Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các tội phạm tham nhũng trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk) (Trang 58 - 61)

Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ được quy định tại Điều 282 BLHS. Theo đó, người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân thì bị coi là phạm tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ.

- Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

- Mặt khách quan của tội phạm của tội phạm có ba dấu hiệu bắt buộc: (1) có hành vi vượt quá quyền hạn được giao trong công tác; (2) gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; (3) mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vượt quá quyền hạn và thiệt hại do hành vi đó gây ra.

Theo quy định của điều luật thì tội phạm này có cấu thành vật chất, do vậy được coi là hoàn thành khi gây ra một trong những thiệt hại được chỉ ra trong điều luật.

Lạm quyền trong khi thi hành công vụ tức là thực hiện những hành vi không thuộc chức vụ, quyền hạn được giao. Điều luật không chỉ ra các hình thức vượt quá quyền hạn của người có chức vụ, quyền hạn, mà chỉ ra một cách rất tổng quát là vượt quá quyền hạn. Nhưng dựa vào thực tiễn và lý luận có thể nêu các hình thức vượt quá quyền hạn của người có vượt quá quyền hạn như sau: (1) làm một việc thuộc chức năng, quyền hạn của người có chức vụ, quyền hạn cấp trên; (2) làm một việc thuộc chức năng, quyền hạn của người có chức vụ, quyền hạn ở ngành khác; (3) làm một việc thuộc chức năng, thẩm quyền của tập thể; (4) làm một việc trong khi thiếu những điều kiện bắt buộc; (5) làm một việc mà không có một cá nhân, một tập thể và một cấp nào có quyền thực hiện.

Thẩm quyền, chức vụ, quyền hạn của những cán bộ có chức vụ, quyền hạn của từng cấp, từng ngành được quy định trong luật, trong các văn bản dưới luật (pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, quy chế, thông tư, chỉ thị). Bởi vậy, khi xem xét và định tội danh phải căn cứ vào những văn bản cụ thể quy định thẩm quyền, chức vụ, quyền hạn của người có hành vi vượt quá quyền

hạn. Bởi vì nếu không có những văn bản nói trên thì không thể xác định được hành vi vượt quá quyền hạn của người có chức vụ, quyền hạn.

Theo quy định của điều luật, thì việc lạm quyền của người có chức vụ, quyền hạn được coi là tội phạm trong khi thi hành công vụ và người đó có hành vi vượt quá chức năng, quyền hạn được giao. Vì vậy, khi định tội danh, một trong những vấn đề quan trọng cần chứng minh là xác định mối quan hệ giữa hành vi do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện với chức năng, quyền hạn mà họ được giao. Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ chỉ có thể được thực hiện bằng hành động. Điều luật khẳng định điều đó bằng quy định: “người nào…vượt quá quyền hạn…”.

Những dấu hiệu bắt buộc khác về mặt khách quan như gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vượt quá quyền hạn và thiệt hại do hành vi đó gây ra cũng được hiểu như những dấu hiệu tương tự ở cấu thành lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

- Chủ thể của Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ là người có chức vụ, quyền hạn.

- Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp của tội này thể hiện ở chỗ, khi lạm quyền người có chức vụ, quyền hạn nhận thức rõ hành vi vượt quá giới hạn của mình và mong muốn thực hiện hành vi đó.

Dấu hiệu động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác của tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ được hiểu như dấu hiệu tương tự trong tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Điều 282 BLHS quy định ba khung hình phạt:

- Khung cơ bản có mức phạt tù từ một năm đến bảy năm.

năm trong trường hợp khi có một trong các tình tiết: (1) có tổ chức; (2) phạm tội nhiều lần; (3) gây hậu quả nghiêm trọng.

- Khung tăng nặng ở khoản 3 có mức phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm trong trường hợp khi có một trong các tình tiết: (1) gây hậu quả rất nghiêm trọng; (2) gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

- Theo quy định tại khoản 4, Điều 282 BLHS, người phạm tội còn bị áp dụng hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng [15, tr.684].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các tội phạm tham nhũng trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk) (Trang 58 - 61)