- Đe dọa phi hành đoàn là có bom để khống chế, buộc phi hành đoàn đáp ứng các yêu sách của không tặc: kẻ khủng bố với thủ đoạn thông báo vớ
TRỊ KHỦNG BỐ HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ
Các điều ước quốc tế về ngăn ngừa và trừng trị khủng bố hàng không quốc tế là một biểu hiện thành công nhất trong việc thống nhất ý chí và hành động của cộng đồng quốc tế về đấu tranh, phòng, chống tội khủng bố hàng không quốc tế, một vấn đề nhạy cảm, phức tạp của an ninh thế giới. Hệ thống các điều ước quốc tế này là những cơ sở pháp lý quan trọng của luật pháp quốc tế để các quốc gia hình sự hóa các hành vi khủng bố hàng không quốc tế để nội luật hóa các quy định của điều ước quốc tế. Mỗi điều ước quốc tế liên quan đến phòng, chống khủng bố hàng không quốc tế đều có đối tượng và phạm vi điều chỉnh riêng nhưng đều có mục đích chung là chống khủng bố quốc tế, bảo vệ hòa bình, an ninh quốc tế. Các điều ước đều có tính kế thừa, nhất quán và tạo thành một khung pháp luật quốc tế đồng bộ, toàn diện về chống khủng bố. Các điều ước quốc tế đã liệt kê khái quát một số nhóm nghĩa vụ chung đối với các quốc gia là thành viên, đó là:
- Lập danh sách các tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động khủng bố. - Xác lập quyền tài phán của mình đối với các tội khủng bố.
- Hình sự hóa các hành vi khủng bố và các hành vi liên quan đến khủng bố và quy định hình phạt tương xứng với mức độ nghiêm trọng của tội phạm.
- Hợp tác với nhau và với các tổ chức quốc tế hữu quan trong việc chống khủng bố.
- Khẳng định nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ và không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia.
- Nghiêm cấm việc khuyến khích, dung túng và tài trợ cho khủng bố quốc tế.
Tuy nhiên, từ góc độ pháp lý các Công ước quốc tế về ngăn ngừa và trừng trị khủng bố hàng không quốc tế vẫn còn những hạn chế nhất định đó là các điều ước vẫn chưa đưa ra được khái niệm chung về khủng bố quốc tế và khủng bố hàng không quốc tế do có sự khác nhau về chế độ chính trị, quan điểm khác nhau về xác định các hành vi khủng bố...Bên cạnh đó, một số Công ước còn có một số hạn chế nhất định như: Công ước Tokyo 1963 đã không thừa nhận hành vi chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay là hành vi tội phạm hình sự. Đây là thiếu sót lớn mà phải đến Công ước La Hay 1970 mới khắc phục được. Công ước La Hay 1970 thừa nhận hành vi chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay là hành vi tội phạm, là cơ sở pháp lý cho việc trừng trị việc chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay. Việc quy định các điều ước về chống khủng bố nằm rải rác ở nhiều văn kiện khác nhau dẫn đến tình trạng vừa thừa, vừa thiếu không thống nhất trong pháp luật quốc tế về chống khủng bố. Các biện pháp về chống khủng bố được quy định trong các điều ước quốc tế còn chưa được chặt chẽ, cụ thể dẫn đến tình trạng một số nước lạm dụng hoặc vi phạm pháp luật quốc tế về chống khủng bố. Vì vậy pháp điển hóa các quy định pháp luật quốc tế về chống khủng bố là cơ sở pháp lý quan trọng để các quốc gia xây dựng các biện pháp, hành động thống nhất, toàn diện về chống khủng bố quốc tế nói chung và chống khủng bố hàng không nói riêng.
Chưong 2