4. Kết cấu luận văn
3.1. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐƢƠNG SỰ
3.1.2. Những tồn tại, hạn chế
3.1.2.1. Trong việc xác định thành phần, tư cách đương sự
Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về đương sự tại tỉnh Lạng Sơn cho thấy, trong số những sai lầm, vi phạm của TA khi giải quyết các VVDS mặc dù có nhưng không nhiều những sai lầm, vi phạm trong việc thực hiện các quy định về đương sự như: xác định sai thành phần, tư cách của đương sự, quyền và nghĩa vụ của đương sự không được bảo đảm đã dẫn đến hậu quả là các bản án, quyết định giải quyết vụ việc đó bị TA cấp trên huỷ bỏ. Qua kết quả giải quyết xét xử cho thấy, năm 2010 trong số 15 bản án giải quyết VVDS bị huỷ bỏ thì có 8 bản án bị huỷ do việc thực hiện không đúng quy định về đương sự (chiếm tỷ lệ 53%); năm 2011 trong số 12 bản án giải quyết VVDS bị huỷ bỏ thì có 5 bản án bị huỷ bỏ do thực hiện không đúng quy định về đương sự (chiếm tỷ lệ 42%), năm 2012 trong số 10 bản án giải quyết VVDS bị TAND tỉnh Lạng Sơn huỷ thì có đến 6 bản án bị huỷ bỏ do nguyên nhân xác định thiếu đương sự, xác định sai tư cách đương sự, không bảo đảm thực hiện quyền tố tụng của đương sự (chiếm tỷ lệ 60%), năm 2013 trong số 11 bản án giải quyết tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình bị huỷ thì có 9 bản án là do nguyên nhân liên quan đến việc thực hiện không đúng quy định về đương sự (chiếm tỷ lệ 82%).
Qua tìm hiểu công tác kiểm tra xét xử, công tác xét xử án phúc thẩm và giám đốc thẩm đã cho thấy việc giải quyết các VVDS của các TA cũng còn nhiều thiếu sót, trong đó có những thiếu sót liên quan đến việc thực hiện các quy định về đương sự. Mặc dù là những thiếu sót, sai lầm không mang tính phổ biến, nhưng hàng năm các thiếu sót này đều được kết luận và rút kinh nghiệm trong các Báo cáo tổng kết của ngành TA và trong các Báo cáo tham luận của các Toà chuyên trách trực thuộc TAND tỉnh Lạng Sơn tại Hội nghị tổng kết công tác hàng năm. Cụ thể:
Trong Báo cáo tổng kết công tác năm 2010 [1] đã kết luận như sau: Trong công tác giải quyết, xét xử các VVDS... TA xác định sai tư cách hoặc thiếu người
tham gia tố tụng dẫn đến quyết định sai lầm hoặc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nên TA tỉnh phải hủy, sửa án.
xét xử các VVDS còn những sai lầm, vi phạm như: trong nhiều trường hợp còn vi phạm pháp luật tố tụng về thụ lý VA; xác định sai tư cách hoặc thiếu người tham gia tố tụng;...
Trong Báo cáo công tác năm 2012 [3] khi đề cập đến những hạn chế của công tác giải quyết các VVDS trong năm 2012, những hạn chế trong việc thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng và các quy định của pháp luật TTDS về đương sự trong TTDS còn phổ biến. Cụ thể: Trong công tác giải quyết các VVDS vẫn còn một số sai phạm như: Xác định sai tư cách người tham gia tố tụng hoặc bỏ sót
người tham gia tố tụng; xác định sai thời hiệu khởi kiện; Việc lập hồ sơ VA không đầy đủ, đánh giá chứng cứ thiếu toàn diện, chưa chính xác dẫn đến quyết định giải quyết VA không đúng.
Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2013 [4]của TAND tỉnh Lạng Sơn, Tòa dân sự trong tham luận đã chỉ ra những vấn đề cần rút kinh nghiệm về tố tụng đều là khắc phục những thiếu sót trong việc thực hiện các quy định của pháp luật TTDS về đương sự. Bao gồm: sai sót do không đưa đầy đủ người tham gia tố tụng như bỏ sót người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; TA cấp sơ thẩm bỏ sót người tham gia tố tụng, TA cấp phúc thẩm phát hiện ra việc này đưa họ vào tham gia tố tụng và buộc người đó phải chịu nghĩa vụ là vi phạm nghiêm trọng tố tụng về phạm vi xét xử phúc thẩm; bị đơn chết, TA không đưa người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng của bị đơn vào tham gia tố tụng; TA giải quyết vượt quá yêu cầu khởi kiện của đương sự.
Báo cáo tổng kết năm 2014 [5] vừa qua, những sai lầm, vi phạm của TA trong việc thực hiện các quy định về đương sự trong tố tụng lại được đề cập là một trong những vi phạm mà ngành TA vẫn mắc phải cần phải được khắp phục, hạn chế như: còn để các vụ án quá hạn luật định, TA cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm khi chưa có căn cứ xác định đương sự đã nhận được giấy triệu tập hợp lệ mà không đến phiên toà; tài sản của hộ gia đình, nhưng khi giải quyết lại không đưa các thành viên của hộ gia đình vào tham gia tố tụng; không đảm bảo quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự.
Như vậy, qua các Báo cáo tổng kết của TAND tỉnh Lạng Sơn hàng năm, một số Báo cáo tham luận của các Tòa chuyên trách trong thời gian từ năm 2010 đến
2014 chúng ta có thể thấy trong thời gian qua trong quá trình giải quyết VVDS, các TA đã có những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, trong đó một trong những vi phạm tố tụng khá phổ biến là xác định sai thành phần, tư cách đương sự hoặc có sự xâm phạm tới việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự. Đặc biệt, những vi phạm này mặc dù năm trước đã được tổng kết rút kinh nghiệm nhưng năm sau các vi phạm đó lại tiếp tục mắc phải.
Trong công tác giải quyết các vụ việc dân sự: Số lượng các vụ án dân sự để quá thời hạn giải quyết còn nhiều; còn có những bản án tuyên không rõ ràng, gây khó khăn cho công tác thi hành án dân sự. Việc đánh giá chứng cứ trong một số trường hợp thiếu khách quan, toàn diện. Xác định không đúng quan hệ pháp luật có tranh chấp. Đánh giá không đúng mức độ lỗi của các bên trong quá trình giải quyết các tranh chấp về yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Quyết định giải quyết hợp đồng vô hiệu không đúng quy định của pháp luật. Có Tòa án chưa xem xét đầy đủ yêu cầu của đương sự trong quá trình giải quyết vụ án, dẫn tới giải quyết không đủ hoặc vượt quá yêu cầu của đương sự. Sai sót trong việc xử lý tài sản đảm bảo đối với khoản vay của hợp đồng tín dụng trong trường hợp tài sản đảm bảo là tài sản chung của vợ chồng hoặc tài sản của hộ gia đình. Sai sót trong việc tính lãi xuất đối với tranh chấp hợp đồng tín dụng. Ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự không đúng với nội dung các đương sự đã thỏa thuận.
Không đưa đầy đủ những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng hoặc xác định sai tư cách người tham gia tố tụng. Vi phạm về thẩm quyền giải quyết vụ án. Vi phạm về xem xét điều kiện khởi kiện vụ án dân sự. Trong việc giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất, có Thẩm phán cho rằng cây lâu năm, giếng nước, sân gạch, nhà tạm chỉ là những tài sản có giá trị nhỏ (so với giá trị quyền sử dụng đất), nên đã bỏ qua không xem xét trong quá trình giải quyết vụ án. Sai sót trong việc trưng cầu giám định khi giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Một số Tòa án còn sai sót trong việc chưa thực hiện đầy đủ, đúng quy định việc xác minh, thu thập chứng cứ để tìm địa chỉ của bị đơn đã mở phiên tòa xét xử vắng mặt bị đơn.
3.1.2.2. Trong việc bỏ sót người tham gia tố tụng: Trong quá trình giải quyết
vụ án, Thẩm phán đã không triệu tập hết những người tham gia tố tụng, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của họ.
Ví dụ: Trong vụ án“Ly hôn” giữa: Nguyên đơn: Anh Lương Văn S - sinh năm: 1976 và bị đơn: Chị Trần Thị T. D - sinh năm: 1976; Cùng trú: Khu An Ninh, thị trấn Hữu Lũng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Lạng Sơn chi nhánh huyện Hữu Lũng; Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.
Cụ thể: Theo nội dung Đơn khởi kiện vụ án “Ly hôn” của anh S thì thấy anh
yêu cầu giải quyết các vấn đề sau: Về QHHN: Anh S yêu cầu Tòa án giải quyết cho anh S được ly hôn với chị D; Về con chung: Nguyên đơn anh S xác định có 02 con chung (không đưa ra yêu cầu Tòa án giải quyết về quan hệ con chung); Về tài sản chung: Anh S xác định có nhà và đất tại thị trấn Hữu Lũng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn (không đưa ra yêu cầu Tòa án giải quyết về quan hệ tài sản chung); Nguyên đơn không đề cập đến quan hệ nợ chung.
Trong vụ án này: Anh S có tranh chấp với chị D về tài sản chung là nhà và đất tại thị trấn Hữu Lũng. Vì theo anh S đó là tài sản chung của vợ chồng, được mua cùng và sau đó là mua lại thêm phần đất của vợ chồng em gái chị D là chị Trần Thị T.O và anh Trần Quang G. Nguồn tiền mua là do của vợ chồng tự có, vay mượn thêm và của cha mẹ vợ cho cho 45.000.000đ.
Còn theo chị D xác định nhà và đất trên là tài sản riêng của chị vì chị được chị Trần Thị T.O và anh Trần Quang G lập Hợp đồng tặng cho nhà và đất trên theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, tại Biên bản hòa giải ngày 20/4/2012, chị D đã xác định:“Việc vợ chồng chị O cho vợ chồng tôi nhà đất này để ở thì anh S và
tất cả mọi người ai cũng biết nhưng khi làm Hợp đồng tặng cho thì vợ chồng chị O không cho anh S biết”.
Như vậy, mặc dù việc tặng cho nhà đất của chị Trần Thị Thùy O và anh Trần Quang G cho chị Trần Thị T.D được thực hiện theo đúng các thủ tục của pháp luật nhưng để có cơ sở đánh giá đúng bản chất của vấn đề, bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự, tránh việc khiếu kiện kéo dài… thì Thẩm phán
cần đưa chị Trần Thị T.O và anh Trần Quang G và mẹ của chị D vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vụ án, Thẩm phán không đưa những người trên vào tham gia tố tụng. Như vậy, đã bỏ sót người tham gia tố tụng có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến vụ án. Vì vậy, khi xét xử vụ án đã bị bị Tòa án nhân dân tỉnh Lạng Sơn xử hủy, để về giải quyết lại theo thủ tục chung.
3.1.2.3. Không xác định rõ tư cách người tham gia tố tụng:
* Xác định người đại diện không đúng theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Trong vụ án TCDS về việc “Tranh chấp Hợp đồng tín dụng” giữa: Nguyên đơn: Ngân hàng TMCP P.Đ; Thành phố Lạng Sơn. Bị đơn: Ông Phạm Văn T - sinh năm: 1978. Trú tại: Khu Thống Nhất II, thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Ông Phạm Văn Th, sinh năm: 1948. Trú tại: Thôn Làng Đồn, xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
Căn cứ vào các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thì: Bà Lê Thị B được Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng P.Đ ủy quyền khởi kiện theo Giấy ủy quyền số 21/2010/GUQ – NHPĐ ngày 11/11/2010. Bà B ủy quyền lại cho ông Bùi Văn T là nhân viên KHCN – Chi nhánh T.V theo Giấy ủy quyền số 243/GUQ – CNTV.12 ngày 17.5.2014. Như vậy, ông Bùi Văn T tham gia tố tụng trong vụ án này với tư cách là là người đại diện theo ủy quyền của Ngân hàng TMCP P.Đ theo quy định tại khoản 1 Điều 142 BLDS nhưng trong thông báo thụ lý vụ án, các thông báo về phiên hòa giải, các biên bản hòa giải không được và quyết định đưa vụ án ra xét xử Thẩm phán xác định chung chung ông T là người đại diện chứ không ghi rõ quan hệ đại diện được xác lập theo ủy quyền là vi phạm khoản 3 Điều 139 BLDS.
* Xác định tư cách nguyên đơn không chính xác:
Trong vụ án TCDS về việc “Tranh chấp Hợp đồng tín dụng” giữa: Nguyên đơn: Ngân hàng Đồng Bằng Sông Cửu Long, chi nhánh Lạng Sơn. Bị đơn: Bà Phạm Thị T.T và bà Trần Thị N.H ; Đều trú tại : Khu Tân Mỹ I, thị trấn Hữu Lũng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
Qua nghiên cứu hồ sơ, trong Đơn khởi kiện không ghi ngày tháng khởi kiện và trong Đơn khởi kiện xác định người khởi kiện (nguyên đơn) là Ngân hàng Đồng Bằng sông Cửu Long - Chi nhánh Lạng Sơn là không chính xác.
Vì theo quy định tại Điều 84, 91 BLDS thì nguyên đơn trong vụ án phải là Ngân hàng Đồng Bằng Sông Cửu Long và ông Nguyễn Ngọc N- Giám đốc chi nhánh Lạng Sơn chỉ là người đại diện cho theo ủy quyền làm thủ tục khởi kiện. Đáng lẽ ra, sau khi xem xét Đơn khởi kiện, nếu thấy xác định chưa đúng người khởi kiện và ghi đầy đủ nội dung theo Điều 164 BLTTDS thì Thẩm phán phải có Văn bản thông báo cho người khởi kiện biết để họ sửa chữa, bổ sung nhưng Thẩm phán vẫn thụ lý vụ án.
Việc làm này của Thẩm phán vi phạm Khoản 1 Điều 169 BLTTDS.
* Xác định không đúng tư cách của bị đơn. Cụ thể:
Trong vụ án tranh chấp lao động về việc “Yêu cầu bồi thường thiệt hại do tai
nạn lao động giữa”: Nguyên đơn: Anh Nguyễn Cảnh T - sinh năm: 1978;Trú tại: Thành phố Lạng Sơn. Bị đơn: Ông Ngô Văn Đ Địa chỉ: Thành phố Lạng Sơn.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ông Ngô Văn N, sinh năm 1964.
Căn cứ vào các chứng cứ tài liệu có trong hồ sơ vụ án, thì Cơ sở mộc N.V.Đ là Hộ kinh doanh cá thể theo GCNĐKKD số 32C8000605 ngày 15/7/2003 do ông Ngô Văn Đ là người đứng tên nên ông Ngô Văn Đ phải là người đại diện cho Cơ sở mộc và tham gia tố tụng với tư cách bị đơn.
Tuy nhiên, trong một số Thông báo, Biên bản như: Thông báo thụ lý vụ án, Thông báo phiên hòa giải, Thông báo về việc tiếp tục giải quyết vụ án và tại Biên bản hòa giải các ngày 06/01/2012 và 18/5/2012, Thẩm phán lại xác định Cơ sở mộc N.V.Đ là bị đơn trong vụ án.
3.1.2.4. Không triệu tập đầy đủ người tham gia tố tụng để tham dự vào quá trình giải quyết vụ án:
Vụ án TCDS về việc “Đòi nhà và đất” giữa: Nguyên đơn: Ông Trần K - sinh năm: 1984. Trú tại: Số 352, đường Chi Lăng, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Q - sinh năm: 1957 và ông Đỗ
Xuân T (sinh năm: 1955). Cùng trú tại: Thôn 4, xã Đình Lập, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn.
Trong vụ án, ngay từ đầu bà Trần Thị Thu T đã được Thẩm phán đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên trong hồ sơ vụ án không thể hiện việc Thẩm phán triệu tập bà T tham gia các phiên hòa giải (ngày 29/11/2013, ngày 27/12/2013, ngày 09/4/2014). Đồng thời, trong một số văn bản tố tụng Thẩm phán lại không xác định bà T là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan nên không cấp tống đạt cho bà T các văn bản tố tụng như: Quyết định thay đổi Thẩm phán giải quyết vụ án, Thông báo thay đổi Thẩm phán giải quyết vụ án. Việc làm trên của Thẩm phán là vi phạm Điểm g Khoản 1 Điều 58 BLTTDS.
Ngoài ra còn rất nhiều các bản án dân sự khác của TAND hai cấp tỉnh Lạng Sơn bị sửa một phần, hoặc toàn bộ cũng đều do lỗi chủ quan của Thẩm phán trong