Giải pháp đối với chủ thể có nghĩa vụ chứng minh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chứng minh trong vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội) (Trang 89 - 90)

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả chứng minh trong vụ án lạm dụng tín

3.2.2. Giải pháp đối với chủ thể có nghĩa vụ chứng minh

Các CQTHTT có vai trò quan trọng trong quá trình chứng minh VAHS, cho nên một VAHS có được tiến hành chứng minh đúng quy định của pháp luật hay không phụ thuộc phần lớn vào các chủ thể THTT. Để nâng cao hiệu quả chứng minh vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cần có các giải pháp như: xây dựng đội ngũ người THTT giỏi về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt và tinh thần trách nhiệm cao để bổ sung nguồn lực cho CQTHTT; đảm bảo về số lượng và về mặt chất lượng đội ngũ cán bộ; tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ theo quy định chung; thường xuyên bồi dưỡng kiến thức pháp lý và kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động chứng minh cho những người THTT;…

Trong quá trình tuyển dụng người vào các CQTHTT, Nhà nước ta đã có các quy chuẩn tuyển dụng chung. Song vẫn phải thường xuyên bồi dưỡng kiến thức, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ trong hoạt động chứng minh VAHS. Việc quy chuẩn hóa các quy định tuyển dụng cán bộ vào các CQTHTT cũng đòi hỏi những người trực tiếp thực thi những quy định của Nhà nước về vấn đề này phải công tâm, không vì lợi ích cá nhân, không vì các mối quan hệ ... mà làm ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ, gây dư luận không tốt trong xã hội. Chất lượng cán bộ có tốt hay không cũng chính bởi tinh thần cầu thị của bản thân mỗi cán bộ, phải có ý thức nêu cao tinh thần tự giác học hỏi, phải lấy những sai sót trong quá trình tác nghiệp của bản thân cũng như của đồng nghiệp là bài học kinh nghiệm, nghiêm túc nhìn nhận khuyết điểm để tránh những sai lầm trong công việc. Vì vậy, để khắc phục

vấn đề này, cần tổ chức sát hạch chất lượng cán bộ định kỳ khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại để phân loại cán bộ, nếu những cán bộ nào không đủ năng lực công tác ở vị trí hiện tại của họ thì nên chuyển công tác cho họ vào vị trí phù hợp hơn. Việc sát hạch này đòi hỏi phải diễn ra một cách công bằng, có như vậy mới tránh được các tiêu cực, dẫn đến việc làm này lại trở nên hình thức gây lãng phí tốn kém. Đối với cán bộ có hành vi cố ý sai phạm, vi phạm phẩm chất đạo đức nghề nghiệp thì cần phải được xử lý nghiêm, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm và phẩm chất đạo đức của cán bộ khác.

Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng theo chuyên đề về trình độ chuyên môn và kỹ thuật kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ ĐTV để đáp ứng yêu cầu về chất lượng của ĐTV. Việc đào tạo ĐTV tương lai ở các trường, Học viện của Bộ công an cần có sự đổi mớ về nội dung chương trình theo hướng cơ bản, tòa diện, gắn với thực tiễn để khi ra trường các học viên có khả năng nhanh chóng tiếp cận thực tế, vận dụng thành thạo lý thuyết được trang bị vào công việc của mình.

Người THTT phải nắm vững quy định của pháp luật TTHS về tư cách để dễ dàng áp dụng. Từng CQTHTT cần phải quán triệt quy định về người TGTT trong BLTTHS và văn bản hướng dẫn đến người THTT để thống nhất áp dụng. Khi có sự hiểu khác nhau về tư cách người TGTT, các CQTHTT cần phải thống nhất khi họp phối hợp ba ngành hàng tháng hoặc có thể họp bất thường để tránh việc phải trả hồ sơ điều tra bổ sung cũng như tránh bị sửa, hủy án sau khi xét xử [6]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chứng minh trong vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội) (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)