Bảo đảm an toàn, hiệu quả trong quá trình tổ chức thực hiện cưỡng chế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp cưỡng chế kê biên và xử lý tài sản của người phải thi hành án dân sự 03 (Trang 117 - 124)

3.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra trong cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản

3.3.3. Bảo đảm an toàn, hiệu quả trong quá trình tổ chức thực hiện cưỡng chế

chế kê biên thi hành án dân sự

Cưỡng chế kê biên thi hành án không thể được xem là thành công khi trong quá trình cưỡng chế có hậu quả xấu xảy ra cho những người tham gia

cưỡng chế hoặc đương sự, người có quyền lợi liên quan. Cho nên, trước, trong và sau khi tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự cần phải chú trọng một số biện pháp sau:

- Chú trọng công tác giáo dục, thuyết phục, động viên và tạo điều kiện cho người phải thi hành án tự nguyện thi hành án; quan tâm giải thích để đương sự hiểu biết nhằm thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật; hướng dẫn các bên đương sự thỏa thuận về việc thi hành án nhằm hạn chế các xung đột giữa các bên; tổ chức tốt công tác tiếp dân để giảm thiểu tình trạng khiếu nại, tố cáo của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

- Trường hợp bản án, quyết định có những điểm chưa rõ để thi hành, không phù hợp với thực tế hoặc cần được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

- Đối với những vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng về mặt an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương cần báo cáo Ban chỉ đạo thi hành án dân sự. Những vấn đề vướng mắc về nghiệp vụ thi hành án thì thỉnh thị ý kiến của cơ quan có thẩm quyền để được hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời.

- Đối với những trường hợp bản án, quyết định của Tòa án bị đương sự khiếu nại gay gắt thì việc tổ chức cưỡng chế thi hành án hết sức thận trọng. Trước khi tổ chức cưỡng chế cần chú ý nắm chắc địa bàn (địa hình, giao thông…), tình hình của đương sự (nhân thân, nhân khẩu, ý thức chấp hành pháp luật…), dự liệu các tình huống (nhất là trong trường hợp có khả năng gây hỏa hoạn, cháy nổ, sát thương, tự thiêu, tụ tập đông người…) để bố trí phương tiện, lực lượng và có biện pháp xử lý phù hợp, đảm bảo việc cưỡng chế được an toàn, hiệu quả.

- Phối hợp chặt chẽ, kịp thời với các cơ quan hữu quan để tranh thủ sự đồng tình và thống nhất biện pháp giải quyết đối với các vấn đề phát sinh.

- Khi tổ chức cưỡng chế thi hành án, bên cạnh việc lập các biên bản cần thiết theo quy định của pháp luật, còn phải sử dụng phương tiện (máy ảnh, máy quay phim, máy ghi âm …) để ghi lại diễn biến việc cưỡng chế, nhất là đối với vụ việc phức tạp.

- Các tài liệu có trong hồ sơ thi hành án phải đầy đủ, chặt chẽ, thể hiện đúng kết quả thi hành án làm cơ sở cho việc kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo được thuận lợi, chính xác, khách quan.

Trên đây là những bài học kinh nghiệm cần rút ra trong cưỡng chế kê biên thi hành án dân sự, nếu Chấp hành viên thực hiện đúng và đầy đủ theo những bài học kinh nghiệm này thì chắc chắn, việc cưỡng chế thi hành án dân sự sẽ được an toàn, thuận lợi và có hiệu quả trong quá tổ chức thực hiện một việc phải thi hành án.

Thi hành án dân sự là quá trình thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên đã được bản án, quyết định của Tòa án ghi nhận. Vì vậy, các bên đương sự có quyền tự định đoạt, thỏa thuận với nhau nhằm thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự theo bản án, quyết định của Tòa án. Tuy nhiên, khi người phải thi hành án mặc dù có điều kiện thi hành án nhưng tìm mọi cách trì hoãn, trốn tránh để không tự nguyện thi hành án, thì buộc cơ quan cơ quan thi hành án phải tổ chức cưỡng chế thi hành án, thể hiện quyền năng của cơ quan thi hành án, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, nhằm đảm bảo bản án được thi hành nghiêm chỉnh, đúng pháp luật.

Tuy nhiên, Chấp hành viên không nên lạm dụng biện pháp cưỡng chế kê biên và xử lý tài sản của người phải thi hành án trong quá trình tổ chức thực hiện quyết định thi hành án trên thực tế. Cần thiết, Chấp hành viên phải tìm mọi biện pháp thích hợp, đúng pháp luật để giáo dục, thuyết phục người phải thi hành án tự nguyện thi hành án, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các bên đương sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan thỏa thuận với nhau trong thi hành án dân sự, nhưng việc thỏa thuận này không được trái pháp luật, đạo đức

xã hội và ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba. Chỉ khi nào hết khả năng để vận động, giáo dục, thuyết phục người phải thi hành án tự nguyện thi hành án thì mới được áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án.

Ngoài ra, khi áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên thi hành án, Chấp hành viên tuyệt đối phải thực hiện đúng và đầy đủ các nguyên tắc trong cưỡng chế thi hành án dân sự, đảm bảo trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành án, đồng thời, phải luôn nâng cao ý thức đảm bảo cho việc cưỡng chế kê biên thi hành án dân sự được an toàn, hiệu quả trong quá trình tổ chức cưỡng chế kê biên thi hành án dân sự trên thực tế./.

KẾT LUẬN

Mỗi khi quyền lợi hợp pháp của mình bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền gửi đơn đến Toà án để yêu cầu giải quyết, vì vậy đòi hỏi hoạt động xét xử phải kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật. Đồng thời, các phán quyết của Toà án phải được thi hành nghiêm minh, triệt để, kịp thời mới bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.

Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự nói chung và biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án dân sự cũng chỉ nhằm mục đích nói trên, vì thế nó có một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu lực của các phán quyết Toà án. Hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế là cơ sở, tiền đề cho sự thành công, hiệu quả của một việc thi hành án về tài sản khi đương sự không tự nguyện thi hành. Qua việc nghiên cứu vấn đề này, tôi thấy rằng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản ngày càng trở thành biện pháp quan trọng để công tác thi hành án được tiến hành thuận lợi hơn. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản còn gặp nhiều vướng mắc, nhiều nguyên nhân khác nhau gây cản trở cho việc cưỡng chế. Cụ thể như: Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan tổ chức trong việc cưỡng chế còn chưa tốt, trình độ năng lực của cán bộ làm công tác thi hành án còn hạn chế, đội ngũ nhân lực còn thiếu. Vì vậy trong thời gian tới cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong việc thi hành án. Về mặt pháp luật, nên hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về thi hành án nói chung và các quy định về các biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản nói riêng. Ngoài ra cần tăng cường phẩm chất, năng lực, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành án dân sự. Tích cực tuyên truyền phổ biến pháp luật về thi hành án dân sự để các đương sự tự nguyện thi hành án, tự nguyện thoả thuận với nhau, tranh thủ được sự giúp đỡ của các tổ

chức, cá nhân hữu quan trong suốt quá trình thi hành án. Chỉ như vậy mới tạo được điều kiện thuận lợi cho áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản và thi hành án dân sự sẽ đạt hiệu quả cao hơn./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thế Hùng, "Những bất cập sau 3 năm thực hiện Luật thi hành án

dân sự", Tạp chí Dân chủ và pháp luật (số chuyên đề/2013).

2. Huỳnh Minh Khánh, "Trao đổi về một số vướng mắc trong công tác Thi

hành án dân sự", Tạp chí Dân chủ và pháp luật (số 1/2013).

3. Nguyễn Công Long (2000), “Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân

sự, thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện”, Luận văn Thạc sĩ Luật học,

Đại học Luật Hà Nội.

4. Học viện Tư pháp, “Sổ tay Chấp hành viên”, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2009.

5. Học viện Tư pháp, “Giáo trình Kỹ năng thi hành án dân sự”, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2012.

6. Nghị định số 17/2010/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản, Chính phủ ban hành ngày 04/3/2010.

7. Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự, Chính phủ ban hành ngày 18/7/2015.

8. Quốc hội (2005), Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005.

9. Quốc hội, (2005), Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005.

10. Quốc hội (2008), Luật thi hành án dân sự năm 2008, Nxb. Lao động xã hội.

11. Quốc hội (2013), Luật đất đai năm 2013, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013.

12. Quốc hội (2014), Luật thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2014.

13. Trần Công Thịnh (2007), “Biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản để thi hành án dân sự”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc

gia Hà Nội.

14.Thông tư số 23/2010/TT-BTP quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản, Bộ Tư pháp ban hành ngày 06/12/2010.

15.Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn thực hiện một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối

cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành ngày 26/7/2010.

16.Thông tư số 09/2011/TT-BTP về việc ban hành và hướng dẫn việc quản lý, sử dụng các loại biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp ban hành ngày 30/5/2011.

17.Thông tư số 122/2012/TT-BTC quy định việc quản lý đối với các loại tài sản quý hiếm và giấy tờ có giá do Kho bạc nhà nước nhận gửi và bảo quản, Bộ Tài chính ban hành ngày 27/7/2012.

18. Nguyễn Thanh Thủy (2001), “Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội.

19. Lê Anh Tuấn, "Một số vấn đề về định giá tài sản trong thi hành án dân

sự", Tạp chí Dân chủ và pháp luật (số 9/2010).

20. Trường Đại học Luật Hà Nội, “Giáo trình Luật thi hành án dân sự Việt Nam”, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2010.

21. Từ điển từ và ngữ Việt Nam (1998), Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1998.

22. Từ điển các thuật ngữ pháp lý thông dụng (1999), Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1999.

23. Uỷ ban thường vụ Quốc hội (2004), Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004.

24. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2008), Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển năm 2008, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008.

25. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2010), Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay năm 2010, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp cưỡng chế kê biên và xử lý tài sản của người phải thi hành án dân sự 03 (Trang 117 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)