Pháp luật Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng ủy quyền theo pháp luật việt nam và pháp luật nước ngoài (Trang 63 - 64)

CHƢƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN

2.2. Hợp đồng ủy quyền theo pháp luật nƣớc ngoài

2.2.1.3. Pháp luật Đức

Pháp luật Đức quy định về ủy quyền trong Bộ luật Dân sự Đức (viết tắt là “BGD”) - Nhiệm vụ chủ yếu trong hợp đồng ủy quyền: Bằng cách chấp nhận một nhiệm vụ, ngƣời đƣợc ủy quyền đồng ý thực hiện một hành động hay giao dịch cho ngƣời ủy quyền (Điều 662 Bộ luật Dân sự Đức).

Khi ngƣời đƣợc ủy quyền từ chối nhiệm vụ đƣợc ủy quyền thì phải có nghĩa vụ thông báo khi từ chối.

- Ngƣời đƣợc uỷ quyền có quyền đi hành động chệch khỏi các hƣớng dẫn của ngƣời uỷ quyền, nếu ngƣời đƣợc ủy quyền có thể giả định nó trong các trƣờng hợp mà ngƣời uỷ quyền sẽ xét duyệt các độ lệch nhƣ vậy nếu ngƣời ủy quyền đã nhận thức đƣợc tình hình thực tế. Ngƣời đƣợc uỷ quyền phải thông báo cho ngƣời uỷ quyền trƣớc khi thực hiện các hành động sai lệch đó và phải chờ quyết định của ngƣời ủy quyền về vấn đề này, trừ khi thực tế đòi hỏi không thể trì hoãn vì nguy hiểm.

Việc uỷ quyền có thể bị thu hồi bởi ngƣời uỷ quyền bất cứ lúc nào và có thể đƣợc chấm dứt bởi ngƣời đƣợc uỷ quyền bất cứ lúc nào.

Việc chấm dứt uỷ quyền chỉ có thể đƣa ra thông báo theo cách thức mà các bên trong quan hệ uỷ quyền đã thiết lập trƣớc đó. Trừ khi có một lý do thuyết phục để chấm dứt sớm quan hệ ủy quyền, nếu ngƣời đƣợc ủy quyền thông báo chấm dứt sớm quan hệ ủy quyền mà không có lý do chính đáng thì ngƣời đƣợc ủy quyền phải bồi thƣờng cho ngƣời ủy quyền về những thiệt hại phát sinh (nếu có).

Nếu có một lý do thuyết phục, ngay cả khi lập quan hệ ủy quyền ngƣời đƣợc ủy quyền đã từ bỏ quyền chấm dứt thì họ vẫn có quyền chấm dứt ủy quyền.

- Trong trƣờng hợp nghi ngờ, một ủy quyền không đƣợc kết thúc bởi cái chết hoặc việc không đủ năng lực để tiếp tục thực hiện hợp đồng ủy quyền này của ngƣời ủy quyền. Nếu việc ủy quyền bị kết thúc hoặc bị hoãn lại thì những ngƣời đƣợc ủy quyền vẫn phải tiếp tục thực hiện các giao dịch cho đến khi ngƣời thừa kế hoặc ngƣời đại diện theo pháp luật của ngƣời ủy quyền có thể thực hiện các giao dịch, trừ khi thực tế đòi hỏi phải trì hoãn vì nguy hiểm.

Một ủy quyền bị kết thúc bởi cái chết của ngƣời đƣợc ủy quyền. Nếu việc ủy quyền bị kết thúc bởi cái chết của ngƣời đƣợc ủy quyền thì những ngƣời thừa kế của ngƣời đƣợc ủy quyền (trong trƣờng hợp biết việc ủy quyền) phải thông báo cho ngƣời ủy quyền biết về cái chết này không chậm trễ, và khi thực tế đòi hỏi không thể trì hoãn vì nguy hiểm thì những ngƣời thừa kế của ngƣời đƣợc ủy quyền phải tiếp tục thực hiện các giao dịch đã giao phó cho ngƣời đƣợc uỷ quyền cho đến khi bên ủy quyền có thể tiếp tục thực hiện giao dịch thay cho ngƣời đại diện (ngƣời đƣợc ủy quyền).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng ủy quyền theo pháp luật việt nam và pháp luật nước ngoài (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)