VIỆC KẾ THỪA QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ TỐ TỤNG CỦA ĐƢƠNG SỰ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam hiện hành 03 (Trang 81)

4. Kết cấu luận văn

2.4. VIỆC KẾ THỪA QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ TỐ TỤNG CỦA ĐƢƠNG SỰ

ĐƢƠNG SỰ

Trong trường hợp sau khi TA đã thụ lý VVDS mà có đương sự là cá nhân chết hoặc đương sự là cơ quan, tổ chức bị giải thể, bị tuyên bố phá sản hoặc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức thì có thể quá trình giải quyết vụ việc bị đình chỉ, tạm đình chỉ nhưng có những trường hợp quyền và nghĩa vụ của đương sự được dịch chuyển cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác. Các cá nhân, cơ quan, tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ tố tụng tiếp tục tham gia tố tụng.

Việc kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng được thực hiện theo quy định tại Điều 62 BLTTDS 2004 sửa đổi bỏ sung năm 2011, theo đó trường hợp đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết mà quyền, nghĩa vụ về tài sản của họ được người thừa kế tham gia tố tụng (khoản 1, Điều 62 BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung 2011). Người thừa kế của đương sự được xác định theo quy định về thừa kế của BLDS 2005. Nếu trong trường hợp có nhiều người thừa kế (thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật) thì về nguyên tắc, tất cả những người thừa kế tham gia tố tụng hoặc họ phải thoả thuận với nhau bằng văn bản để cử người đại diện tham gia hoặc cùng ủy quyền cho người khác đại diện tham gia tố tụng. Trường hợp tất cả người thừa kế đều từ chối nhận di sản, không có người thừa kế hoặc có người thừa kế nhưng người thừa kế không được hưởng thì tài sản thuộc về Nhà nước, sau khi thực hiện việc thanh toán các nghĩa vụ theo thứ tự ưu tiên được quy định tại Điều 683 BLDS 2005. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là về nguyên tắc tài sản đó thuộc về Nhà nước TA phải tiếp tục giải quyết VVDS nhưng cá nhân, cơ quan, tổ chức nào đại diện cho lợi ích của Nhà nước tham gia tố tụng trong trường hợp này pháp luật tố tụng hiện hành không có quy định. Ngoài ra, cần phải phân biệt trường hợp này với trường hợp nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế thì TA sẽ ra quyết định đình chỉ việc giải quyết VADS (điểm a khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011) và vấn đề thừa kế quyền, nghĩa vụ tố tụng không đặt ra.

Trường hợp đương sự là cơ quan, tổ chức đang tham gia tố tụng phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức thì việc kế thừa quyền, nghĩa vụ TTDS đó được xác định như sau:

- Nếu tổ chức phải chấm dứt hoạt động (bị giải thể hoặc phá sản) là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh thì cá nhân, tổ chức là thành viên của tổ chức đó hoặc đại diện của họ tham gia tố tụng (điểm a khoản 2 Điều 62 BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung 2011).

- Nếu cơ quan, tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức được giao tiếp nhận các quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó tham gia tố tụng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng trong trường hợp cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá nhân, tổ chức, cơ quan kế thừa quyền, nghĩa vụ của cơ quan tổ chức đó thì TA sẽ ra quyết định đình chỉ việc giải quyết VADS (điểm b khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011).

- Nếu tổ chức được tổ chức lại bằng cách hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức thì cá nhân, tổ chức nào tiếp nhận quyền, nghĩa vụ của tổ chức đó sẽ tham gia tố tụng (điểm c khoản 2 Điều 62 BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011).

- Nếu đương sự là tổ chức không phải là pháp nhân mà người đại diện hoặc người quản lý đang tham gia tố tụng chết thì tổ chức đó phải cử người khác làm đại diện để tham gia tố tụng. Nếu tổ chức đó phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể thì cá nhân là thành viên của tổ chức đó tham gia tố tụng (khoản 3, Điều 62 BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011).

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

1. BLTTDS 2004 đã được sửa đổi bổ sung năm 2011 quy định tương đối đầy đủ, chi tiết về đương sự trong tố tụng dân sự. Các quy định này là cơ sở pháp lý cho TA xác định thành phần và tư cách của đương sự, bảo đảm việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của đương sự, đồng thời là cơ sở để các đương sự thực hiện các

quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình trong quá trình giải quyết các VVDS.

2. Pháp luật TTDS hiện hành đã có những quy định về thành phần và tư cách tố tụng của đương sự. Tuy nhiên, xuất phát từ những nhận thức lý luận về đương sự cho thấy các quy định về vấn đề này còn một số hạn chế như: quy định về phạm vi các chủ thể có thể được xác định là đương sự chưa đầy đủ và phù hợp với phạm vi chủ thể của các quan hệ pháp luật nội dung; tư cách của đương sự trong VDS chưa được quy định, chưa có quy định về đồng nguyên đơn, đồng bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập hay tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc bị đơn.

3. Năng lực chủ thể của đương sự trong TTDS bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi TTDS. Tuy nhiên, vẫn chưa làm rõ được tính độc lập tương đối của năng lực chủ thể của đương sự trong TTDS với năng lực chủ thể dân sự.

4. Qua việc nghiên cứu các quy định của pháp luật TTDS hiện hành về quyền và nghĩa vụ của đương sự trong VVDS, thấy rằng một số quy định của pháp luật TTDS còn chưa đầy đủ, chi tiết mà mới chỉ dừng lại ở quy định chung chung, do đó có thể dẫn đến cách hiểu và thực hiện khác nhau. Bên cạnh đó một số quy định khác lại mâu thuẫn với nhau giữa quy định trong điều luật này với quy định trong điều luật khác; đặc biệt chưa bảo đảm sự bình đẳng thực sự giữa các đương sự ở các tư cách tố tụng khác nhau.

5. Pháp luật TTDS có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện công tác giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án, tạo hành lang pháp lý để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân. Qua thời gian áp dụng, một số quy định đã tỏ ra lỗi thời, cần có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới. Hiện nay, vẫn còn thiếu những quy định cụ thể nhằm bảo đảm sự trợ giúp của cá nhân, cơ quan, tổ chức để đương sự có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Những quy định cụ thể để xử lý các hành vi vi phạm của TA hay của các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác tới việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của đương sự vẫn còn thiếu.

Chƣơng 3:

THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

VỀ ĐƢƠNG SỰ TẠI TÒA ÁN TỈNH LẠNG SƠN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.1. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐƢƠNG SỰ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN

3.1.1. Những kết quả đạt đƣợc

Trong thời gian qua, số lượng VVDS mà các TA trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn thụ lý và giải quyết ngày càng tăng (xem bảng phụ lục thống kê số liệu tình hình giải quyết các VVDS của TAND hai cấp tỉnh Lạng Sơn). Tuy nhiên, do chủ động nắm bắt tình hình và đề ra nhiều biện pháp hữu hiệu, đồng thời tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt trong toàn tỉnh, như việc tăng cường cán bộ, Thẩm phán cho các đơn vị còn thiếu so với yêu cầu công tác; chú trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm và kỷ luật công vụ cho cán bộ, công chức; tăng cường công tác kiểm tra; phát động các phong trào thi đua gắn với việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn; yêu cầu thường xuyên rà soát, nắm bắt, có kế hoạch khắc phục ngay và xác định trách nhiệm, xử lý nghiêm đối với những trường hợp để vụ án quá thời hạn xét xử hoặc viêc tuyên các bản án không rõ ràng, gây khó khăn cho công tác thi hành án dân sự…, nên công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án trong thời gian qua tiếp tục có sự chuyển biến tích cực. Hầu hết các vụ án đều được giải quyết, xét xử trong thời hạn luật định; tỷ lệ giải quyết các vụ án dân sự đều đạt và vượt chỉ tiêu xét xử đã đề ra. Việc đổi mới thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên toà tiếp tục được triển khai thực hiện trong tất cả các phiên tòa xét xử các loại vụ án. Quá trình giải quyết các vụ án, Tòa án đã đảm bảo cho mọi công dân thực hiện đầy đủ các quyền mà pháp luật quy định, như đảm bảo sự có mặt tại phiên tòa, quyền cung cấp chứng cứ, quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa, quyền tranh luận tại phiên tòa... Do đó, chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án tiếp tục được đảm bảo và có những tiến bộ nhất định, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa đều giảm hơn so với cùng kỳ năm trước. Việc giải quyết các vụ việc dân sự cơ bản đã bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự.

Để đương sự thực hiện tốt việc khởi kiện hay việc yêu cầu giải quyết các VVDS, TAND hai cấp tỉnh Lạng Sơn đã cho niêm yết các mẫu đơn khởi kiện, đơn yêu cầu kèm theo hướng dẫn việc viết đơn khởi kiện, đơn yêu cầu cũng như cách thức và thời gian nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, đồng thời thông báo về yêu cầu giao nộp những tài liệu, chứng cứ cần thiết kèm theo đơn đối với những vụ việc cụ thể. Ngoài ra, lãnh đạo các TA cũng thường xuyên tiến hành việc kiểm tra công vụ, giao ban hàng tuần, tháng để đôn đốc các Thẩm phán và các cán bộ TA thực hiện các công việc nhận đơn, hướng dẫn đương sự sửa đổi, bổ sung đơn trực tiếp hoặc có văn bản trả lời, hướng dẫn gửi qua bưu điện; tiến hành xem xét thụ lý, trả lời đơn cho đương sự, tiến hành các hoạt động chuẩn bị xét xử khẩn trương đúng thủ tục và thời hạn. Vì vậy, tỷ lệ số vụ việc được TA thụ lý giải quyết trên tổng số các vụ việc mà TA vào sổ nhận đơn rất cao. Thông thường, nếu các đương sự nộp đơn trực tiếp đến TA hoặc gửi qua đường bưu điện thì về nguyên tắc TA phải vào sổ nhận đơn và sau đó xem xét: Nếu thấy đủ điều kiện thì TA tiến hành việc thụ lý, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung thì yêu cầu đương sự sửa đổi, bổ sung hoặc thấy không đủ điều kiện thụ lý thì trả lại đơn khởi kiện. Tuy nhiên, trong thực tiễn khi TA trực tiếp nhận đơn, trước hết TA tiến hành xem xét: nếu thấy việc nộp đơn không đúng, không đầy đủ thì TA sẽ giải thích, hướng dẫn cho đương sự và khi đương sự đã thực hiện theo yêu cầu TA thì TA tiến hành vào sổ nhận đơn và thụ lý vụ việc. Vì vậy, phần lớn những trường hợp TA đã vào sổ nhận đơn thì TA cũng tiến hành thụ lý giải quyết.

Bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình giải quyết các VVDS vẫn còn những thiếu sót, những vi phạm của TA hay của đương sự hoặc của người tham gia tố tụng khác trong việc thực hiện các quy định của pháp luật TTDS về đương sự. Những hạn chế này cần phải nghiêm túc nhìn nhận rút kinh nghiệm từ thực tiễn giải quyết các VVDS để góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng nói chung và các quy định của pháp luật TTDS về đương sự nói riêng và tìm ra các giải pháp nhằm bảo đảm đương sự được tham gia tố tụng và thực hiện đúng, đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình, đồng thời bảo đảm hoạt động thực hiện pháp luật tại các cấp TA đúng đắn, từ đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

3.1.2. Những tồn tại, hạn chế

3.1.2.1. Trong việc xác định thành phần, tư cách đương sự

Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về đương sự tại tỉnh Lạng Sơn cho thấy, trong số những sai lầm, vi phạm của TA khi giải quyết các VVDS mặc dù có nhưng không nhiều những sai lầm, vi phạm trong việc thực hiện các quy định về đương sự như: xác định sai thành phần, tư cách của đương sự, quyền và nghĩa vụ của đương sự không được bảo đảm đã dẫn đến hậu quả là các bản án, quyết định giải quyết vụ việc đó bị TA cấp trên huỷ bỏ. Qua kết quả giải quyết xét xử cho thấy, năm 2010 trong số 15 bản án giải quyết VVDS bị huỷ bỏ thì có 8 bản án bị huỷ do việc thực hiện không đúng quy định về đương sự (chiếm tỷ lệ 53%); năm 2011 trong số 12 bản án giải quyết VVDS bị huỷ bỏ thì có 5 bản án bị huỷ bỏ do thực hiện không đúng quy định về đương sự (chiếm tỷ lệ 42%), năm 2012 trong số 10 bản án giải quyết VVDS bị TAND tỉnh Lạng Sơn huỷ thì có đến 6 bản án bị huỷ bỏ do nguyên nhân xác định thiếu đương sự, xác định sai tư cách đương sự, không bảo đảm thực hiện quyền tố tụng của đương sự (chiếm tỷ lệ 60%), năm 2013 trong số 11 bản án giải quyết tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình bị huỷ thì có 9 bản án là do nguyên nhân liên quan đến việc thực hiện không đúng quy định về đương sự (chiếm tỷ lệ 82%).

Qua tìm hiểu công tác kiểm tra xét xử, công tác xét xử án phúc thẩm và giám đốc thẩm đã cho thấy việc giải quyết các VVDS của các TA cũng còn nhiều thiếu sót, trong đó có những thiếu sót liên quan đến việc thực hiện các quy định về đương sự. Mặc dù là những thiếu sót, sai lầm không mang tính phổ biến, nhưng hàng năm các thiếu sót này đều được kết luận và rút kinh nghiệm trong các Báo cáo tổng kết của ngành TA và trong các Báo cáo tham luận của các Toà chuyên trách trực thuộc TAND tỉnh Lạng Sơn tại Hội nghị tổng kết công tác hàng năm. Cụ thể:

Trong Báo cáo tổng kết công tác năm 2010 [1] đã kết luận như sau: Trong công tác giải quyết, xét xử các VVDS... TA xác định sai tư cách hoặc thiếu người

tham gia tố tụng dẫn đến quyết định sai lầm hoặc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nên TA tỉnh phải hủy, sửa án.

xét xử các VVDS còn những sai lầm, vi phạm như: trong nhiều trường hợp còn vi phạm pháp luật tố tụng về thụ lý VA; xác định sai tư cách hoặc thiếu người tham gia tố tụng;...

Trong Báo cáo công tác năm 2012 [3] khi đề cập đến những hạn chế của công tác giải quyết các VVDS trong năm 2012, những hạn chế trong việc thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng và các quy định của pháp luật TTDS về đương sự trong TTDS còn phổ biến. Cụ thể: Trong công tác giải quyết các VVDS vẫn còn một số sai phạm như: Xác định sai tư cách người tham gia tố tụng hoặc bỏ sót

người tham gia tố tụng; xác định sai thời hiệu khởi kiện; Việc lập hồ sơ VA không đầy đủ, đánh giá chứng cứ thiếu toàn diện, chưa chính xác dẫn đến quyết định giải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam hiện hành 03 (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)