Hợp đồng ủy quyền để thực hiện quyền đại diện ngoài tố tụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng ủy quyền theo pháp luật việt nam và pháp luật nước ngoài (Trang 33 - 35)

CHƢƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN

2.1. Hợp đồng ủy quyền theo pháp luật Việt Nam

2.1.2.2. Hợp đồng ủy quyền để thực hiện quyền đại diện ngoài tố tụng

a. Đại diện ngoài tố tụng trong Dân sự (theo nghĩa rộng)

- Một số vấn đề chung:

Đại diện trong dân sự: Là việc nhân danh và vì lợi ích của ngƣời khác, theo quy định pháp luật hoặc theo ủy quyền, xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thƣơng mại, lao động.

Có hai hình thức đại diện, gồm: Đại diện theo pháp luật “Là đại diện do pháp luật quy định, nhƣ: đại diện cho pháp nhân; đại diện hộ gia đình; đại diện tổ hợp tác; đại diện cho ngƣời mất năng lực hành vi hay hạn chế năng lực hành vi; đại diện của cha mẹ đối với con chƣa thành niên; đại diện của ngƣời giám hộ đối với ngƣời đƣợc giám hộ”. Đại diện theo ủy quyền “Là đại diện đƣợc xác lập bằng hợp đồng ủy quyền, theo quy định của Bộ luật Dân sự hoặc Bộ luật tố tụng dân sự.”.

Vậy, đại diện ngoài tố tụng trong dân sự: Là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền để xác lập, thực hiện giao dịch ngoài phạm vi tố tụng dân sự do Toà án tiến hành. Và đại diện ngoài tố tụng của luật sƣ trong việc dân sự là đại diện theo ủy quyền.

- Xác định thời điểm bắt đầu và chấm dứt đại diện ngoài tố tụng: + Thời điểm bắt đầu:

 Khi việc đại diện theo pháp luật phát sinh.

 Khi việc đại diện theo ủy quyền đƣợc xác lập hợp pháp bằng Hợp

đồng ủy quyền.

+ Thời điểm chấm dứt hợp đồng ủy quyền: theo pháp luật quy định hoặc khi hết hạn; khi công việc đã hoàn thành hoặc theo thỏa thuận; khi một bên chết, mất tích, đã chết, mất năng lực hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi; khi một bên đơn phƣơng chấm dứt.

- Việc xác lập đại diện ngoài tố tụng theo ủy quyền:

Đại diện ngoài tố tụng theo ủy quyền: đƣợc xác lập bằng Hợp đồng ủy quyền theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 (Điều 581). Hợp đồng ủy quyền có thể bằng văn bản hoặc bằng lời nói, có thể có công chứng, chứng thực hoặc không, tùy từng trƣờng hợp cụ thể và tuỳ từng yêu cầu của mỗi bên.

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên đại diện (bên đƣợc ủy quyền) có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên đƣợc đại diện (bên ủy quyền), còn bên đƣợc đại diện chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.

Ngoài ra, việc đại diện ngoài tố tụng trong dân sự cũng phải tuân thủ các quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về: thời hạn ủy quyền, ủy quyền lại, quyền và nghĩa vụ của ngƣời đại diện ngoài tố tụng/ngƣời đƣợc đại diện ngoài tố tụng.

- Một số trƣờng hợp ủy quyền đại diện ngoài tố tụng:

+ Đại diện trong kinh doanh thƣơng mại: Đàm phán (bàn bạc, chuẩn bị cho sự thỏa thuận hợp tác); Thƣơng lƣợng (bàn bạc, đề nghị chấp thuận sự thay đổi, điều chỉnh, bổ sung); Hoà giải (bàn bạc giải quyết tình huống tranh chấp).

+ Đại diện trong lao động: Hoà giải (bàn bạc giải quyết tình huống tranh chấp). + Đại diện trong dân sự: Nhận hàng hóa, bƣu phẩm; Mua bán tài sản (thông thƣờng là động sản).

b. Đại diện ngoài tố tụng trong hành chính

- Khái quát chung về đại diện ngoài tố tụng trong các vụ việc hành chính Đại diện ngoài tố tụng trong các vụ việc hành chính là việc luật sƣ thay mặt cho khách hàng (công dân, tổ chức, cơ quan) thực hiện quyền và nghĩa vụ của khách hàng trong quan hệ hành chính (thủ tục hành chính, giải quyết các tranh chấp hành chính) theo phạm vi ủy quyền.

- Đặc điểm của đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng trong các vụ việc hành chính + Căn cứ pháp lý phát sinh quyền đại diện quy định rải rác trong nhiều văn bản luật khác nhau.

+ Phạm vi đại diện hẹp hơn so với đại diện trong dân sự.

+ Bên thứ ba trong quan hệ đại diện luôn luôn là cơ quan hành chính nhà nƣớc hoặc ngƣời có thẩm quyền trong cơ quan hành chính.

+ Các bên không tự chịu trách nhiệm trƣớc nhau nhƣ trong quan hệ dân sự mà phải chịu trách nhiệm trƣớc cơ quan nhà nƣớc.

+ Quyền và nghĩa vụ của ngƣời đại diện theo ủy quyền gắn liền với sự thỏa thuận của ngƣời đƣợc ủy quyền.

- Ủy quyền đại diện trong một số trƣờng hợp cụ thể:

+ Đại diện trong một số quan hệ hành chính với các cơ quan quản lý nhà nƣớc: Đại diện trong quan hệ hành chính với Uỷ ban nhân dân; Đại diện trong quan hệ hành chính với cơ quan đăng ký kinh doanh; Đại diện trong quan hệ hành chính với cơ quan công chứng; Đại diện trong quan hệ hành chính với các cơ quan thuế...

+ Đại diện khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng ủy quyền theo pháp luật việt nam và pháp luật nước ngoài (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)