CHƢƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN
2.1. Hợp đồng ủy quyền theo pháp luật Việt Nam
2.1.6. Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng ủy quyền
Mỗi quốc gia đều tự xây dựng cho mình một hệ thống pháp luật riêng. Tuy nhiên, giữa các hệ thống pháp luật này luôn có sự khác nhau do những nguyên nhân về điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội hay hoàn cảnh địa lý. Trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, các công dân/tổ chức của các quốc gia sẽ xích lại gần nhau để cùng hợp tác và phát triển. Khi đó, xung đột pháp luật xảy ra khi hai hay nhiều hệ thống pháp luật đồng thời đều có thể áp dụng đề điều chỉnh một quan hệ pháp luật
nào đó (chủ yếu từ quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nƣớc ngoài) và giữa
các hệ thống pháp luật này có sự khác biệt về các quy định cụ thể khi giải quyết quan hệ pháp luật đó.
Hiện tƣợng pháp luật của hai hay nhiều nƣớc khác nhau cùng có thể đƣợc áp dụng để điều chỉnh các mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nƣớc ngoài đƣợc gọi là hiện tƣợng xung đột pháp luật.
Hợp đồng trong tƣ pháp quôc tế là hợp đồng dân sự có yếu tố nƣớc ngoài. Yếu tố nƣớc ngoài của một hợp đồng trong tƣ pháp quốc tế đƣợc thể hiện ở một trong những dấu hiệu nhƣ: có ít nhất một trong các bên chủ thể tham gia ký kết hợp đồng là cơ quan, tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài; sự kiện pháp lý (căn cứ) để ký kết (xác lập), thay đổi, chấm dứt quan hệ hợp đồng theo pháp luật nƣớc ngoài, phát sinh ở nƣớc ngoài (nƣớc các bên chủ thể không mang quốc tịch hoặc không có trụ sở); đối tƣợng của hợp đồng là tài sản ở nƣớc ngoài hoặc là một dịch vụ đƣợc thực hiện ở nƣớc ngoài. Hợp đồng trong tƣ pháp quốc tế rất đa dạng, ví dụ: hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng tín dụng quốc tế,… và trong đó có hợp đồng ủy quyền.
Cách thức giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng ủy quyền nói riêng và hợp đồng nói chung theo quy định của pháp luật Việt Nam đƣợc quy định trong Bộ luật Dân sự 2005 và Nghị định số 138/2006/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật Dân sự về quan hệ
dân sự có yếu tố nƣớc ngoài và các Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp có liên quan đến vấn đề dân sự. Các Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp giữa các nƣớc với Việt Nam có vấn đề dân sự bao gồm: Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp trong lĩnh vực dân sự và thƣơng mại giữa An-giê-ri và Việt Nam ngày 14/4/2010; Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa Ba Lan và Việt Nam ngày 22/3/1993; Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự giữa Bê-la-rút và Việt Nam ngày 14/9/2000; Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa Bun-ga-ri và Việt Nam ngày 3/10/1986; Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự giữa Cu Ba và Việt Nam ngày 30/11/1984; Thỏa thuận tƣơng trợ tƣ pháp trong lĩnh vực dân sự và thƣơng mại giữa Đài Loan Trung Quốc và Việt Nam ngày 12/4/2010; Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa Hung- ga-ri và Việt Nam ngày 18/1/1985; Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp về dân sự và hình sự giữa Lào và Việt Nam ngày 6/7/1998; Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa Mông Cổ và Việt Nam ngày 17/4/2000; Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa Nga và Việt Nam ngày 25/8/1998 - Nghị định thƣ bổ sung Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp về và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa Nga và Việt Nam ngày 23/4/2003; Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp về các vấn đề dân sự giữa Pháp và Việt Nam ngày 24/2/1999; Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp và pháp lý về dân sự và hình sự giữa Tiệp Khắc (Séc và Xlô-va-ki-a kế thừa) và Việt Nam ngày 12/10/1982; Hiệp định về tƣơng trợ tƣ pháp trong các vấn đề dân sự và hình sự giữa Triều Tiên và Việt Nam ngày 4/5/2002; Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp về các vấn đề dân sự và hình sự giữa Trung Quốc và Việt Nam ngày 19/10/1998; Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa U-crai-na và Việt Nam ngày 6/4/2000 và Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp về các vấn đề dân sự giữa Kazakhstan và Việt Nam ngày 31/10/2011 (Chƣa có hiệu lực). Các Hiệp định này chỉ đề cập đến hai vấn đề đó là: năng lực pháp luật và năng lực hành vi (năng lực hành vi của cá nhân và năng lực pháp luật của pháp nhân) và hình thức hợp đồng. Các quy định về hai vấn đề trên của các Hiệp định về cơ bản là giống với các quy định của Bộ luật Dân sự 2005.
Xung đột pháp luật về hợp đồng ủy quyền có thể xảy ra trong bốn nhóm vấn đề sau đây: tƣ cách chủ thể của các bên ký kết hợp đồng; hình thức của hợp đồng; nội dung của hợp đồng và thời điểm, nơi giao kết hợp đồng trong trƣờng hợp giao kết vắng mặt.