- Đe dọa phi hành đoàn là có bom để khống chế, buộc phi hành đoàn đáp ứng các yêu sách của không tặc: kẻ khủng bố với thủ đoạn thông báo vớ
2.3.5. Thủ tục dẫn độ ngƣời phạm tộ
Thủ tục dẫn độ tại nước được yêu cầu dẫn độ có thể thuộc một trong ba dạng sau:
- Hoàn toàn là thủ tục hành chính
- Hoàn toàn là thủ tục tư pháp (tố tụng hình sự)
- Sự kết hợp của cả hai: thủ tục tư pháp và thủ tục hành chính, đây là dạng phổ biến nhất. Theo thủ tục này, sự từ chối của một cơ quan tư pháp có thẩm quyền về việc dẫn độ có giá trị ràng buộc đối với cơ quan hành chính có thẩm quyền; ngược lại, nếu một cơ quan tư pháp cho phép dẫn độ, cơ quan hành chính có thẩm quyền có thể cân nhắc tính pháp lý thẩm tra có đi có lại với quốc gia yêu cầu hoặc cân nhắc dẫn độ có cần thiết hay không.
Tùy theo luật dẫn độ của từng quốc gia mà có hai loại thẩm tra:
- Thẩm tra các tài liệu được chuyển giao cùng yêu cầu dẫn độ, mục đích của việc này là xác định những điều kiện cần thiết cần phải có để thực hiện việc dẫn độ (đối với các nước theo hệ thống luật Châu âu lục địa).
- Thẩm tra tính xác thực của vụ việc, và các bằng chứng để quyết định rằng việc dẫn độ là hợp lý và có thể (đối với các nước theo hệ thống Thông luật).
Theo luật pháp của Việt Nam hiện hành, cụ thể là quy định tại Chương XXXVII của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về dẫn độ và chuyển
giao hồ sơ, tài liệu, vật chứng của vụ án còn quy định khá chung chung về thủ tục dẫn độ như: cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của Việt Nam có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tương ứng của nước ngoài dẫn độ, thực hiện việc dẫn độ hoặc có quyền từ chối việc dẫn độ cho quốc gia yêu cầu. Một số Hiệp định tư pháp đã ký kết quy định Bộ Tư pháp là cơ quan đầu mối phía Việt Nam để thực hiện việc trao đổi, hợp tác, thi hành hiệp định.