Nội dung quyền nhân thân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính theo pháp luật việt nam (Trang 50 - 51)

Điều 24 BLDS 2005 quy định Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Quyền nhân thân của chủ thể QTG đối với CTMT bao gồm: Đặt tên cho CTMT; Đứng tên thật hoặc bút danh trên CTMT; được nêu tên thật hoặc bút danh khi CTMT được công bố, sử dụng; Công bố hoặc cho phép người khác công bố CTMT; Bảo vệ sự toàn vẹn của CTMT, không cho người khác sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc CTMT.

Quyền đặt tên cho CTMT

Đặt tên cho tác phẩm phải thể hiện khái quát chức năng, công dụng của CTMT. Theo quy định thì việc đặt tên là quyền nhân thân gắn liền với quyền của tác giả, trừ trường hợp có sự thỏa thuận về việc đặt tên giữa tác giả và chủ sở hữu QTG. Tuy nhiên cần phân biệt giữa việc tác giả đặt tên cho CTMT và việc người sử dụng tự đặt tên, hay thay đổi tên của một tập tin, chương trình dưới góc độ kỹ thuật. Tên gọi của CTMT thì được pháp luật bảo hộ còn tên của tập tin thì có thể thay đổi dễ dàng trong quá trình sử dụng và không được pháp luật bảo hộ.

Đứng tên thật hoặc bút danh trên CTMT; Được nêu tên thật hoặc bút danh khi CTMT được công bố, sử dụng:

Việc đứng tên trên CTMT khi CTMT được công bố hoặc được sử dụng là một quyền để khẳng định tác giả sáng tạo ra CTMT. Pháp luật cho phép tác giả có thể đứng tên thật hoặc chỉ dùng bút danh - như các tác phẩm văn học, nghệ thuật khác. Đây là quyền có ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích tinh thần của tác giả. Ngoài ra quyền này còn có ý nghĩa nhất định trong việc bảo vệ lợi ích vật chất của tác giả, vì khi tác phẩm được sử dụng thì việc nêu tên tác giả cũng là một cơ sở để tác giả yêu cầu người sử dụng trả thù lao, nhuận bút cho mình.

Quyền công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến CTMT thuộc quyền sở hữu QTG của mình. Để tác phẩm có thể đến với công chúng, tác giả có quyền công bố phổ biến CTMT. Tuy nhiên trong trường hợp Chủ sở hữu QTG không đồng thời là tác giả thì quyền công bố phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến CTMT lại thuộc quyền của chủ sở hữu QTG đối với CTMT. Theo quy định của pháp luật SHTT Việt nam thì quyền công bố, phổ biến CTMT thuộc quyền nhân thân, tuy nhiên theo quan điểm của các văn bản pháp luật quốc tế như Berne thì quyền công bố không thuộc nhóm các quyền nhân thân vì cho rằng đây là quyền có thể chuyển giao, và nó gắn liền với lợi ích về mặt kinh tế của chủ thể nên không nằm trong nhóm các quyền nhân thân.

Bảo vệ sự toàn vẹn của CTMT, không cho người khác sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc CTMT:

Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của CTMT là quyền quan trọng của tác giả. Để sáng tạo ra một CTMT, tác giả phải tiêu tốn thời gian, công sức, trí tuệ của mình để tạo ra một CTMT theo đúng mục đích, đúng nội dung như mong muốn. Việc sửa chữa, cắn xén, xuyên tạc nội dung CTMT đều là hành vi làm biến dạng CTMT, làm cho CTMT hoạt động không như ý muốn ban đầu của tác giả là không tôn trọng thành quả lao động của tác giả. Tuy nhiên, do yêu cầu của việc nâng cấp, phát triển CTMT để bắt kịp với tốc độ phát triển và thay đổi của ngành công nghệ thông tin nên việc sửa chữa, bổ sung CTMT nếu được sự đồng ý của tác giả thì vẫn hợp pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính theo pháp luật việt nam (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)