Quy định về hình thức của hợp đồng ủy quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng ủy quyền theo pháp luật việt nam và pháp luật nước ngoài (Trang 36 - 39)

CHƢƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN

2.1. Hợp đồng ủy quyền theo pháp luật Việt Nam

2.1.3.2. Quy định về hình thức của hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền là một trong số những loại hợp đồng cơ bản đƣợc quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005. Do vây, hình thức của hợp đồng ủy quyền cũng phải tuân theo các quy định về hình thức của hợp đồng nói chung đƣợc quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005. Hình thức của hợp đồng dân sự là cách thức biểu hiện ra bên ngoài của những nội dung của nó dƣới một dạng vật chất hữu hình nhất định. Theo đó, những điều khoản mà các bên đã cam kết thỏa thuận phải đƣợc thể hiện ra bên ngoài dƣới một hình thức nhất định, hay nói cách khác hình thức của hợp đồng là phƣơng tiện để ghi nhận nội dung mà các chủ thể đã xác định. Căn cứ vào văn bản hợp đồng các bên dễ dàng thực hiện quyền của mình và thực hiện quyền yêu cầu của mình đối với bên kia vì vậy bản hợp đồng đó coi nhƣ là một bằng chứng, chứng minh quyền dân sự của mình.

Trƣớc đây, Bộ luật dân sự năm 1995 quy định hình thức của hợp đồng ủy quyền bắt buộc phải lập thành văn bản, trong trƣờng hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định thì hợp đồng ủy quyền phải có công chứng/chứng thực.

Hiện nay, Bộ luật dân sự năm 1995 đã hết hiệu lực và đƣợc thay thế bởi Bộ luật dân sự năm 2005. Điều 401 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về hình thức hợp đồng dân sự nhƣ sau:

1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc

bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.

2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ

trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Từ quy định trên có thể thấy hình thức của hợp đồng dân sự rất đa dạng, phong

Hình thức miệng (bằng lời nói): Thông qua hình thức này các bên chỉ cần thỏa thuận miệng với nhau về những nội dung cơ bản của hợp đồng. Hình thức này thƣờng đƣợc áp dụng đối với những trƣờng hợp các bên đã có độ tin tƣởng lẫn nhau hoặc các đối tác lâu năm hoặc là những hợp đồng mà sau khi giao kết, thực hiện sẽ chấm dứt. Ví dụ bạn thân cho mƣợn tiền, hay đi mua đồ ở chợ….

Hình thức viết (bằng văn bản): Các cam kết của các bên trong hợp đồng sẽ đƣợc ghi nhận lại bằng một văn bản. Trong văn bản đó các bên phải ghi đầy đủ những nội dung cơ bản của hợp đồng và cùng kí tên xác nhận vào văn bản, thông thƣờng hợp đồng đƣợc lập thành nhiều bản và mỗi bên giữ một bản.

Bộ luật Dân sự 2005 không bắt buộc các bên tham gia ký kết hợp đồng phải lập thành văn bản. Nhƣ vậy, hợp đồng ủy quyền có thể đƣợc ký kết bằng lời nói, bằng văn bản, văn bản có công chứng/chứng thực tùy vào sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng.

Tuy nhiên, bản chất của hợp đồng ủy quyền là bên đƣợc ủy quyền thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chịu trách nhiệm về những hành vi do bên đƣợc ủy quyền thực hiện. Vì vậy, trong nhiều trƣờng hợp liên quan đến việc bảo vệ tài sản và các quyền nhân thân của bên ủy quyền, trong một số giao dịch dân sự liên quan đến ngân hàng, hoặc việc thực hiện các thủ tục hành chính tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thì ngân hàng hoặc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền yêu cầu bên ủy quyền xuất trình hợp đồng ủy quyền bằng văn bản, có chữ ký của bên ủy quyền, có công chứng/chứng thực. Ví dụ: Hợp đồng ủy quyền để rút tiền tiết kiệm tại ngân hàng, hợp đồng ủy quyền để làm các thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân hay tại phòng đăng ký quyền sử dụng đất…

Khi có tranh chấp, hợp đồng ủy quyền đƣợc giao kết bằng hình thức văn bản tạo ra chứng cứ pháp lý vững chắc hơn so với hình thức miệng vì vậy trong thực tế những giao dịch quan trọng, có giá trị lớn hoặc những giao dịch có tính “nhạy cảm” đối với những đối tƣợng và ngƣời giao kết “nhạy cảm” thì nên thực hiện bằng hình thức văn bản và tốt nhất là nên có công chứng nếu có điều kiện.

Hình thức có công chứng hoặc chứng thực: Hình thức này áp dụng cho những hợp đồng có tính chất phức tạp, dễ xảy ra tranh chấp. Khi giao kết hợp đồng các bên phải lập thành văn bản có Công chứng hoặc chứng thực của Cơ quan quản lý hành chính có thẩm quyền trong lĩnh vực này.

Hợp đồng ủy quyền đƣợc lập ra theo hình thức này có giá trị chứng cứ (để chứng minh) cao nhất. Hợp đồng lọai này có giá trị chứng cứ cao nhất chứ không phải có giá trị cao nhất vì các hợp đồng đƣợc lập ra một cách hợp pháp thì đều có giá trị pháp lý nhƣ nhau.

Đối với những hợp đồng ủy quyền mà pháp luật bắt buộc phải giao kết theo một hình thức nhất định (thông thƣờng là hình thức văn bản có Công chứng, chứng thực) thì các bên phải tuân theo những hình thức đó, ngoài ra thì các bên có thể tự do lựa chọn một trong các hình thức nói trên để giao kết, tuy nhiên đối với những trƣờng hợp mà pháp luật không yêu cầu hợp đồng ủy quyền phải lập theo hình thức văn bản có công chứng nhƣng để quyền lợi của mình đƣợc bảo đảm thì các bên vẫn có thể chọn hình thức này để giao kết hợp đồng.

Tùy thuộc vào nội dung và tính chất của từng công việc đƣợc ủy quyền cũng nhƣ tùy thuộc vào uy tín, độ tin cậy lẫn nhau mà các bên có thể lựa chọn một hình thức nhất định trong việc giao kết hợp đồng tùy từng trƣờng hợp cụ thể. Trong thực tiễn, nguyên tắc tự do ý chí trong quan hệ hợp đồng dẫn tới một hệ quả là hợp đồng có thể đƣợc giao kết dƣới bất kỳ hình thức nào theo sự thoả thuận giữa các bên [52]. Tuy nhiên, nhằm mục đích bảo đảm an toàn pháp lý cho một số giao dịch liên quan đến tài sản có giá trị, hoặc để bảo vệ cho một đối tƣợng chủ thể nào đó, trong một

số trƣờng hợp, luật pháp quy định những hình thức, thủ tục [55] bắt buộc các bên

phải tuân thủ.

Khi bên đƣợc ủy quyền ủy quyền lại cho ngƣời thứ ba thì hình thức của hợp đồng ủy quyền lại cũng phải phù hợp với hình thức hợp đồng ủy quyền ban đầu. Nghĩa là nếu các bên thỏa thuận hợp đồng ủy quyền ban đầu đƣợc ký kết bằng văn bản có công chứng/chứng thực thì hợp đồng ủy quyền lại cũng phải đƣợc lập thành văn bản và có công chứng/chứng thực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng ủy quyền theo pháp luật việt nam và pháp luật nước ngoài (Trang 36 - 39)