Quy định về nghĩa vụ chứng minh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chứng minh trong vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội) (Trang 45)

2.1. Quy định Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015 về chứng minh

2.1.2. Quy định về nghĩa vụ chứng minh

Điều 15 BLTTHS quy định về xác định sự thật của vụ án: Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền THTT. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.. [36].

Cơ quan có thẩm quyền THTT là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền được giao thực hiện chức năng tố tụng trong tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử nhằm giải quyết vụ án khách quan, công bằng, bảo đảm và tôn trọng quyền con người, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, xã hội, mọi hoạt động của Cơ quan có thẩm quyền THTT phải dựa trên cơ sở và trong phạm vi của pháp luật TTHS. Cơ quan có thẩm quyền THTT bao gồm: CQĐT và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra(gọi tắt là CQĐT); VKS; TA. Như vậy, trách nhiệm chứng minh trong VAHS thuộc về các cơ quan có thẩm quyền THTT là CQĐT, VKS và TA.

Đây là các cơ quan có trách nhiệm chứng minh có tội phạm xảy ra hay không trong một VAHS, dựa trên những quy định của pháp luật hình sự và theo một trình tự luật định do BLTTHS quy định về trình tự, thủ tục trong quá trình giải quyết vụ án. BLTTHS đã quy định rõ các cơ quan có thẩm quyền THTT có trách nhiệm chứng minh tội phạm là CQĐT, VKS, và TA. Khẳng định rằng TA ngoài chức năng xét xử thì TA có trách nhiệm chứng minh tội phạm. Đây chính là sự hạn chế của mô hình tố tụng pha trộn khi TA phải giữ vai trò xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật nhưng lại tham gia cả vào quá trình chứng minh tội phạm cùng CQĐT, VKS thể hiện rất rõ ràng ở việc xét xử của TA khi thấy thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của BLTTHS mà không thể bổ sung tại phiên tòa được thì TA sẽ trả hồ sơ điều tra bổ sung. Có nghĩa là TA cũng tham gia chứng minh tội phạm chứ không chỉ thực hiện mục đích xét xử, phán quyết.

CQTHTT có trách nhiệm chứng minh trong vụ án bởi CQTHTT được Nhà nước thiết lập và giao quyền áp dụng các biện pháp do BLTTHS quy định. Sở dĩ pháp luật quy định như vậy là vì thể hiện ý chí của Nhà nước, có cơ quan chuyên trách nhân danh Nhà nước để bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền chính đáng của con người và các thiết chế xã hội đã được tạo dựng[37, tr21- 22]. Do vậy, chứng minh trong vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là vấn đề phức tạp, đòi hỏi các CQTHTT phải nắm vững kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, là những người được đào tạo chuyên sâu và được giao thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của BLTTHS.

Pháp luật TTHS quy định người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc là phải chứng minh mình vô tội, quyền được chứng minh để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân người bị buộc tội không chỉ được ghi nhận trong nguyên tắc xác định sự thật của vụ án mà còn được cụ thể hóa thành các quyền tố tụng của người bị buộc tội. Là người bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị buộc tội có quyền đưa ra chứng cứ chứng minh mình vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho mình. Người bị buộc tội có

quyền nhờ người bào chữa cho mình, sự tham gia của luật sư trong tố tụng không chỉ giúp người bị buộc tội bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, mà còn góp phần trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án, giúp việc điều tra, truy tố và xét xử được nhanh chóng, chính xác, tránh làm oan người vô tội, để lọt tội phạm.

2.1.3. Quy định về đối tƣợng chứng minh

Các sự kiện, tình tiết của vụ án được CQTHTT xem xét và giải quyết được chứng minh bằng các chứng cứ. Những sự kiện, tình tiết VAHS cần thiết được xác định bằng các chứng cứ tạo thành đối tượng chứng minh. Khi xác minh, điều tra và giải quyết VAHS thì CQTHTT buộc phải xác định những vấn đề phải chứng minh, từ đó các nhóm các sự kiện, tình tiết được làm sáng tỏ, khẳng định. Trong lý luận chứng cứ, tổng thể những vấn đề phải chứng minh được chỉ ra trong điều luật là đối tượng chứng minh. Những vấn đề phải chứng minh đựợc quy định tại Điều 85 BLTTHS năm 2015: Khi điều tra, truy tố và xét xử VAHS, cơ quan có thẩm quyền THTT phải chứng minh: “1- Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;”

Trong mỗi vụ án, CQTHTT phải chứng minh, khẳng định rằng hành vi bị khởi tố, điều tra, truy tố đã và đang xảy ra trong thực tế. Điểm 1 quy định những vấn đề phải chứng minh thuộc mặt khách quan của tội phạm và là vấn đề đầu tiên cần phải chứng minh trong vụ án. Việc chứng minh bằng cách làm sáng tỏ một cách đầy đủ và toàn diện toàn bộ các tình tiết liện quan đến hành vi phạm tội và hành vi đó được diễn vào vào một thời điểm và địa điểm nhất định, có ý nghĩa đối với việc định tội danh đúng hành vi phạm tội và suy cho cùng có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.

“2- Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;”

Chứng minh ai là người thực hiện hành vi phạm tội, tức là xác định chủ thể của tội phạm và các đồng phạm khác trong vụ án. CQTHTT phải chứng minh các tình tiết: Người thực hiện hành vi đã đủ tuổi chịu TNHS hay chưa, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự không. Khoản 2 Điều 179 BLTTHS quy định: “...Trường hợp bị can bị khởi tố về nhiều tội khác nhau thì quyết định khởi tố bị can phải ghi rõ từng tội danh và điều, khoản của BLHS được áp dụng.”. Tiếp đến phải chứng minh được người đó phạm tội với lỗi cố ý. Mục đích của người phạm tội là chiếm đoạt tài sản nhằm động cơ tư lợi hay động cơ khác căn cứ trên lời khai người bị buộc tội, lời khai người làm chứng, lời khai người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, biên bản xác minh, tài liệu đồ vật thu giữ.

Như vậy, đối với những VAHS mà bị can thực hiện nhiều hành vi phạm tội hoặc có những người đồng phạm khác thì đòi hỏi các CQTHTT phải chứng minh tất cả những hành vi phạm tội đó hoặc chứng minh sự tham gia thực hiện tội phạm của những người đồng phạm. Nếu bị can không phạm tội đã truy tố hoặc còn hành vi phạm tội khác thì CQTHTT phải chứng minh những tình tiết liên quan đến việc không phạm tội, hoặc phạm tội khác. Điều 245 và Điều 280 BLTTHS quy định căn cứ để trả hồ sơ điều tra bổ sung: VKS, TA ra quyết định trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung khi nghiên cứu hồ sơ vụ án phát hiện thấy: a) thiếu chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật này mà VKS, TA không thể tự mình bổ sung được; b) bị can còn phạm về một hay nhiều tội phạm khác;c) Có đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can; d) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Điểm 2 Điều 85 BLTTHS quy định những vấn đề phải chứng minh thuộc về chủ thể và mặt chủ quan của tội phạm nhưng chỉ quy định: “Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi…” có ý kiến cho rằng cần phải bổ sung cụm từ: “…còn có ai cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm không;…” [38], vì quy định như vậy mới bao hàm nội dung những

vụ án không phải do một người thực hiện mà do nhiều người thực hiện. Quan điểm này chưa chính xác vì người thực hiện hành vi phạm tội ở đây không chỉ bao hàm trường hợp đồng phạm thực hành mà còn có nghĩa là đồng phạm tổ chức, đồng phạm xúi giục, đồng phạm giúp sức nên việc bổ sung là không cần thiết. Tuy nhiên, quy định như trên thì cũng chưa thực sự đầy đủ, nếu chúng ta chấp nhận pháp nhân là chủ thể của tội phạm. Hiện nay, các pháp nhân ở Việt Nam được thành lập với số lượng lớn, hoạt động của các pháp nhân vô cùng đa dạng trên nhiều lĩnh vực, pháp nhân là chủ thể luôn phải thực hiện các giao dịch dân sự. Vì lợi ích của mình mà pháp nhân có thể sử dụng phương thức cạnh tranh không hợp pháp dẫn đến hiện tượng pháp nhân cũng có thể thực hiện hoạt động gây nguy hiểm cho xã hội. Hành vi trái pháp luật của pháp nhân bị phát hiện thì việc xử lý hình sự chỉ có thể thực hiện đối với cá nhân, có thể là người đứng đầu hoặc người trực tiếp thực hiện hành vi đó. Cách xử lý như vậy chưa hợp lý vì cá nhân đó thực hiện những hành vi trái pháp luật vì mục đích chung mà phải chịu TNHS riêng còn pháp nhân vẫn không phải chịu bất kì biện pháp cưỡng chế nào. Việc xử lý cá nhân không đủ răn đe để ngăn chặn tình trạng tiếp tục thực hiện những hành vi vi phạm tương tự, và trên thực tế sau khi xử lý người đứng đầu pháp nhân sẽ có người khác lên thay thế. Trong khi đó, việc thiếu căn cứ pháp lý để xác định TNHS đối với pháp nhân cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc xử lý hành vi trái pháp luật chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Hiện nay, nhà nước ta chỉ xác định trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự đối với pháp nhân nhưng trên thực tế, chế tài hành chính và dân sự không đáp ứng được yêu cầu cấp thiết từ kinh tế - xã hội đất nước. Những hành vi trái pháp luật của pháp nhân nếu không bị xử lý hình sự sẽ không đảm bảo được hiệu quả của công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm. Việc nghiên cứu vấn đề TNHS đối với pháp nhân hay chủ thể của tội phạm là pháp nhân là vấn đề quan trọng và đã được Nhà nước quy định pháp nhân phạm tội trong một số tội nhưng không có trường hợp pháp nhân phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài

sản. Trên thế giới có nhiều quốc gia đã chấp nhận vấn đề này, với nhu cầu đặt ra trên thực tế đối với việc xử lý hình sự đối với pháp nhân nên việc nghiên cứu quy định TNHS đối với pháp nhân trong BLHS Việt Nam thời gian tới là thực sự cần thiết để triển khai, áp dụng quy định pháp luật hình sự.

“3- Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;”

Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội là những vấn đề phải chứng minh khi điều tra, truy tố và xét xử. Đó là các tình tiết được quy định tại điều 51 và 52 BLHS và các đặc điểm đặc trưng cho nhân thân người phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định hình phạt đối với bị cáo. Trong vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, việc xác định hậu quả thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra có ảnh hưởng vô cùng lớn và đáng chú ý đối với các tội phạm khác. Nếu người phạm tội có sự ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm, là khi tội phạm đã được thực hiện và người phạm tội tự mình hoặc có sự tác động của khách quan trên thực tế nên đã bằng những khả năng có thể để ngăn chặn không cho tác hại của tội phạm xảy ra hoặc có thể xảy ra lớn hơn; có khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại không; có gây ra thiệt hại lớn hay thiệt hại không lớn tức là khi thiệt hại đó không ảnh hưởng đến hoạt động, sinh hoạt bình thường của người bị thiệt hại. Đối với tội phạm có cấu thành vật chất như tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì tình tiết chưa gây thiệt hại là không thể xảy ra, do tài sản đã bị chiếm đoạt nên thiệt hại này chỉ là ít hay nhiều còn trên thực tế đã xảy ra thiệt hại, ảnh hưởng từ việc tài sản đã bị chiếm đoạt.

“4- Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;”

Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản gây ra là một trong những vấn đề cần phải chứng minh trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra đối với khách thể có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra, có ý nghĩa đối với

việc xác định mức độ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội và có ý nghĩa đối với việc định tội danh, cơ sở để xác định mức độ bồi thường thiệt hại. Việc xác định sai sẽ dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng và có trường hợp xử oan người vô tội. Có thể thấy rằng những tình tiết khẳng định tài sản hay nguồn lợi từ tài sản do phạm tội mà có là những đối tượng chứng minh không kém phần quan trọng mà luật TTHS chưa đề cập nói chung cũng như trong vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nói riêng. Tuy nhiên, đối tượng về tài sản liên quan đến tội phạm cũng đã được quy định xử lý tại Điều 106 trong BLTTHS. Thiệt hại do hành vi phạm tội đối với khách thể và nguồn lợi từ tài sản do phạm tội mà có trên thực tế là vấn đề vẫn đang phải chứng minh, điều này đòi hỏi các CQTHTT phải xác định chính xác việc người phạm tội sử dụng tài sản do hành vi phạm tội đã gây ra.

Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản gây ra theo quy định hiện hành thì CQTHTT cần phải chú ý xác định được giá trị, đặc điểm, nguồn gốc tài sản bị chiếm đoạt có phải là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình người bị hại không, từ đó có căn cứ để làm rõ tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội. “5- Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;”

Nguyên nhân và điều kiện phạm tội là một trong những vấn đề cần chứng minh trong vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, không chỉ làm rõ trong vụ án mà còn liên quan đến công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm. Việc xác định được nguyên nhân và điều kiện phạm tội có ý nghĩa trong việc xác định mức độ nguy hiểm và ý thức thực hiện hành vi phạm tội của tội phạm, là căn cứ để quyết định hình phạt. Trong vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, nguyên nhân, điều kiện phạm tội xuất phát từ mục đích phạm tội là chiếm đoạt tài sản. Những nội dung về hoàn cảnh nhân thân người phạm tội, môi trường giáo dục, làm việc, môi trường sống của người phạm tội, lý do trực tiếp, gián tiếp khiến người phạm tội có hành vi phạm tội, có hay không nguyên nhân từ phía người bị hại, người liên quan, điều kiện hoàn cảnh

khi thực hiện hành vi giao nhận tài sản, trực tiếp giao nhận tài sản hay thông qua hình thức khác… là vấn đề mà CQTHTT phải chứng minh làm rõ. Trên thực tế, việc xác định được nguyên nhân điều kiện phạm tội còn là cơ sở để đấu tranh với người phạm tội khi có đồng phạm, đánh giá được đúng tính chất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chứng minh trong vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội) (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)