Giao kết hợp đồng thuê khai thác tàu bay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng tại Việt Nam (Trang 46 - 48)

Như đã phân tích ở trên, chủ thể của hợp đồng thuê khai thác tàu bay chủ yếu là Bên thuê và Bên cho thuê tàu bay. Hợp đồng thuê khai thác tàu bay là loại hợp đồng "vô danh", nghĩa là hợp đồng thuê khai thác tàu bay không được qui định một cách cụ thể ở các văn bản pháp luật nước ta. Các qui định về hợp đồng thuê khai thác tàu bay chỉ được ghi nhận và qui định một cách khái quát, mang tính nguyên tắc ở các văn bản pháp luật nước ta.

Xuất phát từ tính chất "vô danh" nêu trên, nên việc giao kết hợp đồng thuê khai thác tàu bay chủ yếu dựa trên nguyên tắc tự do giao kết, tự nguyện thoả thuận. Theo đó, một bên đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng với một bên xác định.

Tuy nhiên, một đặc thù của hợp đồng thuê khai thác tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam là tất cả các hãng hàng không của Việt Nam hiện tại đều là doanh nghiệp Nhà nước (Tổng công ty HKVN, Công ty bay dịch vụ Vasco) hoặc công ty cổ phần nhưng do Nhà nước nắm cổ phần chi phối

hợp đồng thuê khai thác tàu bay đều có giá trị lớn, thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thấu. Do đó, việc đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng của Bên thuê - tức là các hãng hàng không Việt Nam phải tuân thủ theo các qui định về đầu tư dự án và đấu thầu của Nhà nước.

Nếu tuân thủ theo các qui định này thì việc lựa chọn đối tác cho thuê tàu bay bắt buộc phải thông qua đấu thầu. Việc thực hiện lựa chọn đối tác cho thuê tàu bay theo Luật đấu thầu sẽ gấy mất rất nhiều thời gian, thủ tục hành chính phức tạp và không phù hợp với thông lệ về thuê tàu bay trên thế giới. Ví dụ như trước đây, tại Tổng công ty hàng không Việt Nam đã sử dụng hình thức đấu thầu để lực chọn đối tác cho thuê khai thác tàu bay. Tuy nhiên, việc lựa chọn đối tác cho thuê theo phương pháp này không đạt được hiệu quả do không phù hợp thông lệ cho thuê tàu bay trên thế giới, tốn nhiều thời gian và thủ tục hành chính phức tạp nên làm mất cơ hội thuê tàu bay, mâu thuẫn với ưu điểm của thuê khai thác tàu bay là nhanh chóng và linh hoạt.

Để giải quyết mâu thuẫn này, tạo cơ chế linh hoạt và hiệu quả cho hoạt động thuê khai thác tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam, ngày 03/5/2001, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam đã ban hành Quyết định số 07/2001/QĐ/CHK về việc ban hành Qui định về quản lý hoạt động thuê tàu bay, động cơ, phụ tùng tàu bay và các dịch vụ liên quan. Theo qui định này, trừ trường hợp hình thức lựa chọn đối tác được qui định tại dự án, việc lựa chọn đối tác cho thuê tàu bay được thực hiện bằng hình thức chào hàng cạnh tranh. Ngoài ra, qui định còn có nhiều nội dung về các hình thức lựa chọn đối tác khác, thủ tục lựa chọn đối tác, hồ sơ phê duyệt hợp đồng thuê khai thác .v.v.

Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện nay thì qui định trên đã bộc lộ nhiều nội dung mâu thuẫn với các qui định pháp luật về đấu thầu nên không phát huy được hiệu qủa trong thực tế. Hiện nay, các hãng hàng không Việt nam

vẫn phải tuân thủ theo qui định của Luật đấu thầu trong việc lựa chọn đối cho thuê tàu bay. Do cơ chế lựa chọn đối tác theo Luật đấu thầu không phù hợp với thông lệ quốc tế về thuê khai thác tàu bay đã làm cản trở và giảm hiệu quả của hoạt động thuê khai thác tàu bay trong thời gian qua.

Do đó, các nhà lập pháp cần sớm ban hành hành văn bản hướng dẫn mới để tạo ra cơ sở pháp lý và cơ chế phù hợp cho hoạt động thuê khai thác tàu bay. Bảo đảm tuân thủ đúng các qui định pháp luật của nhà nước và pháp luật, thông lệ quốc tế.

Tàu bay là một tài sản đặc biệt, có giá trị kinh tế rất cao, khai thác tàu bay là một hoạt đông mang tính rủi ro cao do vậy hợp đồng thuê khai thác tàu bay là một thỏa thuận pháp lý phức tạp, mang tính quốc tế. Chính vì vậy, trong quá trình giao kết hợp đồng thường có sự tham gia của các công ty, văn phòng tư vấn luật chuyên nghiệp. Thông thường, cả Bên thuê và Bên cho thuê đều sử dụng các công ty, văn phòng luật sư tham gia tư vấn, đàm phán và soạn thảo các tài liệu liên quan đến hợp đồng thuê khai thác tàu bay.

Ngoài ra, các bên cũng yêu cầu các công ty, văn phòng luật sư được chỉ định cung cấp các ý kiến pháp lý về các vấn đề liên quan đến hợp đồng thuê khai thác để đảm bảo tránh mọi rủi ro pháp lý liên quan đến việc sở hữu, khai thác .v.v. tàu bay. Trong trường hợp hợp đồng thuê khai thác tàu bay có sự tham gia của các bên thứ ba như ngân hàng, tổ chức tín thác .v.v. thì còn có sự tham gia của các công ty, văn phòng luật sư tư vấn cho các tổ chức này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng thuê khai thác tàu bay dân dụng tại Việt Nam (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)