Thực trạng vi phạm quyền tác giả đối với chương trình máy tính ở Việt Nam trong 05 năm 2005-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính theo pháp luật việt nam (Trang 66 - 68)

Tình trạng vi phạm QTG đối với CTMT hiện nay đã phổ biến trên toàn thế giới. Trong báo cáo thường niên của Liên minh các doanh nghiệp phần mềm (BSA) và Hiệp hội công nghiệp phần mềm và thông tin (SIIA) đã đưa ra những con số thống kê về việc vi phạm QTG đối với CTMT như sau, theo công bố của Liên minh phần mềm thương mại (BSA) thì năm 1994, Việt Nam là nước vi phạm bản quyền CTMT cao nhất thế giới với tỉ lệ 100%, trong khi đó khu vực có tỉ lệ vi phạm bản quyền thấp nhất thế giới như Bắc Mỹ là dưới 30% cũng đã thất thoát tới 4 tỉ USD. Năm 2004, Việt Nam vẫn là một trong những nước vi phạm bản quyền CTMT có tỉ lệ cao nhất - 92% (tỷ lệ vi phạm bản quyền bình quân của thế giới là 35%, trị giá 32,695 tỉ USD). Tuy giá trị vi phạm của Việt Nam chỉ khoảng 55 triệu USD, rất nhỏ nếu so với Trung Quốc (tỷ lệ vi phạm 90%, trị giá 3 tỷ 565 triệu USD) nhưng con số 92% đủ khiến các doanh nghiệp phần mềm lo ngại và buộc phải đắn đo, tính toán khi có ý định đầu tư vào ngành công nghiệp được xem là có nhiều triển vọng này [34].

Bảng 2.2: Tình hình vi phạm QTG đối với CTMT ở Việt Nam qua 05 năm 2005-2009

Năm 2005 2006 2007 2008 2009

Tỷ lệ vi phạm QTG đối

với phần mềm (%) 90 88 85 85 85

Tổng giá trị thiệt hại

(triệu USD) 38 96 200 257 353

Nguồn: "Annual BSA and IDC Global Software Piracy Study" (2009), http://www.bsa.org/ country/Research%20and%20Statistics.aspx.

Năm 2005 tỉ lệ vi phạm bản quyền CTMT ở Việt Nam là 90%, vẫn đang nằm trong 10 quốc gia có tỉ lệ vi phạm cao nhất. Tuy nhiên để có được con số 90% này là cả một nỗ lực lớn của cả một hệ thống các cơ quan chức năng trong những năm qua đã vào cuộc với hàng loạt vụ thanh tra, xử phạt tại các cửa hàng băng đĩa, công ty kinh doanh sản phẩm công nghệ thông tin, phân phối máy tính, tăng cường việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục việc sử dụng CTMT có bản quyền …. vì năm 1994, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ vi phạm bản quyền CTMT cao nhất thế giới với tỉ lệ 100%. Năm 2006, tỷ lệ vi phạm bản quyền CTMT của Việt Nam chỉ còn 88%, với thiệt hại 96 triệu USD. Tuy nhiên 88% vẫn là một con số quá cao so với tỷ lệ vi phạm chung trên thế giới (36%), và dù tỷ lệ có giảm nhưng tổng thiệt hại lại tăng cao hơn gấp 2,5 lần.

Năm 2007 tỷ lệ xâm phạm CTMT đã hạ xuống 3% so với năm 2006 và liên tiếp giữ nguyên ở mức 85% trong 3 năm tiếp theo 2007, 2008, 2009. Tuy nhiên điểm đáng lưu ý là sự gia tăng giá trị vi phạm từ 200 triệu USD năm 2007 lên 257 triệu USD năm 2008 và 353 năm 2009 thể hiện sự tinh vi và mức độ nghiêm trọng của các vi phạm. Lý do tỷ lệ vi phạm QTG đối với CTMT của Việt Nam trong năm 2009 không giảm, theo đại diện của BSA là do sự tăng trưởng mạnh của tiêu thụ máy tính ở nhóm người tiêu dùng cá nhân - thường có tỷ lệ vi phạm QTG đối với CTMT cao trong năm 2009, tăng 52% so với năm 2008.

Như vậy qua các năm 2005 đến 2009 bất chấp mọi nỗ lực ngăn chặn việc xâm phạm QTG đối với CTMT của Nhà nước, của các chương trình hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia khác về việc xâm phạm QTG đối với CTMT, Việt Nam liên tục có tên trong danh sách những quốc gia, vùng lãnh thổ có tỷ lệ vi phạm quyền SHTT đối với CTMT cao nhất. Cụ thể: năm 2005 Việt Nam dẫn đầu danh sách những quốc gia có tỷ lệ xâm phạm quyền SHTT đối với CTMT cao nhất trên toàn thế giới, sang 2006 chúng ta nhường vị trí

quán quân này cho Armenia và tạm giữ ở vị trí thứ 5, năm 2007 ở vị trí thứ 10 và hai năm tiếp theo 2008, 2009 ở vị trí thứ 13. Trong khi đó, năm 2009 Việt Nam lần đầu tiên được xếp vào vị trí thứ 24 trong 30 quốc gia có giá trị thiệt hại gây ra do nạn xâm phạm quyền SHTT đối với CTMT lớn nhất.

Nhận thức được tình hình vi phạm trên, Nhà nước ta cũng đã liên tục tiến hành các hoạt động nhằm giảm tỷ lệ xâm phạm QTG đối với CTMT. Theo báo cáo của Cục Bản QTG, trong thời gian từ 2008 đến nay, Việt Nam đã chi nhiều triệu USD cho việc mua sắm bản quyền phần mềm. Đến nay, nhiều cơ quan lớn như các ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước, Vietcombank, Vietinbank…), Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc... đã trang bị 100% phần mềm hệ điều hành có bản quyền cho máy trạm và máy chủ. Và từ giữa năm 2008, Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du lịch đã đại diện cho Chính phủ đã ký thỏa thuận mua bản quyền phần mềm văn phòng của Microsoft trong thời hạn 3 năm cho các cơ quan quản lý nước cấp từ cấp trung ương đến các địa phương [20]. Gói phần mềm mua của Microsoft đến nay đã được triển khai đến các bộ ngành và cơ quan quản lý nhà nước các tỉnh, thành trên cả nước. Tuy nhiên, qua những con số thống kê trên cho thấy tình hình vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam có chiều hướng giảm nhưng vẫn đang còn ở mức cao. Để tiếp tục giảm tỉ lệ vi phạm này đang là vấn đề hết sức cấp thiết và quan trọng trong xu thế hội nhập của nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính theo pháp luật việt nam (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)