Kê biên tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp cưỡng chế kê biên và xử lý tài sản của người phải thi hành án dân sự 03 (Trang 55 - 57)

2.1. Những quy định pháp luật hiện hành về trình tự, thủ tục kê biên tài sản của

2.1.2.4. Kê biên tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ

giữ

Theo quy định tại Điều 91 Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2014thì Chấp hành viên có quyền kê biên tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ. Khi Chấp hành viên xác minh tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ như: vay, mượn, thuê… kể cả trường hợp tài sản được xác định bằng bản án, quyết định khác thì Chấp hành viên ra quyết định kê biên tài sản đó để thi hành khi tài sản đó có giá trị tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết hoặc người phải thi hành án không còn tài sản nào khác. Nếu người đang giữ tài sản của người phải thi hành án không tự nguyện giao tài sản thì Chấp hành viên cưỡng chế buộc họ phải giao tài sản để thi hành án.

Lưu ý: Khi kê biên, xử lý tài sản đang cho thuê hợp pháp thì người thuê được tiếp tục thuê theo hợp đồng đã giao kết.

2.1.2.5. Kê biên vốn góp của người phải thi hành án

Quy định kê biên phần vốn góp của người phải thi hành án là một nội dung mới trong Luật thi hành án dân sự năm 2008 và tiếp tục được kế thừa trong Luật thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2014 so với Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004. Đây là một quy định phù hợp với tình hình

phát triển của nền kinh tế trong thời kỳ hiện nay, cũng như xu thế phát triển trong tương lai. Đất nước chúng ta đang trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa, cùng với xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế. Do vậy, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế nói chung đang trên đà phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Ngày nay, việc tham gia thành lập, góp vốn vào các doanh nghiệp không còn là điều gì quá mới mẻ đối với người dân. Nên việc pháp luật quy định cho phép Cơ quan thi hành án dân sự có quyền kê biên phần vốn góp của người phải thi hành án cũng là một trong những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thi hành án dân sự, hạn chế việc người phải thi hành án lợi dụng kẽ hở của pháp luật để tẩu tán tài sản bằng hình thức góp vốn vào các đơn vị kinh tế.

Tại Điều 92 Luật THADS được sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định về kê biên vốn góp như sau:

1. Chấp hành viên yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức nơi người phải thi hành án có vốn góp cung cấp thông tin về phần vốn góp của người phải thi hành án để kê biên phần vốn góp đó. Trong trường hợp cần thiết, Chấp hành viên yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác định phần vốn góp của người phải thi hành án; trưng cầu tổ chức, cá nhân có chuyên môn xác định phần giá trị vốn góp của người phải thi hành án để cưỡng chế thi hành án.

2. Đương sự có quyền yêu cầu Toà án xác định phần vốn góp của người phải thi hành án.”

Như vậy, Luật thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2014 đã quy định rõ Chấp hành viên có quyền kê biên phần vốn góp của người phải thi hành án, đồng thời cũng quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin nơi nhận góp vốn của người phải thi hành án với các nội dung như: Tài sản góp vốn: tiền, động sản hay bất động sản; Tỷ lệ vốn góp của người phải thi hành án? Giá trị phần vốn góp của người phải thi hành án…

Để xác minh được các nội dung trên, Chấp hành viên có thể đến trực tiếp hoặc làm văn bản yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức nơi người phải thi hành án có vốn góp cung cấp thông tin về phần vốn góp của người phải thi hành án. Trên thực tiễn, việc xác minh người phải thi hành án có góp vốn hay không góp vốn là việc làm không mấy khó khăn nhưng việc xác định phần vốn góp là một việc vô cùng khó khăn đối với Chấp hành viên. Vì vậy, trong trường hợp cần thiết Chấp hành viên yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác định phần vốn góp của người phải thi hành án, trưng cầu tổ chức, cá nhân có chuyên môn xác định phần vốn góp của người phải thi hành án để cưỡng chế. Ngoài ra, đương sự cũng có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần vốn góp của người phải thi hành án để cưỡng chế thi hành án.

Tuy nhiên, việc kê biên phần vốn góp hiện đang gặp rất nhiều khó khăn nhất là việc định giá phần vốn góp, chính vì vậy Chấp hành viên phải thận trọng và nên áp dụng biện pháp này khi người phải thi hành án không còn tài sản nào khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp cưỡng chế kê biên và xử lý tài sản của người phải thi hành án dân sự 03 (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)