Các nội dung khác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng tại Việt Nam (Trang 59 - 65)

Ngoài những điều khoản cơ bản đã nêu trên, hợp đồng thuê khai thác còn có rất nhiều các Phụ lục có nội dung rất quan trọng như: Mô tả tàu bay (description of aircraft: kích thước, thiết bị hàng không); điều kiện chuyển giao (Delivery condition); tài liệu về tàu bay (aircraft documents); Các định nghĩa và giá trị của bão lãnh về việc xoá đăng ký tàu bay của nhà chức trách hàng không (further definitions and values’ civil aviation authority deregistration undertaking); Bản ý kiến pháp lý do bên đi thuê cung cấp (legal opinion provided by lessee); Yêu cầu về bảo hiểm (insurance requirements); Mẫu chứng chỉ bảo hiểm/tái bảo hiểm (form of insurance/reinsurance certificate); Thư bảo lãnh của bên trung gian (broker’letter of undertaking); Giấy uỷ quyền xoá đăng ký (deregistration power of attoney); chứng chỉ chấp nhận tàu bay (aircraft acceptance certificate); điều kiện trả tàu bay (redelivery condition); chứng chỉ trả tàu bay (aircraft redelivery certificate); sự cho phép cho thuê lại (permitted sublease) .v.v.

Ngoài ra nội dung hợp đồng thuê khai thác tàu bay còn một số điều khoản không cơ bản khác như: Định nghĩa (Definitions and Interpretation); Sử dụng các thiết bị thuê thay thế (Use of supplemental rent); Bảo hành của nhà sản xuất và nhà cung ứng (Manufactures’ and vendor’warranties); Mất, phá hủy và trưng dụng (Loss, damage and requisition); Thuế (Taxes); Hủy và trả lại bảo lãnh (Termination and return of the security deposit); Chuyển

nhượng và chuyển giao (Assignment and transfer); Tái chỉ vị trí của tàu bay (Repositioning of the aircraft) đối với hợp đồng thuê ướt tàu bay; .v.v.

Tuỳ theo từng loại hợp đồng thuê khai thác cụ thể mà các điều khoản của hợp đồng có thể thêm hoặc bớt các nội dung liên quan. Ví dụ như đối với hợp đồng thuê khô tàu bay, do Bên thuê chịu trách nhiệm đối với các vấn đề bảo dưỡng, khai thác và bảo hiểm nên các qui định về các vấn đề trên sẽ được qui định cụ thể và chi tiết hơn so với các loại hợp đồng thuê ướt và thuê ẩm.

Đàm phán hợp đồng thuê khai thác tàu bay

Hợp đồng thuê khai thác tàu bay thường được ký kết giữa một công ty cho thuê chuyên nghiệp với một bên là hãng hàng không hoặc cả Bên cho thuê và Bên thuê đều là các hãng hàng không. Công ty, tổ chức cho thuê tàu bay chuyên nghiệp thường mua tàu bay, họ có toàn bộ các quyền và nghĩa vụ liên quan đến sở hữu tài sản này, sau đó cho các hãng hàng không thuê tàu bay thuộc quyền sở hữu của mình. Thời hạn của hợp đồng thuê thường từ ba đến bảy năm thậm chí là mười năm hoặc dài hơn, thông thường thời hạn thuê là năm năm. Nhưng trong thực tế, thời hạn thuê tàu bay thường tuỳ thuộc vào hình thức thuê cụ thể. Các thời hạn thông thường nêu trên là của hình thức thuê khô, còn thuê ướt tàu bay thường có thời hạn ngắn hơn nhiều.

Trong hợp đồng thuê khai thác tàu bay có yếu tố nước ngoài, thường chứa đựng những vấn đề, nội dung phức tạp và nhạy cảm. Hợp đồng có yếu tố nước ngoài nói chung bị chi phối bởi ít nhất là hai hệ thống pháp luật có liên quan, do đó những nội dung như những qui định về thuế các loại, các qui định về chuyển tiền, các rủi ro về ngoại hối, các rủi ro về chính trị và xung đột luật .v.v. là rất quan trọng, phức tạp và đôi khi rất khó giải quyết. Khi những vấn đề này không được giải quyết một cách tốt đẹp và triệt để, có thể chúng sẽ tạo ra các khoản chi phí rất tốn kém cho một giao dịch hoặc một hợp đồng thuê.

thuận được một cách thức thích hợp để giải quyết các vướng mắc, khác biệt về những nội dung, vấn đề đó.

Hợp đồng thuê khai thác tàu bay, về thực chất cũng là một dạng hợp đồng có tính chất dân sự, thương mại giữa các bên liên quan, tự nguyện tham gia ký kết để xác lập các quyền, nghĩa vụ đối với nhau trong quan hệ hợp đồng và trên khuôn khổ pháp luật cho phép, hoặc không cấm. Vì vậy, có thể nói một cách chính xác rằng nội dung của từng hợp đồng với cùng một tên gọi, cùng một đối tượng, thậm chí cùng các bên tham gia nhưng vẫn có thể có sự khác biệt nhất định. Các hợp đồng khác nhau về các yếu tố trên thì khả năng có sự khác biệt là khó tránh khỏi. Điều này không chỉ phụ thuộc vào tính chất, địa vị pháp lý của các bên tham gia hợp đồng mà còn cả sự ảnh hưởng của các yếu tố khác như các yếu tố về thị trường, vị thế và hoàn cảnh xác lập của từng hợp đồng cụ thể.

Các giao dịch thuê khai thác tàu bay đã phát triển rất nhanh cả về phạm vi và nội dung cũng như tính phức tạp của nó. Các Bên cho thuê phải luôn tìm cách bảo vệ mình và tài sản của họ khỏi những rủi ro khách quan, tình cờ hoặc cố ý. Các mục tiêu đó được thể hiện bằng hợp đồng mà trong đó chứa đựng các biện pháp, cách thức thống nhất cao nhất mà các bên có thể đạt tới. Với lý do đó, nội dung của hợp đồng thuê khai thác tàu bay có mối liên hệ rất nhạy cảm đối với các bên tham gia hợp đồng thuê. Ví dụ : Bên thuê và Bên cho thuê đồng ý, chấp thuận các quyền, nghĩa vụ qui định trong hợp đồng như là các cam kết, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình mà không tính đến hoặc không lường hết khả năng thực hiện các cam kết, nghĩa vụ phải được thực hiện thì có thể sẽ phải gánh chịu những rủi ro về tài chính rất cao, thậm chí là nghiêm trọng mà họ ít có cơ hội hoặc không còn cơ hội nào để đàm phán lại với bên đối tác.

Trong hợp đồng thuê khai thác tàu bay còn có rất nhiều phương diện về quan hệ của Bên cho thuê và Bên thuê mà chúng không phải lúc nào, hợp đồng nào cũng được định nghĩa rõ ràng. Việc cắt nghĩa, hiểu các phương diện này có thể tuỳ thuộc vào cách hiểu, viện dẫn chúng trong một hoàn cảnh cụ thể.

Quan hệ pháp lý nảy sinh từ hoạt động thuê khai thác tàu bay diễn ra giữa các chủ thể có các mối quan tâm, các lợi ích và thậm chí tính chất kinh doanh, địa vị pháp lý khác nhau đáng kể. Khi tham gia hợp đồng thuê tàu bay, các bên này thường có những mục tiêu, yêu cầu khác nhau. Vì vậy, khi đàm phán những điều kiện của hợp đồng thuê khai thác tàu bay yêu cầu phải nắm chắc các mục tiêu và yêu cầu của các bên liên quan được qui định trong các điều khoản của hợp đồng thuê khai thác, làm sao cho các qui định của hợp đồng là hợp lý, phù hợp và có điều kiện khả thi.

Vì vậy, người đàm phán hợp đồng thuê khai thác tàu bay cần phải hiểu rõ các qui định cụ thể trong hợp đồng thuê. Nếu trong hợp đồng thuê có một hoặc một số điều khoản không rõ ràng hoặc chúng không phù hợp, thống nhất với các điều khoản khác trong hợp đồng thì những điều khoản đó cần được bàn bạc, xem xét kỹ lưỡng, làm sáng tỏ hoặc từ chối không qui định vào hợp đồng.

Nếu còn chút nghi ngờ nào về các điều khoản của hợp đồng thuê thì cần phải được tư vấn càng sớm càng tốt, tốt nhất là vào ngay thời điểm bắt đầu quá trình thương thảo.

Sau đây là một số lưu ý khi đàm phán một số điều khoản cụ thể của hợp đồng thuê khai thác tàu bay:

- Nghĩa vụ thanh toán: Thông thường các nghĩa vụ của Bên thuê tàu bay bao gồm các khoản thanh toán: Trả tiền thuê chính và tiền thuê phụ (quỹ bảo dưỡng .v.v.); Tiền bảo dưỡng tàu bay; Tiền bảo hiểm; Tiền để thực hiện các điều kiện về trả tàu bay, bao gồm cả tiền thực hiện chuyến bay trả tàu bay đến

- Khai thác tàu bay: Trong quá trình đàm phán điều khoản này, các chuyên gia kỹ thuật của Bên thuê và bên cho nên thoả thuận các thời điểm cụ thể để thực hiện các loại bảo dưỡng tàu bay trong thời hạn hợp đồng thuê khai thác. Đồng thời chú ý các qui định về báo cáo các hoạt động sửa chữa, đại tu tàu bay. - Bảo dưỡng và sửa chữa: (1) Thông thường Bên cho thuê tàu bay yêu cầu tàu bay đựoc bảo dưỡng theo các qui định của nhà chức trách hàng không nơi cấp Chứng chỉ khả phi cho tàu bay. Trong trường hợp các qui định này trái các qui định của FAA (Federal Aviation Administration - Mỹ) hoặc JAA (Joint Aviation Authortity - Châu Âu) thì Bên cho thuê có thể yêu cầu bổ sung thêm các điều kiện khác; (2) Trong khai thác tàu bay thương mại, việc động cơ được tráo đổi giữa các tàu bay hay được tháo ra khỏi tàu để sửa chữa, đại tu rất phổ biến. Một số Bên cho thuê tàu bay thường yêu cầu khi Bên thuê tháo động cơ ra khỏi tàu bay thì phải thay thế vào đó một động cơ khác. Một số Bên cho thuê chỉ cho phép lắp động cơ không phải của họ lên tàu bay của họ khi họ phê chuẩn.

- Cho thuê lại (Sublease): Khi đàm phán điều khoản này cần chú ý một số vấn đề sau: Hợp đồng cho thuê lại bị huỷ khi hợp đồng thuê chính bị huỷ; Bên thuê lại phải chịu các rủi ro do vi phạm hợp đồng đối với Bên cho thuê phụ/Bên thuê chính; Nếu Bên thuê chính vi phạm hợp đồng thì tài sản của Bên cho thuê chính sẽ (1) tàu bay sẽ được loại khỏi hợp đồng thuê chính và hợp đồng thuê lại (2) Bên thuê lại có thể khiếu nại chống lại Bên thuê chính yêu cầu đền bù các thiệt hại; Bên thuê có quyền ”Quiet Enjoyment” đối với Bên thuê chính nhưng không có quyền này đối với Bên cho thuê chính; Bên thuê lại có quyền khiếu nạu Bên thuê chính vì các vì các thiệt hại.

- Vi phạm hợp đồng (Event of Default): Cần lưu ý thoả thuận về các qui định như vi phạm hợp đồng ngay lập tức hay cho bên vi phạm một khoản thời gian để sữa chữa sau khi có thông báo của bên bị vi phạm (Grace period).

- Bồi thường (Indemnities): Trong trường hợp đàm phán điều khoản này, Bên thuê tàu bay cần chú ý đặt ra các giới hạn, mức bồi thường cao nhất, các chi phí cụ thể mỗi bên phải chịu, mức phạt cụ thể do chậm thanh toán. Việc đàm phán các điều khoản về bồi thường cần chú ý: Quyền lợi của các bên bảo đảm, chủ nợ .v.v. Chú ý tới các rủi ro đối với trách nhiệm ngoài hợp đồng và người thứ ba; Bồi thường thường bao gồm: chi phí, án phí, giá phải trả .v.v.; các sự kiện xảy ra trước hoặc sau thời hạn của hợp đồng; Quyền cầm giữ tài sản của bên cho vay và Bên cho thuê; Lỗi do quá cẩu thả hay hành vi sai trái; Thông thường phạm vi của các chi phí phải đền bù bao gồm: các loại thuế, chi phí chuyển giao, hậu quả của vi phạm hợp đồng.

- Khi đàm phán các điều khoản liên quan đến chế tài hợp đồng cần lưu ý các vấn đề pháp lý như: Giấy uỷ quyền; trách nhiệm đối với Bên thuê và người thứ ba; có cần thủ tục của toà án không; việc chỉ định chọn luật áp dụng được công nhận; công nhận phán quyết của nước ngoài và thi hành án; thủ tục kéo dài bao lâu; có được phép bán cho tư nhân không; có cần sự cho phép hay phê duyệt nào không; có cần phải thanh toán phí hay thuế nào không; thủ tục tái đăng ký và xuất khẩu tàu bay.

- Bảo hiểm (Insurance): Trong hợp đồng thuê khai thác tàu bay, việc qui định trách nhiệm của các bên liên quan đến nội dung bảo hiểm là rất quan trọng. Các qui định này xác định rõ ràng, cụ thể việc mua bảo hiểm là trách nhiệm của bên nào? các loại hình bảo hiểm cụ thể, thậm chí mức bồi thường, người nhận bảo hiểm, tái bảo hiểm .v.v. tương ứng với hình thức thuê khai thác cụ thể được lựa chọn theo thảo thuận của các bên liên quan. Tuy nhiên, nội dung này của hợp đồng thuê khai thác tàu bay được thể hiện và có liên quan tới khá nhiều các qui định, điều khoản riêng biệt, trong đó có cả các điều khoản về lĩnh vực tài chính, hoạt động bảo dưỡng, hoạt động khai thác, lỗi, sự cố dẫn

trách, về bồi thường, các biện pháp khắc phục. Khi đàm phán các điều khoản về bảo hiểm cần chú ý các vấn đề sau: Cách đối xử đối với mỗi bên được bồi thường; Cách đối xử với các bên chủ sở hữu, bên cho vay; Xác nhận rằng trách nhiệm của các nhà bảo hiểm sẽ không bị vô hiệu hoặc bị huỷ bổ do lợi ích của các bảo hiểm khác hay sự lơ là hay quên của Bên thuê tàu bay; Tuyên bố rằng bảo hiểm được ưu tiên so với các nghĩa vụ khác từ các bảo hiểm khác được thực hiện bởi Bên cho thuê .v.v.

Thực hiện hợp đồng thuê khai thác tàu bay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng tại Việt Nam (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)