Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chứng minh trong vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội) (Trang 74 - 81)

2.2 .Thực trạng chứng minh trong vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tà

2.2.3. Nguyên nhân của hạn chế

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong TTHS nói chung cũng như chứng minh trong vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nói riêng. Thực tiễn vận hành hệ thống tư pháp hình sự thời gian qua cho thấy hệ thống

pháp luật và việc thực thi pháp luật còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển của đất nước. Với những quy định chưa đầy đủ, chưa chặt chẽ và chưa hoàn thiện, pháp luật TTHS, nhất là BLTTHS luôn bị “kết tội” là “nguyên nhân hàng đầu, cơ bản đầu tiên dẫn đến tình trạng oan, sai trong TTHS”. Bởi theo phân tích của TS.Trịnh Tiến Việt (Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội), nếu những chủ thể THTT cố ý “lách luật”, lợi dụng những kẽ hở trong pháp luật TTHS để bỏ lọt tội phạm hay làm oan người vô tội sẽ “rất khó phát hiện”. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm cho tình hình tội phạm ẩn và tiềm ẩn tăng lên đáng kể, nhiều tội phạm “lọt lưới luật pháp” và cũng nhiều người vô tội phải “vô phúc đáo tụng đình” [58]. Ngoài những nguyên nhân khách quan, thì không ít nguyên nhân chủ quan từ chính những người THTT chưa thực sự có trách nhiệm, không cập nhật pháp luật, kiến thức chuyên môn, nghiên cứu VAHS còn sơ sài hoặc do chịu những tác động “tế nhị” dẫn đến tình trạng “quên” áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ…, thậm chí áp dụng điều luật không đúng, quyết định hình phạt tùy tiện.

Từ những số liệu và ví dụ nêu trên, có thể xác định được một số nguyên nhân hạn chế cơ bản sau:

- Quy định của pháp luật còn bất cập: Nguyên nhân dẫn đến việc số lượng tin báo tố giác tội phạm lớn nhưng số vụ đưa vào khởi tố, điều tra của CQĐT chưa cao, có nguyên nhân chủ quan, có nguyên nhân khách quan. Về cơ bản, các quy định của BLTTHS đã tương đối đầy đủ để các CQTHTT giải quyết VAHS một cách nhanh chóng và chính xác. Phần lớn các lỗi dẫn đến những sai sót nêu trên là do: quy định về tiêu chuẩn phân loại đầu vào, căn cứ để thụ lý tiếp nhận tin báo tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố có dấu hiệu tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nói riêng cũng như tội phạm khác nói chung chưa rõ ràng...Đổng thời, chúng tôi thấy rằng BLTTHS quy định về chứng minh cũng chưa hoàn toàn đầy đủ, điều này cũng là một nguyên nhân không nhỏ dẫn đến các sai sót trên như: Quy định về những vấn đề cần phải chứng minh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử VAHS tại Điều 85

BLTTHS chưa đầy đủ và cụ thể. Mặt khác, để giải quyết đúng đắn VAHS thì trong nhiều trường hợp ngoài việc chứng minh các tình tiết được quy định trong Điều 85 BLTTHS cần phải chứng minh nhiều tình tiết khác có liên quan đến vụ án mà những tình tiết này được quy định rải rác trong các điều luật khác của BLTTHS và được quy định cả trong BLHS (trường hợp đồng phạm, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, miễn truy cứu TNHS, miễn hình phạt...). Điều 85 BLTTHS còn thiếu nội dung thể hiện tính tổng thể của tất cả các vấn đề cần phải chứng minh nên chưa tạo cơ sở pháp lý tốt để các CQTHTT, người THTT nhận thức được thống nhất, đầy đủ về đối tượng chứng minh trong TTHS như trường hợp có đồng phạm khác, tài sản liên quan đến tội phạm... Việc quy định chủ thể thu thập chứng cứ một cách chung cũng đã gây rất nhiều khó khăn cho người bào chữa trong việc truy tìm chứng cứ để bảo vệ người bị buộc tội.

Về bảo quản vật chứng, BLTTHS năm 2015 đã có quy định rõ ràng và đẩy đủ hơn so với BLTTHS năm 2003, tuy nhiên vẫn còn một số bất cập như: Vật chứng là tiền có thể được thu thập trong một số vụ án như: trộm cắp tài sản, nhận hối lộ, đánh bạc … nhưng CQTHTT mắc sai sót về bảo quản, kiểm tra vật chứng là tiền, không tiến hành giám định tiền ngay sau khi thu thập, việc tiến hành giám định tiền để xác định tiền là thật hay giả mà chỉ lập biên thu giữ tang vật trong đó ghi nhận tổng số tiền đã tịch thu.

Liên quan đến các quy định về thẩm quyền bảo quản vật chứng và trích xuất vật chứng để xem xét tại Tòa mà hiện nay đang còn vướng mắc trong thực tiễn là: Tại Điều 312 BLTTHS năm 2015 quy định việc xem xét vật chứng tại Tòa của Hội đồng xét xử nhưng cơ sở pháp lý để đưa vật chứng từ cơ quan đang bảo quản vật chứng sang TA thì không có quy định. Hiện nay, BLTTHS không có điều luật nào quy định trách nhiệm bàn giao vật chứng từ cơ quan Thi hành án sang TA để phục vụ cho việc xét xử. Theo chúng tôi cần bổ sung quy định này trong BLTTHS nhằm đảm bảo tính thống nhất giữa việc bảo quản vật chứng và đưa vật chứng ra xem xét tại phiên tòa.

Theo Khoản 2 Điều 108 BLTTHS thì chủ thể đánh giá chứng cứ là CQTHTT và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Chúng tôi cho rằng, việc xác định chủ thể đánh giá chứng cứ như vậy là chưa đầy đủ, cần phải sửa đổi quy định này cho phù hợp hơn. Vì theo Điều 111 BLTTHS những người được giao nhiệm vụ trong các cơ quan khác không phải là CQTHTT mà chỉ là cơ quan được giao một số hoạt động điều tra theo Điều 111 BLTTHS cũng được quyền nhận định, đánh giá chứng cứ.

- Nguyên nhân hạn chế của chủ thể chứng minh, chủ thể có trách nhiệm chứng minh: Có thể thấy nguyên nhân hạn chế của chủ thể chứng minh trong vụ án còn chưa khai báo trung thực do bản thân người làm chứng, người liên quan cũng có một phần lỗi, trách nhiệm trong vụ việc nên bản thân họ cũng có những che dấu, khai báo, cung cấp tài liệu chứng cứ chưa thật sự đầy đủ, trung thực. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các CQTHTT chưa đáp ứng được quá trình phát hiện và điều tra tội phạm.Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ thông tin những tội phạm công nghệ cao ngày càng phát triển mạnh trong khi trình độ của các cán bộ điều tra, các ĐTV, KSV còn nhiều hạn chế. Vì vậy, đặt ra một yêu cầu với hoạt động chứng minh tội phạm là phải có sự đầu tư kỹ lưỡng về mặt nhân lực cả số lượng và chất lượng. Tuy nhiên cũng có trường hợp do nhận thức, nghiệp vụ còn non kém hoặc tư duy theo ý muốn chủ quan của người THTT dẫn tới sai lầm đáng tiếc xảy ra.

ĐTV, KSV là những chủ thể có trách nhiệm chứng minh, trực tiếp tiến hành các hoạt động chứng minh nhằm xác định sự thật của vụ án ra kết luận, quyết định phù hợp với vụ án. Do đó, trình độ năng lực, tinh thần trách nhiệm và phẩm chất đạo đức của các chủ thể này là yếu tố quyết định chất lượng của hoạt động chứng minh. Một bộ phận thiếu về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, một số ít không chuyên tâm vào nghề nghiệp, suy thoái đạo đức dẫn đến những vi phạm nghiêm trọng trong quá trình chứng minh, gây mất lòng tin của nhân dân. Trình độ ĐTV, KSV còn chưa thực sự đồng đều. Số lượng cán bộ tư pháp có bằng cử nhân luật hệ chính quy còn chưa đáp ứng được yêu

cầu, còn lại là bằng tại chức, đào tạo từ xa. Kỹ năng làm việc, trình độ tin học, ngoại ngữ còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, nhất là ở các huyện vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, đảm bảo đội ngũ cán bộ tư pháp đủ về mặt số lượng và chất lượng là yêu cầu thiết yếu đặt ra.

- Nguyên nhân từ yếu tố cơ sở vật chất - kỹ thuật: Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước quan tâm nên cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc của CQTHTT đã được tăng cường, nhưng so với yêu cầu của cải cách tư pháp thì vẫn chưa đáp ứng được. Một số trụ sở còn rất chật hẹp, không đủ phòng làm việc, phòng nghiên cứu hồ sơ; ứng dụng công nghệ thông tin để đơn giản hóa thủ tục, quy trình cho người THTT chưa đáp ứng, chưa có hiệu quả cao; phòng hỏi cung bị can và lấy lời khai những người TGTT có hạn, chưa đáp ứng đủ về số lượng và chất lượng; chưa có hệ thống âm thanh và các phương tiện ghi âm, ghi hình, máy chiếu có chất lượng tốt phục vụ công tác… Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động của CQTHTT còn chưa được quan tâm, đầu tư, xây dựng đúng mức gây ảnh hưởng không nhỏ tới công tác và làm việc của những người làm công tác tư pháp, ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động chứng minh.

Đời sống vật chất và tinh thần của ĐTV, KSV là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả công việc đảm nhiệm. Tuy đã được cải tiến một bước nhưng chế độ tiền lương và phụ cấp nghề nghiệp đối với ĐTV, KSV địa phương (đặc biệt ở cấp huyện) ở nước ta vẫn còn thấp so với đặc thù nghề nghiệp. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới những tồn tại, vướng mắc trên. Chính thực tế này dẫn tới sự thiếu hụt nguồn nhân sự trong ngành tư pháp, dễ phát sinh tiêu cực như hình sự hóa quan hệ dân sự để đạt được các mục đích khác chứ không nhằm chứng minh tội phạm cũng là hạn chế đối với loại tội phạm này, tình trạng tham nhũng, nhận hối lộ… Chế độ và chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng làm cho các cán bộ không yên tâm công tác, toàn tâm lo cho công việc, ảnh hưởng hiệu quả chứng minh tội phạm.

- Nguyên nhân khác: Do tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, tính chất thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi gây khó khăn cho việc thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm; Lợi dụng chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế, sự phát triển của công nghệ thông tin của nước ta nên xuất hiện thủ đoạn phạm tội mới mà các CQTHTT chưa có nhiều kinh nghiệm trong điều tra, truy tố, xét xử các loại tội phạm này; nhiều vụ án quy mô phạm tội lớn mang tính chất xuyên quốc gia hoặc tội phạm có yếu tố nước ngoài... xuất hiện những băng, nhóm, tổ chức tội phạm, hoạt động theo kiểu xã hội đen, chúng có sự cấu kết chặt chẽ, chuẩn bị phạm tội kỹ lưỡng với phương pháp thủ đoạn thực hiện tội phạm tinh vi xảo quyệt. Khi bị phát hiện chúng dùng nhiều thủ đoạn như bỏ trốn, mua chuộc những người có chức trách, đe doạ, khống chế người bị hại... nhằm trốn tránh việc xử lý của pháp luật, cản trở quá trình điều tra tội phạm... từ đó gây không ít khó khăn cho CQTHTT trong việc điều tra vụ án. Trang thiết bị phương tiện khoa học, kỹ thuật phục vụ cho chứng minh còn thô sơ và lạc hậu. Đặc biệt là ở cấp huyện chưa có cán bộ kỹ thuật chuyên trách, một mặt hầu như không có các phương tiện phát hiện, thu thập và đánh giá những dấu vết hình sự có giá trị do thủ phạm để lại ở hiện trường từ đó ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của việc xác định, chứng minh tình tiết của vụ án.

Ngoài ra, chúng ta chưa có một cơ chế pháp lý hoàn chỉnh để bảo vệ người bị hại và người làm chứng khi họ tố giác hành vi phạm tội với các cơ quan chức năng, điều này cùng với sự kém hiểu biết của người dân, dẫn tới tình trạng khá phổ biến hiện nay là người dân sợ bị trả thù mà không dám tố giác tội phạm, gián tiếp bao che cho hành vi phạm tội, không hợp tác với các CQTHTT. Tình hình chấp hành pháp luật của Cơ quan giám định, giám định viên: Số lượng vụ, việc giám định, có sự tham gia của giám định viên không cao. Số lượng kết quả giám định có vi phạm (trong đó: vi phạm về thời hạn, vi phạm về hình thức, nội dung) vẫn còn tồn tại.

BLTTHS Việt Nam năm 2015 đã quy định khá chi tiết về chủ thể, chủ thể có nghĩa vụ, đối tượng và quá trình chứng minh trong VAHS. Việc quy định như vậy đã tạo điều kiện cho các CQTHTT và người THTT cũng như người TGTT hiểu rõ quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân trong vụ án khi tham gia vào quá trình chứng minh, những vấn đề phải chứng minh trong vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tạo điều kiện cho việc giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện và đầy đủ.

Những kết quả của các CQTHTT trong xác minh, điều tra, truy tố, xét xử về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đạt được về chất lượng án khởi tố, đến khi xét xử. Điều này cho thấy thực trạng về các vụ án từ giai đoạn khởi tố của CQĐT, VKS, TA đều được chứng minh, làm rõ và xác định được đúng người, đúng tội, đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, trong giai đoạn giải quyết tin báo tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố còn hạn chế, tồn tại nhiều vấn đề bất cập làm ảnh hưởng tới chứng minh tội phạm của các chủ thể có thẩm quyền trong tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nói riêng cũng như tội phạm nói chung. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: Những quy định của BLTTHS về chứng minh chưa hoàn thiện; Do tình hình tội phạm diễn biến phức tạp; Đội ngũ những người THTT có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế, một bộ phận bị sa thoái về phẩm chất đạo đức. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả chứng minh trong TTHS, chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện các quy định của BLTTHS, nâng cao chất lượng, đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ trong CQTHTT, và ý thức của công dân tham gia tích cực vào việc phòng chống tội phạm...

Việc nhận thức đúng và đầy đủ hạn chế và nguyên nhân của hạn chế chứng minh trong TTHS đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của CQĐT, VKS, TA đảm bảo cho hoạt động của các CQTHTT, người THTT trong giai đoạn này được khách quan, chính xác, không làm oan người vô tội cũng như không bỏ lọt tội phạm của các CQTHTT, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân tổ chức.

CHƢƠNG 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHỨNG MINH TRONG VỤ ÁN LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chứng minh trong vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội) (Trang 74 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)