Pháp luật Việt Nam không có qui định riêng, cụ thể về hiệu lực của hợp đồng thuê khai thác tàu bay. Trong thực tế và theo thông lệ quốc tế thì chủ thể của hợp đồng thuê khai thác tàu bay đều phải là các pháp nhân thoả mãn các điều kiện đặc biệt (ví dụ như Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay .v.v.).
Đối với hình thức của hợp đồng thuê khai thác tàu bay, theo qui định tại Khoản 3 Điều 35 Luật HKDDVN có qui định: ”Hợp đồng thuê, cho thuê tàu bay phải được lập thành văn bản” và theo Khoản 4 Điều 404 Bộ Luật Dân sự 2005 thì: ”Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản”. Theo các qui định này thì có thể hiểu hợp đồng thuê khai thác tàu bay có hiệu lực kể từ thời điểm bên cuối cùng tham gia hợp đồng ký vào hợp đồng. Tuy nhiên, đối với các trường hợp một bên tham gia hợp đồng là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì hợp đồng thuê khai thác tàu bay chỉ có hiệu lực khi được Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận bằng văn bản theo qui định tại Khoản 1 Điều 39 Luật HKDDVN thì: "Việc thuê, cho thuê tàu
bay của các tổ chức cá nhân Việt Nam với các tổ chức, cá nhân nước ngoài phải được Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận bằng văn bản ...".
Trong thực tế thuê khai thác tàu bay ở Việt Nam, các bên tham gia hợp đồng thuê khai thác tàu bay thường thoả thuận trong hợp đồng rằng hợp đồng thuê khai thác tàu bay có hiệu lực kể từ khi được cấp có thẩm quyền của các hãng hãng hàng không và nhà chức trách hàng không liên quan phê duyệt.
Như vậy, hợp đồng thuê khai thác tàu bay sẽ có hiệu lực khi tuân thủ các điều kiện cụ thể như sau:
Một là, Bên thuê và Bên cho thuê tàu bay đáp ứng các tiêu chuẩn theo qui định pháp luật về thuê, cho thuê khai thác tàu bay;
Hai là, các bên tự nguyện tham gia giao kết hợp đồng thuê khai thác tàu bay;
Ba là, mục đích và nội dung hợp đồng thuê khai thác tàu bay không vi phạm điều cấm của pháp luật; không trái đạo đức xã hội;
Bốn là, hợp đồng thuê khai thác phải được lập thành văn bản;
Năm là, hợp đồng thuê khai thác tàu bay phải được sự phê chuẩn của Bộ Giao thông vận tải theo qui định của pháp luật.
Tuy nhiên, trong thực tiễn giao kết hợp đồng thuê khai thác tàu bay, xuất phát từ các đặc điểm của hợp đồng thuê khai thác tàu bay đã nêu trên, các chủ thể của hợp đồng thường lựa chọn luật của Anh, Mỹ hoặc luật của một nước thứ ba làm luật điều chỉnh hợp đồng. Do đó, ngoài việc phải tuân thủ các qui định của pháp luật Việt Nam về hiệu lực của hợp đồng thì hợp đồng thuê khai thác tàu bay còn phải chịu sự điều chỉnh của hệ thống luật do các bên chọn để điều chỉnh hợp đồng.
Vì vậy, có thể sẽ xảy ra trường hợp mâu thuẫn giữa qui định của pháp luật quốc gia và qui định của luật điều chỉnh hợp đồng do các bên chọn khi
Nội dung của hợp đồng thuê khai thác tàu bay
Nội dung của hợp đồng thuê khai thác tàu bay bao gồm rất nhiều các điều khoản và các loại tài liệu, phụ lục đi kèm. Có nhiều cách để phân chia các điều khoản chủ yếu của hợp đồng thuê khai thác tàu bay tuỳ theo mục đích nghiên cứu. Nhưng nói chung các điều khoản chủ yếu của hợp đồng thuê khai thác tàu bay thường được chia thành 3 nhóm điều khoản chính như sau 30, tr.50 - tr.66:
Các điều khoản và nội dung chính của hợp đồng
Các điều khoản thuộc phần này là các thoả thuận về thương mại và pháp lý, nội dung các điều khoản phải bao gồm những nội dung sau 30, tr.51: - Các điều khoản về tài chính, khoản vay, tỷ lệ lãi suất, tiền thuê tàu bay, thời hạn thuê tàu bay, tiền đặt cọc, quỹ bảo dưỡng;
- Các điều khoản mô tả tàu bay chi tiết về tính năng kỹ thuật; - Nhận dạng tất cả các bên tham gia hợp đồng;
- Các điều khoản về bảo đảm;
- Các điều khoản về điều kiện tiên quyết;
- Các điều khoản về thương mại và pháp lý khác.
Các điều khoản quan trọng về thƣơng mại/pháp lý
Các điều khoản thuộc phần này chủ yếu liên quan tới các vấn đề sau của hợp đồng thuê khai thác tàu bay 30, tr.55:
- Tóm tắt các vấn đề chính của hợp đồng thuê khai thác tàu bay: Điều kiện để bắt đầu hợp đồng thuê; Ngày và địa điểm trả tàu bay; Điều kiện trả tàu bay; Đại diện của các bên và bảo hành; vi phạm hợp đồng; Đền bù thiệt hại; Lựa chọn luật điều chỉnh và cơ quan giải quyết tranh chấp;
- Các điều khoản liên quan đến tàu bay: khung, động cơ, thiết bị, bảo hành của nhà sản xuất, hợp đồng bảo dưỡng, đăng ký tàu bay, khai thác tàu bay;
- Các điều khoản liên quan đến tài chính: Tiền thuê; điều khoản Quiet Enjoyment/Hell-or-high-water; quỹ bảo dưỡng; bảo lãnh đặt cọc; giá trị còn lại của tài sản;
- Các điều khoản về thuế; bồi thường;
- Các điều khoản về tuân thủ qui định của Nhà chức trách hàng không: Chứng chỉ khả phi (Airworthiness of Certification); tuân thủ các qui định của nhà chức trách hàng không; cấu hình tàu bay; báo cáo .v.v.;
- Các điều khoản về bắt đầu hợp đồng thuê: các điều kiện tiên quyết (các loại tài liệu...); bất khả kháng, các trường hợp tổn thất, sự khả phi của tàu bay; - Các điều khoản về kết thúc hợp đồng thuê khai thác tàu bay: thời hạn kết thúc; lỗi; các trường hợp tổn thất; điều kiện gia hạn hợp đồng và huỷ hợp đồng trước thời hạn.
Các điều khoản về điều kiện/bảo dƣỡng tàu bay
- Các điều khoản để chăm sóc tàu bay (để phục vụ cho việc trả tàu bay và trường hợp huỷ hợp đồng trước thời hạn): bảo dưỡng, tráo đổi động cơ và phụ tùng; bảo hiểm thân tàu bay và trách nhiệm; giới hạn quyền của Bên thuê tàu bay về chuyển giao quyền chiếm hữu (như cho thuê lại, dùng chung .v.v.); các hạn chế khai thác;
- Các điều khoản về bảo dưỡng tàu bay: các tiêu chuẩn áp dụng cho đội bay của nhà khai thác; các lịch kiểm tra chính; quỹ bảo dưỡng;
Các điều khoản về trả tàu bay: các điều kiện trả tàu bay - điều kiện cứng/mềm và tiền đền bù trả tàu bay; địa điểm trả tàu bay; thủ tục trả tàu bay; tiêu chuẩn đánh giá thiệt hại trong trường hợp huỷ hợp đồng trước thời hạn do vi phạm hợp đồng.