Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các tội phạm tham nhũng trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk) (Trang 53 - 55)

Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 280 BLHS. Theo đó, tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của

người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương XXI BLHS, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

- Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, quyền sở hữu về tài sản của người khác.

- Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản có các dấu hiệu đặc trưng bắt buộc sau: (1) lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; (2) tài sản bị chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương XXI BLHS, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản được thực hiện bởi những hành vi vượt quá chức năng, quyền hạn được giao của một cá nhân cụ thể nhằm mưu cầu chiếm đoạt tài sản của người khác. Việc lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như uy hiếp tinh thần, cưỡng bức, lừa dối, xưng danh, v.v...

- Chủ thể của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là người có chức vụ, quyền hạn.

- Tội phạm này được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Động cơ phạm tội là vụ lợi mà mục đích là chiếm đoạt tài sản.

Điều 280 BLHS quy định quy định 4 khung hình phạt:

- Khung cơ bản quy định mức phạt tù từ một năm đến sáu năm.

năm đối với một trong các trường hợp sau: (1) có tổ chức; (2) dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; (3) phạm tội nhiều lần; (4) tái phạm nguy hiểm; (5) chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; (6) gây hậu quả nghiêm trọng khác.

- Khung tăng nặng ở khoản 3 có mức phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm áp dụng đối với các trường hợp: (1) chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; (2) gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

- Khung tăng nặng ở khoản 4 có mức phạt tù từ hai mươi năm hoặc tù chung thân, áp dụng trong các trường hợp: (1) chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; (2) gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

- Theo khoản 5, Điều 280 BLHS, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng [15, tr. 678 - 681].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các tội phạm tham nhũng trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk) (Trang 53 - 55)