Nâng cao năng lực kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với chƣơng trình máy tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính theo pháp luật việt nam (Trang 82 - 84)

BẢO VỆ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI CHƢƠNG TRÌNH MÁY TÍNH

3.2.1. Nâng cao năng lực kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với chƣơng trình máy tính quyền tác giả đối với chƣơng trình máy tính

Thứ nhất, cần đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra các đơn vị tổ chức, doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp lắp ráp MĐT.

Công tác thanh tra, kiểm tra có vai trò to lớn trong việc phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm phạm QTG đối với CTMT. Tuy nhiên hiện nay việc thanh tra kiểm tra QTG đối với CTMT mới được thực hiện tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương… Các hoạt động này cần làm thường xuyên, triển khai đồng bộ trong phạm vi cả nước. Thực tế cho thấy qua những chiến dịch kiểm tra, thanh tra thì những

hành vi xâm phạm đã được đẩy lùi một bước, nhưng nếu không làm thường xuyên, không đồng bộ thì không hiệu quả.

Các doanh nghiệp lắp ráp MĐT hiện nay cũng tìm cách đối phó với các cuộc thanh tra bằng cách không cài đặt CTMT vi phạm bản quyền sẵn vào máy mà đến tận nhà người mua máy để cài đặt. Chính vì vậy mà việc kiểm tra việc bảo hộ QTG đối với các chủ thể này sẽ rất khó. Biện pháp hữu hiệu nhất là dành cho họ những ưu đãi nhất định về lĩnh vực gì đó ví dụ như thuế… đối với những cơ sở thực hiện tốt việc bảo hộ. Qua đó, tuyên truyền và vận động họ thực hiện việc bảo hộ phần mềm một cách tích cực.

Thứ hai, tăng cường sử dụng các CTMT nguồn mở trong các hoạt động hành chính nhà nước, hoạt động nghiên cứu, nhu cầu sử dụng cá nhân thay vì sử dụng những CTMT bất hợp pháp.

Hiện nay Nhà nước ta đã ban hành các văn bản khuyến khích sử dụng các CTMT mã nguồn mở như: Thông tư 41/2009/TT-BTTTT ngày 30/12/2009 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành danh mục các sản phẩm phần mềm mã nguồn mở đáp ứng được yêu cầu sử dụng trong các cơ quan, tổ chức nhà nước; Chỉ thị 07/2008/CT-BTTTT ngày 30/12/2008 của Bộ thông tin và Truyền thông về việc đẩy mạnh sử dụng phần mềm mã nguồn mở trong hoạt động của cơ quan, tổ chức nhà nước; Quyết định 08/2007/QĐ-BTTTT ngày 24/12/2007 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Danh mục các sản phẩm phần mềm mã nguồn mở đáp ứng được yêu cầu sử dụng trong các cơ quan, tổ chức nhà nước… Đây là giải pháp đã được Chính phủ nhiều nước trên thế giới nghiên cứu và thực thi, đem lại hiệu quả rất to lớn. Nhiều ứng dụng của CTMT nguồn mở có tính năng không thua kém CTMT thương mại và được miễn phí về bản quyền sử dụng. CTMT nguồn mở không bị lệ thuộc vào bất kỳ nhà cung cấp nào nên nó không phải là sản phẩm sở hữu riêng của một nhà cung cấp. Quyền được dùng CTMT nguồn mở dưới bất kỳ hình thức nào làm yên tâm mọi nhà phát triển, nhà quản trị và người tiêu

dùng. Vì thế, các cơ quan nhà nước có thể yên tâm cung cấp cho số lượng người sử dụng không giới hạn. Như vậy Nhà nước cần có những chính sách phổ biến cũng như khuyến khích các cá nhân và doanh nghiệp sử dụng phần mềm nguồn mở; Ngoài ra, cần phát triển nên cần có quy định riêng về CTMT nguồn mở và các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp phần mềm sáng tạo và phát triển CTMT nguồn mở đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính theo pháp luật việt nam (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)