư pháp.

38. Tô Hữu Thông (2004), Đối tượng chứng minh trong tố tụng hình sự, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật – Đại học quốc gia, Hà Nội.

39.Hoàng Thị Minh Sơn (2008), “Hoàn thiện các quy định về thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Luật học số (7).

40.Trần Công Ly Tao (2012), “Tòa án phải xem xét chứng cứ luật sư thu thập”, http://phapluattp.vn. (Theo báo pháp luật thành phố Hồ Chí Minh ngày 07/02/2012)

41.Chính Phủ (2017), Nghị định số: 127/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 quy định chi tiết việc niêm phong, mở niêm phong vật chứng, Hà Nội. 42.Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội (2015), “Báo cáo tổng kết thực tiễn 10 năm thi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003”, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chứng minh trong vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội) (Trang 90 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)