CHƢƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN
2.2. Hợp đồng ủy quyền theo pháp luật nƣớc ngoài
2.2.3.3. Pháp luật Trung Quốc
Luật Hợp đồng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đƣợc thực thi từ tháng 1 năm 1999. Với sự ra đời của luật Hợp đồng này thì Luật Hợp đồng kinh tế của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Luật Hợp đồng kinh tế nƣớc ngoài liên quan của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Luật Công nghệ Hợp đồng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đƣợc đồng thời bãi bỏ.
Hợp đồng ủy quyền đƣợc quy định tại Chƣơng XXI của luật Hợp đồng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Hợp đồng uỷ quyền là hợp đồng theo đó ngƣời uỷ quyền và ngƣời đƣợc ủy quyền đồng ý rằng ngƣời đƣợc ủy quyền có nghĩa vụ xử lý các công việc của ngƣời uỷ quyền (Điều 396).
Ngƣời uỷ quyền có thể giao cho ngƣời đƣợc ủy quyền một hoặc nhiều hơn một thông tin, hoặc tất cả các thông tin để ngƣời đƣợc ủy quyền thực hiện các nhiệm vụ đƣợc ủy quyền.
Ngƣời đƣợc ủy quyền bắt buộc phải xử lý công việc đƣợc ủy quyền theo hƣớng dẫn của ngƣời ủy quyền. Khi có sự thay đổi, ngƣời đƣợc ủy quyền phải xin ý kiến và phải đƣợc ngƣời ủy quyền đồng ý. Trong một số trƣờng hợp khẩn cấp, khi khó khăn trong việc liên lạc với ngƣời ủy quyền, ngƣời đƣợc ủy quyền bắt buộc phải xử lý những công việc đƣợc ủy quyền theo cách thích hợp nhất, và phải thông báo cho ngƣời ủy quyền trong thời gian gần nhất.
Về việc ủy quyền lại: Ngƣời đƣợc ủy quyền bắt buộc phải thực hiện các công việc đƣợc ủy quyền. Khi có sự đồng ý của ngƣời ủy quyền, ngƣời đƣợc ủy quyền có thể ủy quyền lại cho bên thứ ba thực hiện các công việc đƣợc ủy quyền. Khi đó, ngƣời đƣợc ủy quyền phải chịu trách nhiệm về sự lựa chọn bên thứ ba đối với ngƣời ủy quyền (Điều 400).
Cũng có trƣờng hợp ngƣời đƣợc ủy quyền có thể ủy quyền lại cho bên thứ ba mà không cần phải có sự đồng ý của ngƣời ủy quyền. Khi đó, ngƣời đƣợc ủy quyền phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về các hành động của bên thứ ba, trừ trƣờng hợp việc ủy quyền lại cho bên thứ ba là cần thiết để bảo vệ quyền lợi của ngƣời ủy quyền trong trƣờng hợp khẩn cấp.
Ngƣời đƣợc ủy quyền phải báo cáo việc thực hiện các công việc ủy quyền theo yêu cầu và khi công việc ủy quyền kết thúc.
Ngƣời ủy quyền phải trả thù lao cho bên ủy quyền sau khi hoàn thành công việc đƣợc ủy quyền. Trả thù lao cho việc thực hiện công việc ủy quyền không liên quan đến tính thành công hay thất bại của công việc đƣợc ủy quyền. Trong trƣờng hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng ủy quyền thì các bên tuân theo sự thỏa thuận đó.
Khi có hai hoặc trên hai ngƣời cùng xử lý các công việc đƣợc ủy quyền thì họ phải chịu trách nhiệm liên đới về kết quả của việc thực hiện công việc theo ủy quyền đó.
Bên ủy quyền hoặc bên đƣợc ủy quyền có thể giải phóng khỏi hợp đồng ủy quyền bất cứ lúc nào. Nếu gây thiệt hại bởi việc giải phóng ra khỏi hợp đồng, bên gây thiệt hại sẽ bồi thƣờng thiệt hại cho bên kia (nếu có).
Hợp đồng ủy quyền chấm dứt nếu ngƣời ủy quyền hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền chết, mất năng lực hành vi hoặc bị phá sản, trừ trƣờng hợp có sự thỏa thuận của các bên (Điều 411).
Nếu ngƣời ủy quyền chết, mất năng lực hành vi hoặc bị phá sản và việc chấm dứt hợp đồng do đó sẽ làm tổn hại đến lợi ích của ngƣời ủy quyền thì ngƣời đƣợc ủy quyền phải tiếp tục xử lý các công việc đƣợc ủy quyền cho đến khi ngƣời thừa kế, ngƣời đại diện hợp pháp hoặc tổ chức thanh lý của ngƣời ủy quyền có thể xử lý các công việc.
Nếu ngƣời đƣợc ủy quyền chết, mất năng lực hành vi hoặc bị phá sản và hợp đồng ủy quyền chấm dứt thì ngƣời thừa kế, đại diện hợp pháp hoặc tổ chức thanh lý của ngƣời đƣợc ủy quyền phải thông báo cho ngƣời ủy quyền trong thời gian sớm nhất. Nếu chấm dứt hợp đồng ủy quyền sẽ làm tổn hại đến lợi ích của ngƣời ủy quyền thì ngƣời thừa kế, ngƣời đại diện hợp pháp hoặc tổ chức thanh lý của ngƣời đƣợc ủy quyền vẫn phải thực hiện các công việc đƣợc ủy quyền cho đến khi ngƣời ủy quyền bố trí thực hiện đƣợc các công việc đó.