Bảo hộ QTG đối với CTMT là vấn đề không chỉ riêng quốc gia nào. Tuy nhiên, đối với nước ta bảo hộ QTG đối với CTMT là cả vấn đề nan giải. Không thể phủ nhận rằng nếu không có sự vi phạm QTG đối với CTMT trong những buổi đầu xuất hiện về tin học một cách tràn lan thì không có sự phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam như ngày nay. Đó cũng là điều không quá khó để giải thích bởi sự chênh lệch giữa thu nhập bình quân trên đầu người của nước ta với qua các năm là: 960 USD vào năm 2008 và đạt khoảng 1.100 USD vào năm 2009 [18], trong khi đó chi phí trung bình để trang bị các CTMT có bản quyền cho một MĐT tối thiểu là 600 USD.
Ngày 22/02/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 04/2007/CT-TTg về việc tăng cường bảo hộ QTG đối với CTMT và Quyết định 51/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển Công nghiệp phần mềm Việt Nam đến năm 2010. Trong các văn bản này đã đưa ra nhiều biện pháp để hạn chế tình trạng vi phạm QTG đối với CTMT cũng như các biện pháp để phát triển ngành công nghiệp viết CTMT Việt Nam như: tất cả các bộ, ngành liên quan đều phải tuân thủ các quy định về SHTT đối với CTMT; các cơ quan pháp luật phải tăng cường công tác bảo vệ quyền SHTT, xử lý những vi phạm trong công tác sử dụng, lưu hành, xuất nhập khẩu... Đặc biệt, các bộ, ngành, địa phương phải đảm bảo bố trí dự toán ngân sách nhà nước để thực hiện việc mua bản quyền CTMT hợp pháp.
Đặt trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay thì việc xóa bỏ hoàn toàn vi phạm QTG đối với CTMT là không khả thi mà chỉ tìm ra giải pháp hạn chế
và giảm vi phạm QTG xuống mức hợp lý nhất. Do đó, chúng tôi xin đưa ra một số một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hộ QTG đối với CTMT và nâng cao hiệu quả thực thi các biện pháp bảo vệ như sau: